Di chúc bị thất lạc thì chia thừa kế thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #590916 10/09/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    Di chúc bị thất lạc thì chia thừa kế thế nào?

    Di chúc được xem là bằng chứng thể hiện ý chí cuối cùng của người để lại di sản, nhờ có di chúc mà những người được ghi trong di chúc sẽ được hưởng di sản mà người mất để lại. Di chúc có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, trong trường hợp tài sản thừa kế lập di chúc bằng văn bản nhưng lại làm mất thì chia thừa kế thế nào?
     
    di-chuc-that-lac-thi-chia-thua-ke-the-nao
     
    Việc hưởng thừa kế di sản thông thường được chia theo hai hình thức là theo di chúc và theo pháp luật. Nhưng sẽ ưu tiên việc chia di chúc trong trường hợp người để lại di sản có thể hiện ý muốn của mình. Trong trường hợp mà di chúc bị thất lạc thì theo quy định di sản sẽ được chia theo quy định pháp luật để đảm bảo di sản có người thừa hưởng và thực hiện nghĩa vụ bảo quản.
     
    Xử lý di sản trong trường hợp bị mất
     
    Trường hợp mà di chúc bị thất lạc, hư hại thì được xử lý theo Điều 642 Bộ luật Dân sự 2015 để xử lý kịp thời di sản được để lại.
     
    Theo đó, kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.
     
    Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.
     
    Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
     
    Qua đó, trường hợp di chúc bị thất lạc thì được chia theo quy định pháp luật, trường hợp có tìm lại được di chúc thì sẽ chia lại theo nội dung của di chúc. Nhằm thực hiện ý chí của chủ thể để lại cũng như đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người được hưởng thừa kế.
     
    Chia di sản theo quy hàng thừa kế pháp luật
     
    Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì người thừa kế theo pháp luật được chia thành 03 hàng thừa kế với thứ tự ưu giảm dần theo các hàng thừa kế bao gồm:
     
    (1) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
     
    (2) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
     
    (3) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
     
    Nguyên tắc chia: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
     
    Như vậy, hàng thừa kế theo pháp luật đã lựa chọn những người thân thích và gần gũi nhất đối với người đã mất trước đó để chia tài sản thể hiện quan điểm nhân văn cũng như phù hợp với thực tế.
     
    Đã chia di sản nhưng tìm lại được di chúc
     
    Đây là trường hợp hy hữu nhưng trong thực tế không phải không xảy ra, vì vậy điều này cũng được pháp luật về thừa kế quy định chi tiết qua đó bảo vệ quyền lợi của người được hưởng di sản tránh những tranh chấp phát sinh trong quá trình tiến hành chia di sản.
     
    Như đã nêu trước đó tại khoản 3 Điều 642 Bộ luật Dân sự 2015 đã nhắc đến thời hiệu chia thừa kế. Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
     
    Để hiểu rõ hơn về thời hiệu yêu cầu chia di sản là bao lâu thì điều này được quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
     
    - Thời hiệu chia bất động sản: 30 năm.
     
    - Thời hiệu chia động sản: 10 năm.
     
    Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
     
    - Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu.
     
    - Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu.
     
    Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
     
    Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
     
    Như vậy, pháp luật cũng quy định rõ thời hạn đối với từng loại tài sản và thời gian được hưởng chọn quyền sở hữu đối với từng loại tài sản này cũng khá dài. Khi thời hiệu chia thừa kế chưa hết thì người quản lý tài sản được thực hiện các giao dịch đối với tài sản này. Trường hợp tìm lại được di chúc phải ưu tiên chia lại theo di chúc.
     
    1587 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (21/04/2023) ThanhLongLS (10/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận