Đi vào đường ray tàu hoả bị đâm, lái tàu có chịu trách nhiệm?

Chủ đề   RSS   
  • #609679 18/03/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 498 lần


    Đi vào đường ray tàu hoả bị đâm, lái tàu có chịu trách nhiệm?

    Vào chiều ngày 17/3, một vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra tại xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Một cô gái sau khi bước xuống chiếc xe khách đang trả khách ở gần đoạn đường ray đã vội vã đi vào mà không để cần chắn tự động đã đóng và đèn báo hiệu đang sáng đỏ. Ngay sau đó, cô gái đã bị đâm trực diện và không qua khỏi. Như vậy, trách nhiệm sẽ thuộc về ai?

    Quy định của pháp luật về đường ngang

    Theo Khoản 9 Điều 3 Luật Đường sắt 2017, đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác.

    Quy định về giao thông đường ngang tại Điều 39 Luật đường sắt 2017 như sau:

    - Tại đường ngang, cầu chung, phương tiện giao thông vận tải đường sắt được quyền ưu tiên.

    - Lái tàu phải kéo còi trước khi đi vào đường ngang, cầu chung, hầm; phải bật đèn chiếu sáng khi đi trong hầm.

    - Người tham gia giao thông đường bộ khi đi qua đường ngang, cầu chung phải thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và của Luật này.

    - Tại đường ngang, cầu chung có người gác, khi đèn tín hiệu không hoạt động hoặc báo hiệu sai quy định, chắn đường bộ bị hỏng thì nhân viên gác đường ngang, nhân viên gác cầu chung phải điều hành giao thông.

    Như vậy, tàu hoả sẽ được ưu tiên khi lưu thông tại đường ngang. Đồng thời lái tàu cũng phải kéo còi trước khi đi vào đường ngang, phải có đèn tín hiệu, gác chắn theo quy định.

    Ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi đi vào đường ray tàu hoả bị đâm

    Theo Khoản 3 Điều 37 Luật đường sắt 2017, nhân viên đường sắt và người tham gia giao thông phải chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt.

    Đồng thời, tại Điều 44 Luật đường sắt 2017 quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt như sau:

    Thứ nhất, khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện các công việc sau đây:

    - Lái tàu hoặc nhân viên đường sắt khác trên tàu dừng tàu khẩn cấp;

    - Trưởng tàu tổ chức phân công nhân viên đường sắt và người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn cứu giúp người bị nạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của người bị nạn, đồng thời phải báo ngay cho tổ chức điều hành giao thông đường sắt hoặc ga đường sắt gần nhất.

    Trường hợp tàu, đường sắt bị hư hỏng, trưởng tàu lập biên bản báo cáo về vụ tai nạn và cung cấp thông tin liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Trường hợp tàu, đường sắt không bị hư hỏng, trưởng tàu tiếp tục cho tàu chạy sau khi đã lập biên bản báo cáo về vụ tai nạn và cử người thay mình ở lại làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    - Tổ chức điều hành hoặc ga đường sắt khi nhận được tin báo phải có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an và Ủy ban nhân dân nơi gần nhất để xử lý, giải quyết tai nạn đường sắt;

    - Cơ quan Công an và Ủy ban nhân dân nơi gần nhất khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm đến ngay hiện trường để giải quyết.

    Thứ hai, đối với đoàn tàu không bố trí trưởng tàu, khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, ngoài việc dừng tàu khẩn cấp thì lái tàu phải thực hiện các nhiệm vụ của trưởng tàu theo quy định.

    Trường hợp tàu, đường sắt không bị hư hỏng, lái tàu chỉ được phép tiếp tục cho tàu chạy sau khi đã lập biên bản báo cáo về vụ tai nạn và cử nhân viên đường sắt khác thay mình ở lại làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Thứ ba, người điều khiển phương tiện giao thông khác khi đi qua nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu, trừ trường hợp đang làm nhiệm vụ khẩn cấp.

    Thứ tư, Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt cứu giúp người bị nạn, bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 

    Trường hợp có người chết không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm tổ chức chôn cất.

    Thứ năm, mọi tổ chức, cá nhân không được gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt và hoạt động giao thông vận tải đường sắt sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.

    Thứ sáu, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt; phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.

    Như vậy, đối với trường hợp cô gái ở Hưng Yên trên thì lái tàu sẽ không chịu trách nhiệm khi có tai nạn vì đã có đèn tín hiệu và cần chắn đã gạt xuống đúng như quy định.

    Lái tàu trong trường hợp này sẽ có trách nhiệm cho dừng tàu khẩn cấp cứu giúp người bị nạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của người bị nạn, đồng thời phải báo ngay cho tổ chức điều hành giao thông đường sắt hoặc ga đường sắt gần nhất.

    Qua đây cũng là một lời cảnh báo đến những người tham gia lưu thông đường ngang cần cẩn thận quan sát và chấp hành tín hiệu giao thông.

     
    268 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận