Do nhu cầu xã hội tăng cao ngành bưu chính ngày càng phát triển mạnh mẽ, mỗi năm như vậy có rất nhiều công ty bưu chính được đăng ký thành lập mới. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người muốn làm thành lập công ty bưu chính mà vẫn chưa nắm rõ được các quy định của pháp luật về điều kiện, hồ sơ, trình tự thủ tục… vì vậy để giải đáp được các băn khoăn, thắc mắc của quý khách hàng về những vấn đề cho doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính (gọi tắt là Giấy phép bưu chính). Chỉ khi được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính thì doanh nghiệp mới có thể hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính một cách hợp pháp. Ngay cả khi chúng ta đang ở trong thời kì công nghệ 4.0 nổi trội với nhiều tiện ích thì các ngành dịch vụ bưu chính vẫn đang hết sức phát triển. Tổ chức, cá nhân đầu tư được phép kinh doanh dịch vụ bưu chính khi đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định. Cụ thể như sau:
Căn cứ vào Điều 21 Luật Bưu Chính năm 2010 và Nghị định số 47/2011/NĐ-CP quy định như sau:
“ Điều 21. Điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ bưu chính
1. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thư có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg) phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính (sau đây gọi là giấy phép bưu chính) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính cấp.
2. Doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bưu chính;
b, Có khả năng tài chính, nhân sự phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép
c) Có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính;
d) Có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính.”
“Điều 5. Điều kiện về tài chính
1. Điều kiện về khả năng tài chính nêu tại điểm b khoản 2 Điều 21 Luật bưu chính được quy định như sau:
a) Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng Việt Nam;
b) Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam.
2. Mức vốn tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này phải được thể hiện trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam của doanh nghiệp”.
Như vây, Luật Bưu Chính 2010 và Nghị định số 47/2011/NĐ-CP đã quy định cụ thể về điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính.