Dịch vụ chăm sóc vật lý trị liệu cho người khuyết tật thì có được miễn thuế giá trị gia tăng không?

Chủ đề   RSS   
  • #608443 26/01/2024

    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (807)
    Số điểm: 5428
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Dịch vụ chăm sóc vật lý trị liệu cho người khuyết tật thì có được miễn thuế giá trị gia tăng không?

    Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị, không xâm lấn và đem lại hiệu quả trong điều trị. Trị liệu bằng tác nhân vật lý được sử dụng trong nhiều loại bệnh lý, nhưng được áp dụng nhiều nhất trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp. Dịch vụ chăm sóc vật lý trị liệu cho người khuyết tật thì có được miễn thuế giá trị gia tăng không?

    1. Dịch vụ chăm sóc vật lý trị liệu cho người khuyết tật thì có được miễn thuế giá trị gia tăng không?

    Căn cứ theo khoản 9 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC có quy định:

    Đối tượng không chịu thuế GTGT

    9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.

    Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật.

    Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.”

    Theo quy định dịch vụ chăm sóc người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người khuyết tật sẽ không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT).

    Cho nên dịch vụ chăm sóc vật lý trị liệu cho người khuyết tật thuộc dịch vụ chăm sóc người khuyết tật thì sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng do không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

    vat-ly-tri-lieu

    2. Kinh doanh hoạt động nhà vật lý trị liệu thì đăng ký mã ngành nghề nào?

    Theo như Phụ lục II Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì hoạt động trợ giúp y tế như hoạt động của các bà đỡ, y tá và nhà vật lý trị liệu được phân vào nhóm 86990 (Hoạt động y tế khác chưa được phân vào đâu).

    Cụ thể:

    8699 - 86990: Hoạt động y tế khác chưa được phân vào đâu

    Nhóm này gồm

    - Tất cả các hoạt động y tế vì sức khoẻ con người chưa được phân vào đâu mà việc thực hiện đó có sự giám sát của y tá, bà đỡ, các nhà chữa bệnh bằng phương pháp vật lý trị liệu hoặc của những người hành nghề trợ giúp y tế khác trong lĩnh vực đo thị lực, thủy liệu pháp, xoa bóp y học, phép điều trị bằng lao động, phép điều trị bằng lời nói, thuật chữa bệnh chân, phép chữa vi lượng đồng cân, chữa bệnh bằng phương pháp nắn khớp xương, thuật châm cứu v.v... hoặc hoạt động khám chữa bệnh của các thầy thuốc chưa được phân vào đâu;

    - Những hoạt động này có thể được tiến hành ở các phòng khám của các doanh nghiệp, trường học, nhà dưỡng lão, các tổ chức lao động, các tổ chức hội kín và trong các cơ sở y tế của dân cư ngoài các bệnh viện, cũng như trong các phòng tư vấn riêng, nhà của bệnh nhân hoặc bất cứ nơi nào khác. Các hoạt động này không liên quan đến điều trị y tế.

    Theo đó, những ai muốn kinh doanh hoạt động nhà vật lý trị liệu thì đăng ký mã ngành 8699 – 86990.

     
    79 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận