Diện tích đất vi phạm được xác định như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #617323 10/10/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 26668
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 550 lần


    Diện tích đất vi phạm được xác định như thế nào?

    Hiện nay, diện tích đất vi phạm được xác định như thế nào? Chủ tịch UBND có thẩm quyền xử phạt nào trong vi phạm đất đai? Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

    (1) Diện tích đất vi phạm được xác định như thế nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2024/NĐ-CP có nêu rõ, diện tích đất vi phạm trong các trường hợp quy định tại Nghị định 123/2024/NĐ-CP được xác định như sau:

    - Trường hợp vi phạm toàn bộ diện tích thửa đất mà đã có bản đồ địa chính thì xác định theo bản đồ địa chính. Trường hợp diện tích vi phạm không có bản đồ địa chính nhưng có bản đồ khác đã, đang sử dụng trong quản lý đất đai tại địa phương thì sử dụng bản đồ đó để xác định.

    - Trường hợp diện tích đất vi phạm ở những nơi chưa có bản đồ nêu trên hoặc vi phạm một phần diện tích thửa đất thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính có trách nhiệm xác định phạm vi, ranh giới, mốc giới để xác định diện tích đất vi phạm và ghi vào biên bản vi phạm hành chính.

    Trường hợp diện tích đất vi phạm không thể đo đạc bằng phương pháp thủ công thì được thuê đơn vị tư vấn có chức năng đo đạc để xác định diện tích đất vi phạm.

    Trường hợp người có hành vi vi phạm không đồng ý với kết quả đo đạc do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính xác định thì được quyền thuê đơn vị có chức năng đo đạc xác định lại diện tích đất vi phạm.

    Chi phí thuê đơn vị tư vấn có chức năng đo đạc để xác định diện tích đất vi phạm quy định tại điểm này do người vi phạm chi trả.

    Theo đó, hiện nay, sẽ tùy theo từng trường hợp mà có những cách xác định diện tích đất vi phạm theo quy định như đã nêu trên.

    (2) Chủ tịch UBND có thẩm quyền xử phạt nào trong vi phạm đất đai?

    Căn cứ Điều 30 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính như sau:

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã:

    - Phạt cảnh cáo;

    - Phạt tiền đến 05 triệu đồng;

    - Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

    - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của mốc địa giới đơn vị hành chính.

    Chủ tịch UBND cấp huyện: 

    - Phạt cảnh cáo;

    - Phạt tiền đến 100 triệu đồng;

    - Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

    - Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

    - Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 123/2024/NĐ-CP.

    Chủ tịch UBND cấp tỉnh:

    - Phạt cảnh cáo;

    - Phạt tiền đến 500 triệu đồng;

    - Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

    - Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

    - Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 123/2024/NĐ-CP.

    Theo đó, hiện nay, thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.

    (3) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đất đai có trách nhiệm gì?

    Căn cứ Điều 33 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:

    - Khi xử lý vi phạm hành chính mà hành vi vi phạm hành chính tại các Điều 17, 18 và 20 Nghị định 123/2024/NĐ-CP thuộc trường hợp thu hồi đất theo quy định tại Điều 81, Điều 82 Luật Đất đai 2024 thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để thực hiện thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

    - Khi xử lý vi phạm hành chính mà hành vi vi phạm hành chính đó thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 Nghị định 123/2024/NĐ-CP thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp giấy phép, đăng ký hoạt động hành nghề để phối hợp xử lý theo quy định.

    - Thông báo bằng văn bản về các trường hợp có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và các trường hợp đã chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm theo quy định tại Nghị định 123/2024/NĐ-CP đến cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về đất đai cấp tỉnh để đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh, Sở TN&MT.

    Sở TN&MT có trách nhiệm tổng hợp danh sách các trường hợp có hành vi vi phạm và các trường hợp đã chấp hành xong quyết định xử phạt theo quy định tại Nghị định 123/2024/NĐ-CP, gửi Bộ TN&MT để đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.

    Theo đó, hiện nay, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đất đai có trách nhiệm theo quy định như đã nêu trên.

     
    98 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận