“Di chúc miệng”: bất cập và khuyến nghị hoàn thiện

Chủ đề   RSS   
  • #525656 15/08/2019

    “Di chúc miệng”: bất cập và khuyến nghị hoàn thiện

    Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, để thể hiện ý chí nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết, mỗi cá nhân có thể lập di chúc theo hai hình thức là lập thành văn bản hoặc di chúc miệng trong trường hợp không thể lập được di chúc thành văn bản.

    Mỗi hình thức của di chúc đều phải thỏa mãn những điều kiện nhất định mới được xem là hợp pháp. Trong đó, theo quy định tại Khoản 5 Điều 630 Bộ Luật dân sự 2015, di chúc miệng chỉ được xem là hợp pháp nếu đáp ứng những điều kiện về hình thức sau đây:

    Thứ nhất, người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng;

    Thứ hai, ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ;

    Thứ ba, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

    Theo quan điểm người viết, việc quy định di chúc miệng phải thỏa mãn điều kiện thứ hai và thứ ba nói trên trong mọi trường hợp sẽ gây khó khăn, hoặc thậm chí không thể thực hiện được việc di chúc miệng trên thực tế trong một số tình huống.

    Bởi lẽ, người lập di chúc miệng là những người đang ở trong tình trạng tính mạng bị cái chết đe dọa, có thể là bệnh nặng sắp chết hay gặp hoạn nạn,…ở những địa điểm mà người làm chứng không có đủ điều kiện để ghi chép, ký tên hoặc điểm chỉ ngay lập tức và tiến hành thực hiện việc công chứng, chứng thực di chúc trong thời hạn 05 ngày làm việc. Chẳng hạn, trong trường hợp sau đây:

    A, B và C cùng đi thám hiểm trong một khu rừng và bị lạc đường. Vì tình trạng sức khỏe của A không thể chịu đựng được nhiệt độ lạnh trong rừng vào ban đêm, khi cảm thấy mình sắp kiệt sức và không còn giữ được tính mạng, A nói với B, C lời trăn trối của mình và lời trăn trối đó có thể hiện ý chí của A về việc chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

    B, C đã chứng kiến và nghe được toàn bộ ý chí đó của A, tuy nhiên vì đang lạc trong rừng sâu, B và C không thể tìm được công cụ để ghi chép lại. Đồng thời, nếu B và C không được cứu thoát trở về trong 05 ngày thì cũng không thực hiện được việc công chứng hoặc chứng thực di chúc nếu có điều kiện ghi chép lại và ký tên hoặc điểm chỉ.

    Như vậy, căn cứ theo quy định về hình thức di chúc miệng như trên, di chúc miệng của A không đảm bảo về mặt hình thức và sẽ không có giá trị pháp lý dù cho có thỏa mãn tất cả các điều kiện còn lại như năng lực hành vi, nội dung di chúc theo quy định.

    Điều này gây ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền định đoạt tài sản của cá nhân, là một quyền quan trọng của chủ sở hữu tài sản. Do đó, theo quan điểm người viết, pháp luật cần quy định thời điểm bắt đầu tính thời hạn mà những người làm chứng có thể ghi chép lại, ký tên hoặc điểm chỉ và công chức hoặc chứng thực di chúc trong những trường hợp đặc biệt, không đủ điều kiện để thực hiện theo đúng thời hạn thông thường là kể từ thời điểm những người làm chứng có đủ điều kiện thực hiện.

    Đồng thời, những người làm chứng phải chứng minh được họ rơi vào tình trạng không có đủ điều kiện thực hiện hai điều kiện trên đảm bảo theo thời hạn quy định thông thường. Điều này góp phần nâng cao mức độ đảm bảo quyền định đoạt tài sản cũng như quyền sở hữu tài sản hợp pháp của cá nhân và nguyên tắc ưu tiên thực hiện thừa kế theo di chúc trong pháp luật về thừa kế.

     
    14249 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #525670   16/08/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


         Thông thường di chúc miệng chỉ được thiết lập trong trường hợp không thể lập được di chúc bằng văn bản, tức là trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa và không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng

         Tuy nhiên để tránh trường hợp những người muốn nhận di sản thừa kế của người mất lừa dối, gian lận để nhằm không thể hiện đúng ý chí của người để lại di chúc nhằm chiếm đoạt tài sản thì di chúc miệng phải đảm bảo các điều kiện được quy định trong Bộ luật dân sự thì mới phát sinh hiệu lực pháp luật, đó là những điều kiện đảm bảo giá trị pháp lý của di chúc miệng như bạn nêu trên.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn htham2501 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/08/2019) Camtu1997 (16/08/2019)
  • #525673   16/08/2019

    thusa121
    thusa121
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1198
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 80 lần


    Bài viết rất hữu ích. Theo khoản 5 điều 630, Bộ luật Dân sự 2015: "Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng"

     

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thusa121 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/08/2019) Camtu1997 (16/08/2019)
  • #525696   16/08/2019

    kj88d
    kj88d

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2019
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 854
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 94 lần


    Với di chúc miệng (nói thật là mình dị ứng từ "miệng" này cực)Trường hợp này thì điều gì để xác định 2 người làm chứng luôn khách quan và không vụ lợi, rõ ràng việc pháp luật cho rằng di chúc phải được lập bằng văn bản giấy dù là gián tiếp hay trực tiếp là sự hạn chế và không tôn trọng di nguyện.

    Nếu A nọ ko có di chúc, trước khi chết ông ta đang leo núi 1 mình và gặp tai nạn không thể liên lạc nhờ giúp đỡ, với máy quay mang theo ông ấy ghi hình và để lại di nguyện duy nhất là để lại toàn bộ tài sản của mình cho người con út 20 tuổi. Một tuần sau máy quay của ông ấy được phát hiện, cơ quan tài phán VN không công nhận di nguyện này.  

    Luật không quan tâm ý nguyện của bạn nếu nó không được thực hiện theo thủ tục 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kj88d vì bài viết hữu ích
    Camtu1997 (16/08/2019)
  • #525704   16/08/2019

    Trường hợp “A không có di chúc, trước khi chết ông ta đang leo núi 1 mình và gặp tai nạn không thể liên lạc nhờ giúp đỡ, với máy quay mang theo ông ấy ghi hình và để lại di nguyện duy nhất là để lại toàn bộ tài sản của mình cho người con út 20 tuổi. Một tuần sau máy quay của ông ấy được phát hiện” như bạn đưa ra khá thú vị đó )).

    Thời đại 4.0 thì việc này rất có khả năng xảy ra trên thực tế. Đối với trường hợp này thì mình nghĩ nên xem xét công nhận vì việc ghi hình mình nghĩ bản chất nó cũng giống với việc di chúc miệng, thậm chí không cần đến người làm chứng luôn vì sở dĩ yêu cầu có người làm chứng đối với di chúc miệng là vì để chứng thực thực sự có việc di chúc miệng, còn ghi hình thì rõ ràng rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #525705   16/08/2019

    “Tuy nhiên để tránh trường hợp những người muốn nhận di sản thừa kế của người mất lừa dối, gian lận để nhằm không thể hiện đúng ý chí của người để lại di chúc nhằm chiếm đoạt tài sản thì di chúc miệng phải đảm bảo các điều kiện được quy định trong Bộ luật dân sự thì mới phát sinh hiệu lực pháp luật, đó là những điều kiện đảm bảo giá trị pháp lý của di chúc miệng như bạn nêu trên.”

    Mình nghĩ dù việc di chúc miệng có đảm bảo được các điều kiện được quy định trong Bộ luật dân sự cũng chưa chắc đảm bảo được những người làm chứng sẽ khách quan, không lừa dối hay gian lận bởi vì dù có ghi chép lại liền hay không, chứng thực đúng thời gian quy định hay không thì nội dung ý nguyện của người chết cũng chỉ có hai người làm chứng đó biết mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #525707   16/08/2019

    kj88d
    kj88d

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2019
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 854
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 94 lần


    "4.0" Cái từ này mình cũng dị ứng nữa   theo pháp luật các quốc gia khác di chúc cũng không cần công chứng như VN, với một đoạn ghi âm hoặc ghi hình có thể hiện nguyện vọng cũng được xem là "di chúc". Vì nó dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý nguyện của người đã chết.

    Nhưng VN có dám học theo hay không thôi còn chiếu theo luật thì ví dụ của mình là không hợp pháp, còn việc Tòa có dám đưa ra phán quyết không là 1 chuyện  có thể lại có án lệ nhưng khả năng là không cao, bởi việc bị ngụy tạo bằng cách cưỡng ép là cũng có thể diễn ra, còn làm giả nội dung thì vẫn có thể  giám định được

    Cập nhật bởi kj88d ngày 16/08/2019 09:43:36 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #525709   16/08/2019

    Mấy cái từ đó đã làm gì bạn mà bạn dị ứng nó ghê vậy  Ví dụ bạn đưa ra thì dĩ nhiên không được công nhận theo pháp luật Việt Nam hiện tại rồi, vấn đề là pháp luật thì cần phải bắt kịp thực tế cuộc sống để điều chỉnh cho thích hợp. Tuy nhiên, mình thì chỉ phân tích vấn đề pháp lý để thấy nhiều khía cạnh hơn thôi, còn chuyện VN có dám thay đổi hay không thì mình cũng không quan tâm mấy hihi 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Camtu1997 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/08/2019)
  • #525714   17/08/2019

    baoloc.ulaw
    baoloc.ulaw

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/08/2019
    Tổng số bài viết (90)
    Số điểm: 960
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 26 lần


    Cảm ơn bạn vì bài viết rất hay, nêu lên được vấn đề thực tế rằng lập di chúc miệng rất nhiều trường hợp rơi vào tình huống hoảng loạn, khó khăn cho việc xác nhận theo thủ tục luật định.

    Tuy nhiên, theo mình thì việc quy định thời hạn cho việc ghi chép lại di chúc bằng miệng của người chứng kiến cũng không khả thi. Bởi thứ nhất, di chúc là vấn đề rất quan trọng, đôi khi liên quan đến tài sản lớn như đất đai, nhà cửa. Như vậy, nếu quy định rằng trong vòng  1 - 2 ngày mới ghi chép lại di chúc này, thì rất có thể người chứng kiến sẽ quên, không nhớ đầy đủ hoặc nhầm lẫn về ý chí của người mất dẫn đến ảnh hưởng rất lớn đến quyền và nghĩa vụ của người được thừa kế.

    Do đó, theo mình quy định "ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ" của Bộ luật Dân sự 2015 vẫn là phù hợp hơn. Không biết ý kiến bạn thế nào, liệu có cách nào khác ngoài quy định thời hạn không?

     

     

    Cập nhật bởi baoloc.ulaw ngày 17/08/2019 12:35:13 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn baoloc.ulaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/08/2019)
  • #525737   17/08/2019

    enychi
    enychi
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/06/2019
    Tổng số bài viết (594)
    Số điểm: 3400
    Cảm ơn: 785
    Được cảm ơn 236 lần


     
    Báo quản trị |  
  • #526201   24/08/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, di chúc miệng được coi là hợp pháp và những người có tên trong di chúc được quyền phân chia tài sản thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên, có trường hợp di chúc miệng dù hợp pháp vẫn có thể bị hủy bỏ.
     
    Theo khoản 2 Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015, sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
     
    Như vậy, trong trường hợp di chúc miệng bị hủy bỏ nêu trên, để thể hiện nguyện vọng của mình về việc phân chia tài sản sau khi chết, cá nhân phải lập di chúc bằng văn bản.
     
    Báo quản trị |  
  • #526289   25/08/2019

    thongtho
    thongtho

    Female
    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (118)
    Số điểm: 775
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 38 lần


    Những thông tin mà bạn cung cấp sẽ cung cấp được những thông tin cần thiết cho người đọc. Di chúc miệng là di chúc dễ dàng lập tuy nhiên nó có thể gây ra những tranh cãi giữa những người được hưởng di chúc khi họ cảm thấy di chúc không được thỏa đáng với mình. 

     
    Báo quản trị |  
  • #526523   27/08/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Mình cũng cảm thấy di chúc bằng miệng rất khó để xác định tính xác thực tuy nhiên đối với những trường hợp hấp hối thì phải áp dụng di chúc bằng miệng thôi chứ lúc đó sao để lại di chúc bằng VB hay bằng người làm chứng là cấp có thẩm quyền được. Luật cũng phải dự liệu hết tất cả trường hợp thôi.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #526846   29/08/2019

    Việc di chúc được thể hiện thông qua lời nói ( di chúc miệng ) gây ra nhiều bất cập không đảm bảo được tính xác thực và pháp lý trong vấn đề thừa kế. Dẫn đến các ự việc tranh chấp thừa kế diễn ra gây ảnh hưởng đến tình cảm anh em, vì vậy khi lập di chúc nên lập di chúc bằng văn bản ra công chức chứng thực để bảo đảm tính pháp lý cũng như bảo đảm tài snar thừa kế. 

     
    Báo quản trị |  
  • #526848   29/08/2019

    Cám ơn bài viết hữu ích từ bạn. Trên thực tế, mình không biết đã có nhiều trường hợp lập di chúc miệng chưa nhỉ, vì mình nghĩ việc lập di chúc miệng mà xảy ra tranh chấp thì sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với việc lập diu chúc bằng Văn bản. 

     
    Báo quản trị |  
  • #527346   01/09/2019

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Trinh_Ng viết:

    Cám ơn bài viết hữu ích từ bạn. Trên thực tế, mình không biết đã có nhiều trường hợp lập di chúc miệng chưa nhỉ, vì mình nghĩ việc lập di chúc miệng mà xảy ra tranh chấp thì sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với việc lập diu chúc bằng Văn bản. 

    Đã được luật quy định thì tất nhiên đã có rất nhiều truongừ hợp được áp dụng. Thông thường khi không thể viết thì họ sẽ nhờ cán bộ ở UBND xã/phươngf đến để làm chứng và lập di chúc miệng. Sau đó biên bản sẽ được lập thành 2 bản cho gia đình và UBND cất giữ. Tuy nhiên cũng không thể tránh những trường hợp tranh chấp giữa con cái và cố tình lập di chúc miệng khi cha/mẹ không còn mình mẫn nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #526868   30/08/2019

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Tóm lại, di chúc miệng chỉ được công nhận là hợp pháp khi thỏa mãn điều kiện được quy định tại Khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015: nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí  cuối cùng của mình ít nhất trước hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ"

     
    Báo quản trị |  
  • #526910   30/08/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Hiện nay thì pháp luật đã quy định rõ ràng về việc di chúc bằng miệng hợp pháp, do đó việc để một di chúc được lập thành hợp pháp sẽ tuân theo quy định của pháp luật. Do đó, khi một cá nhân chết đi để lại di chúc sẽ thường được công nhận hợp pháp khi được công chứng, chứng thực hợp pháp theo đó di chúc sẽ được thừa nhận hợp pháp. Tất nhiên thì hiện nay di chúc lập thành rất đơn giản, do đó nhiều người đã lập sẵn bản di chúc trước khi mất để khi mất được người đại diện đưa ra để thực hiện

     
    Báo quản trị |  
  • #526918   30/08/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Trong thực tế hiện nay thì di chúc miệng quả thực có nhiều bất cập, bởi di chúc miệng phụ thuộc vào hai người làm chứng. Trong trường hợp hai người làm chứng vì vụ lợi mà không ghi chép đúng nội dung của di chúc thì cũng không có căn cứ để xác minh vấn đề này.  Do đó, trong trường hợp mà người  để lại di chúc không thể lập thành văn bản, phải làm di chúc miệng thì ngoài hai ngừoi làm chứng cần có thêm đọan ghi âm hoặc ghi hình đối với nội dung di chúc, như vậy mới nhằm đảm bảo được tính khách quan, chính xác cho những người  nhận thừa kế.

     
    Báo quản trị |  
  • #526932   30/08/2019

    Đối với con chưa thành niên,cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động nếu không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc cho hưởng di sản ít hơn hai phần ba suất đó thì vẫn được hưởng di sản được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật

     
    Báo quản trị |  
  • #527219   31/08/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Mình đồng quan điểm với các bạn ở trên vì việc xác định di chúc bằng miệng trong thực tế là vô cùng khó khăn khi không có cơ chế nào để kiểm tra, xác định tính minh bạch, trung dung của hai người làm chứng. Chỉ cần họ bị tác động bởi bên thứ ba nào khác thì có thể gây ảnh hưởng đến nội dung di chúc, từ đó ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của những người liên quan.

     
    Báo quản trị |