Điều 144. Điều kiện để nghị quyết được thông qua

Chủ đề   RSS   
  • #481525 09/01/2018

    tuanbui132

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Điều 144. Điều kiện để nghị quyết được thông qua

    Xin gửi lời chào trân trọng đến các Luật sư, tôi xin có câu hỏi như sau:

    Khoản 1 điều 144 quy định nghị quyết của ĐHĐCĐ về một số vấn đề được thông qua khi có ít nhất 65% số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành. Khoản 4 điều 144 quy định nếu lấy ý kiến bằng văn bản thì chỉ cần 51% tổng số phiếu biểu quyết tán thành. Tại sao lại có sự mâu thuẫn này vì theo Khoản 8 điều 145 nghị quyết của ĐHĐCĐ được thông qua bằng hình thức lấy ý kiến hoặc thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ có giá trị như nhau.

    Như vậy, liệu có rủi ro nào cho cty khi HĐQT lấy ý kiến ĐHĐCĐ những vấn đề lớn. Ví dụ, bán 50% tài sản của cty chẳng hạn. Việc lấy ý kiến sẽ dễ được thông qua hơn so với trường hợp thông qua tại họp ĐHĐCĐ.

    Rất mong được các luật sư tư vấn. Tôi xin cảm ơn.

    B.K.T

     
    22867 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #481608   10/01/2018

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần


    Chào bạn,

    Theo quan điểm cá nhân của tôi thì tôi cho rằng quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 144 Luật doanh nghiệp 2014 không hề mâu thuẫn. Bởi lẽ:

    Khoản 1 điều 144 quy định: "Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành..."

    Như vậy 65% ở đây là tính trên số phiếu biểu quyết của cổ đông có mặt trong cuộc họp. Theo quy định tại diều 141 Luật doanh nghiệp thì cuộc họp ĐHĐCĐ được tổ chức khi  có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết. Nếu cuộc họp được tổ chức với tỷ lệ tối thiểu này thì tỷ lệ 65% của 51% tổng số phiếu. Do tỷ lệ cổ đông tham gia cuộc họp khó có thể đảm bảo đủ 100% tổng số phiếu biểu quyết nên tỷ lệ thông qua tại cuộc họp được quy định cao hơn tỷ lệ thông qua khi xin ý kiến bằng văn bản cũng không có gì là bất hợp lý.

    Khoản 4 điều 144 quy định tỷ lệ thông qua nghị quyết là 51% tổng số phiếu biểu quyết là vì khi lấy ý kiến bằng văn bản thì phải lấy ý kiến trên cơ sở 100% số phiếu biểu quyết, do vậy, tỷ lệ 51% là phù hợp.

    Trân trọng.

     

    CÔNG TY LUẬT CILAW

    Giám đốc: Luật sư Nguyễn Thị Hướng

    Mobile: + 84 974 461 998 - + 84 869 008 039

    Email: huongnt.law@gmail.com

    Website: http://cilaw.vn/

    Lầu 2 C5 số 11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, quận 1, HCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Ls.Nguyenthihuong vì bài viết hữu ích
    admin (15/01/2018) thanglongtabac (12/02/2018)
  • #482619   18/01/2018

    lamsonlawyer
    lamsonlawyer
    Top 75
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2012
    Tổng số bài viết (894)
    Số điểm: 5515
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 435 lần


    Chào bạn, liên quan đến câu hỏi của bạn, luật sư có ý kiến trả lời như sau:

    Luật doanh nghiệp có quy định hai hình thức thông qua nghị quyết của Đại Hội đồng cổ đông bao gồm: biểu quyết tại cuộc họp và lấy ý kiến bằng văn bản.

    Đồng thời Luật cũng quy định rõ: trừ trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác thì Đại hội đồng cổ đông phải thông qua nghị quyết theo hình thức biểu quyết tại cuộc họp đối với những vấn đề sau:

     “a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung của Điều lệ công ty;

    b) Định hướng phát triển công ty;

    c) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;

    d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

    đ) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc một tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;

    e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

    g) Tổ chức lại, giải thể công ty.

    Trong đó, Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định:

    a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;

    b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;

    c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

    d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;

    đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;

    e) Các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.

    Như vậy, khi biểu quyết về các nội dung nêu trên, công ty bắt buộc phải tổ chức họp ĐHĐCĐ mà không được lấy ý kiến bằng văn bản và nghị quyết sẽ được thông qua khi đảm bảo ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành (tỷ lệ cụ thể do Điều lệ quy định).

    Còn các vấn đề khác, công ty có thể tổ chức ĐHĐCĐ để lấy ý kiến trực tiếp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Và trong trường hợp này, Luật doanh nghiệp đều quy định: Nghị quyết được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51 % tổng số phiếu biểu quyết tán thành. Cụ thể, Khoản 2 và khoản 4 Điều 144 Luật doanh nghiệp đã quy định:

    2. Các nghị quyết khác được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

    4. Trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

    Theo cách hiểu nêu trên, quy định của pháp luật liên quan đến hình thức và tỷ lệ thông qua nghị quyết của ĐHĐCĐ không mâu thuẫn với nhau.

    Luật sư Nguyễn Lâm Sơn

    Hotline: 0919 089 888

    CÔNG TY LUẬT THÀNH ĐÔ

    Điện thoại: 024 3789 8686

    Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 1958

    Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

    Website: http://luatthanhdo.com - http://luatthanhdo.com.vn

    * CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ:

    1. Tư vấn các vấn đề pháp lý: Đầu tư, doanh nghiệp, thương mại, lao động, đất đai, nhà ở, tài chính, kế toán, hôn nhân gia đình, thừa kế…;

    2. Tham gia tranh tụng;

    3. Đại diện ngoài tố tụng;

    * TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ:

    Thông qua địa chỉ email: luatsu@luatthanhdo.com.vn, Website: www.luatthanhdo.com - www.luatthanhdo.com.vn hoặc tổng đài tư vấn luật trực tuyến: 1900 1958

     
    Báo quản trị |  
  • #483729   30/01/2018

    Theo tôi, nên có thêm một thông lệ hay quy định đi kèm, với thông tin như sau:
    Để công bằng thì
    1/Số cổ đông dự họp phải đạt tối đa là tử 90% số cổ phiếu biểu quyết thì Nghị quyết sẽ được thông qua với chỉ 57% số cổ đông với số cổ phiếu có mặt. Như vậy, số cổ phiếu biểu quyết trong cuộc họp Đại hội cổ đông sẽ được ưu tiên cao hơn.
    Tương tự đếu số cổ đông dự họp có số cổ phiếu biểu quyết đạt 99% trở lên thì số phiếu biểu quyết chỉ cần 51% số cổ đông dự họp.
    2/ Nên quy định, số phiếu biểu quyết bằng văn bản phải nhận được số phản hồi tối thiểu là 99% số phiếu biểu quyết. Để biết rõ là có sự không phản đối của nhóm lớn hơn số phần trăm nhóm cổ đông đề nghị triệu tập cuộc họp bất thường Đại hội cổ đông.
    Thân ái.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Nguyễn Lâm Sơn - CÔNG TY LUẬT THÀNH ĐÔ

Mb: 04.6680.6683 - DĐ: 0982.976.486 - Email: lamsonlawyer@gmail.com