Điểm danh các Luật, Bộ Luật bị “qua mặt”

Chủ đề   RSS   
  • #456269 06/06/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Điểm danh các Luật, Bộ Luật bị “qua mặt”

    Chắc hẳn thời đi học, ngồi trên lớp, các bạn thường được nghe thầy cô râm ran giảng “Hiến pháp là luật gốc, luật mẹ, rồi dưới Hiến pháp là Luật, Bộ Luật, dưới Luật, Bộ luật là Nghị định, Thông tư…”

    Nhưng khi rời mái trường, rời thầy cô, thì lý thuyết đó có vẻ như không đúng với thực tế với mình đâu các bạn, bởi theo nguyên tắc nếu Luật, Bộ luật có sai sót thì sửa chữa nó phải là Luật, Bộ luật, nghĩa là ngang cấp với nó mới có quyền sửa đổi nó, chứ không thể là một văn bản cấp dưới nó, như Nghị định hay Thông tư…Nếu như Nghị định, Thông tư sửa đổi Luật, Bộ luật  thì bị xem là đã “vượt mặt” , “qua mặt” Luật, Bộ luật rồi.

    Để mình kể cho các bạn nghe, bị “qua mặt” có các văn bản sau:

    Đầu tiên là Hiến pháp 1992

    Sau hơn 09 năm đi vào thực thi hoạt động thì Hiến pháp 1992 tỏ ra không còn phù hợp ở một số điều khoản, chữa cháy cho những điểm đó là Nghị quyết 51/2001/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

    Hiến pháp được xem là luật gốc, luật mẹ, bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào được ban hành ra cũng phải tuân thủ theo Hiến pháp, trái với Hiến pháp thì văn bản đó bị xem là vi hiến và bị bãi bỏ.

    Nhưng sao Hiến pháp 1992 lại bị sửa đổi bởi văn bản cấp dưới mình, đó là Nghị quyết? Việc sửa đổi Hiến pháp bởi một Nghị quyết chẳng khác nào “con đi sửa lưng cha mẹ”?

    Kế đến, đó là Bộ luật lao động 2012

    Một vấn đề mà rất nhiều người lao động thắc mắc rằng, người lao động sẽ được nhận trợ cấp thôi việc hay trợ cấp mất việc làm hay là cả 2 loại trợ cấp nếu nghỉ việc vì lý do công ty hợp nhất, sáp nhập, chia tách hay vì lý kinh tế…bởi theo quy định tại Điều 48 và 49 của Bộ luật này đều có đề cập đến việc trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm trong trường hợp người lao động nghỉ việc vì các lý do nêu trên.

    Dựa trên quy định đó, nhiều người sẽ hiểu rằng, trong trường hợp này được nhận cả 2 khoản trợ cấp.

    Tuy nhiên, đến khi Nghị định 05/2015/NĐ-CP ra đời thì lại quy định rằng: trường hợp này chỉ được hưởng trợ cấp mất việc làm (các bạn có thể xem Khoản 1, 2 Điều 14 Nghị định này rồi so với Điều 48, 49 Bộ luật lao động xem có khác nhau không?). Việc quy định như vậy, có thể xem rằng Nghị định 05/2015/NĐ-CP đã vượt mặt Bộ luật lao động không?

    Tiếp theo là Luật bảo hiểm xã hội 2014

    Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ các vụ đình công diễn ra hàng loạt tại các xưởng may, xí nghiệp cách đây 02 năm về trước phản đối việc bãi bỏ quy định hưởng BHXH 1 lần nếu chưa đóng BHXH đủ 20 năm, sau 01 năm nghỉ việc mà không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH 1 lần (các bạn có thể so sánh tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2006 và Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    Ngay sau đó, Chính phủ đã có báo cáo với Quốc hội về vấn đề nêu trên, và Nghị quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động như là phương thức chữa cháy cho Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 nêu trên.

    Đáng lý ra, nội dung này phải bị sửa đổi bởi Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi hoặc nội dung hay tiêu đề này phải để là Nghị quyết sửa đổi Luật BHXH...chứ không phải kiểu chữa cháy là Nghị quyết thi hành....

    Đây là một trong những trường hợp điển hình mà mình kể ra đây, có thể vẫn còn nhiều trường hợp nữa nhưng mình chưa tìm thấy, rất mong các bạn bổ sung. :'(

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 06/06/2017 02:46:22 CH
     
    2697 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    ntdieu (06/06/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #456331   06/06/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Tôi có ý kiến khác với shin một chút.

    Trước hết về Hiến pháp 1992. Ở điều 147 HP1992 có nói rằng "Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi hiến pháp". Như vậy việc Quốc hội ban hành nghị quyết số 51/2001 là phù hợp với quy định này.

    Còn việc hỏi tại sao QH lại ban hành nghị quyết (hiệu lực thấp hơn hiến pháp) để sửa đổi hiến pháp thì tôi cho rằng đây lại là một "triệu chứng bệnh" của dân học luật. Vấn đề là hiến pháp đã trao quyền cho QH để sửa đổi hiến pháp, thì QH đơn giản là thể hiện quyền đó dưới dạng một nghị quyết. Nếu không ban hành nghị quyết thì không lẽ bạn muốn QH ban hành 1 bản hiến pháp để sửa đổi hiến pháp ?

    Kế đến là bộ luật lao động 2012, tôi cũng không đồng ý với shin.

    Ở điều 49 BLLĐ đã ghi rõ là thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc được trừ ra khi tính trợ cấp mất việc làm. Có nghĩa là không thể đồng thời nhận hai loại trợ cấp này cho cùng 1 khoảng thời gian. Ai đó hiểu rằng được hưởng cả hai loại trợ cấp thì đơn giản chỉ là hiểu sai.

    Như vậy nghị định 05/2015 không phải là vượt mặt BLLĐ, mà chỉ là khắc phục sự hiểu sai của một số người, và để làm rõ cho những ai còn lăn tăn về việc được trợ cấp thôi việc hay thất nghiệp bằng cách nói rõ những trường hợp đó sẽ được hưởng chế độ trợ cấp cao hơn (mất việc). Có chăng thì chỉ nên nói là điều 48-49 BLLĐ do ban soạn thảo không được giỏi toán cho lắm, cho nên họ đã diễn đạt lủng củng, gây hiểu nhầm cho không ít người.

    Về luật BHXH thì tôi đồng ý với bút chì :|

     
    Báo quản trị |