Điều kiện được làm đại biểu Quốc hội

Chủ đề   RSS   
  • #416565 24/02/2016

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Điều kiện được làm đại biểu Quốc hội

    >>> 10 đầu việc của một đại biểu Quốc hội 

    Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội đang đến dần, và sắp tới đây, ngày 13/03/2016 sẽ là hạn chót nhận đơn tự ứng cử vào đại biểu Quốc hội.

    Điều kiện làm đại biểu Quốc hội

    Theo Nghị quyết 1140/2016/UBTVQH13 dự kiến cơ cấu, thành phần ĐBQH khóa XIV và số lượng người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV là 198 đại biểu, bằng 39,6%.

    Trong đó, cơ cấu, thành phần được dự kiến phân bổ là:

    - Các cơ quan Đảng 11 đại biểu.

    - Cơ quan Chủ tịch nước 3 đại biểu.

    - Các cơ quan của Quốc hội (ĐBQH chuyên trách ở Trung ương) 114 đại biểu, trong đó dự kiến khoảng 20% đại biểu là phụ nữ và khoảng 10% đại biểu là người dân tộc thiểu số.

    - Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ là 18 đại biểu, phấn đấu có đại biểu là phụ nữ và đại biểu là người dân tộc thiểu số 

    Đại biểu Quốc hội là vị trí cao quý, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước, là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trong Quốc hội.

    Do vậy, để được làm đại biểu Quốc hội cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, cụ thể:

    1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

    2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

    3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

    4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

    5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

    Công dân ứng cử đại biểu Quốc hội (người được giới thiệu ứng cử hoặc tự ứng cử) phải nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là 65 ngày trước ngày bầu cử.

    - Đơn ứng cử.

    - Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó làm việc hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú.

    - Tiểu sử tóm tắt và 3 ảnh màu, nền trắng, cỡ 4x6cm; sau ảnh ghi họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán (tỉnh, thành phố).

    - Bản kê khai tài sản, thu nhập của người ứng cử.

    Mẫu hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội do Hội đồng bầu cử ban hành thống nhất trong cả nước.

    Những người không được ứng cử đại biểu Quốc hội:

    1. Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

    2. Người đang bị khởi tố bị can.

    3. Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.

    4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.

    5. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

    Theo Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức Quốc hội 2014, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2014.

     
    15292 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận