Điều động khác Biệt phái như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #468368 21/09/2017

    Điều động khác Biệt phái như thế nào?

    Khái niệm "Biệt phái" và "Điều động" là những khái niệm chúng ta rất ít được tiếp xúc nếu không công tác trong các cơ quan Nhà nước. Vì vậy mà chúng ta cũng không quan tâm đến chúng. Những quy định về Biệt phái và Điều động được quy định tại Luật cán bộ công chứcLuật viên chức. Mình đã tìm hiểu và xin chia sẻ với mọi người để tham khảo.

     

    Biệt phái

    Điều động

    Khái niệm

    Là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.

    (khoản 13 Điều 8 Luật cán bộ công chức)

    Là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định.

    (khoản 1 Điều 36 Luật viên chức)

    Là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác

    (khoản 10 Điều 8 Luật cán bộ công chức)

    Đối tượng

    Công chức, viên chức

    Cán bộ, công chức

    Chủ thể biệt phái, điều động

    Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.

    (khoản 1 Điều 36 Luật viên chức)

    Cơ quan có thẩm quyền

    (khoản 10 Điều 8 Luật cán bộ công chức)

    Điều kiện

    Theo yêu cầu nhiệm vụ

    (khoản 1 Điều 36 Luật viên chức)

    Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức

    đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới

    (Điều 26, Điều 50 Luật cán bộ, công chức)

    Thời hạn

    Không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.

    (khoản 2 Điều 36 Luật viên chức, khoản 2 Điều 53 Luật cán bộ công chức)

    Không có quy định

    Phân công, quản lý

    Phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.

    (khoản 3 Điều 36 Luật viên chức, khoản 3 Điều 53 Luật cán bộ công chức)

    Phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.

    Trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác

    Đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái.

    (khoản 4 Điều 36 Luật viên chức)

    Đơn vị sự nghiệp công lập cán bộ, công chức được điều động đến.

     

    Trở về đơn vị công tác cũ

    Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.

    (khoản 5 Điều 36 Luật viên chức, khoản 5 Điều 53 Luật cán bộ công chức)

    Không có quy định

    Đối tượng không được điều động, biệt phái

    Viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi

    (khoản 6 Điều 53 Luật cán bộ công chức)

    Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử.

    (khoản 3 Điều 56 Luật viên chức)

    Không có quy định

     

     
    8804 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn PhamCina vì bài viết hữu ích
    thanhtamlkt (21/09/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận