Điều kiện, giấy phép cần có để mở nhà hàng có bán rượu uống tại chỗ

Chủ đề   RSS   
  • #608421 26/01/2024

    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11357
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 202 lần


    Điều kiện, giấy phép cần có để mở nhà hàng có bán rượu uống tại chỗ

    Điều kiện, thủ tục xin cấp các loại giấy phép con để kinh doanh nhà hàng là gì? Nhà hàng này có rượu tiêu dùng tại chỗ. Có cần phải lưu ý gì về phòng cháy chữa cháy không?

    Để kinh doanh nhà hàng có bán rượu tiêu dùng tại chỗ thì cần phải đáp ứng các điều kiện và giấy phép sau:

    1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

    Theo  Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm thì cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này, cụ thể:

    - Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

    - Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

    - Sơ chế nhỏ lẻ;

    - Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

    - Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

    - Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

    - Nhà hàng trong khách sạn;

    - Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

    - Kinh doanh thức ăn đường phố;

    - Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

    Các cơ sở không phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nêu trên vẫn phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

    Về hồ sơ, thủ tục xin giấy phép anh thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 2, 3 Hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2023

    2. Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ

    Đối với bán rượu tiêu dùng tại chỗ thì cần đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP), cụ thể:

    - Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

    - Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh.

    - Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.

    - Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.

    Về mẫu giấy đăng ký anh sử dụng Mẫu số 13 ban hành kèm Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương

    3. Về phòng cháy chữa cháy (sau đây gọi là PCCC)

    Đối với PCCC thì hiện không có quy định về xin giấy phép PCCC mà có quy định về điều kiện đối với một số cơ sở. Nếu đơn vị anh thuộc trường hợp tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì cần phải đáp ứng điều kiện theo quy định này, cụ thể:

    Đối với cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

    - Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

    - Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;

    - Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    - Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

    - Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

    - Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.

    Đối với cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

    - Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định này phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

    - Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

    - Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.

    Đối với cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở đã bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong 2 trường hợp nêu trên, trong phạm vi quản lý của mình phải thực hiện các nội dung sau đây:

    - Bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

    - Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;

    - Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

    - Phối hợp với người đứng đầu cơ sở thực hiện, duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.

    Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy nêu trên phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức thực hiện trước khi đưa vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

    Trường hợp trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm quản lý và duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy chung của cơ sở.

    Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ. Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định của Bộ Công an

     Về việc thẩm duyệt thiết kế PCCC thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP 

    Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!

     

     
    527 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận