Đến năm 2025, tăng tổng quy mô đào tạo của ULAW và HLU lên 36.000 sinh viên

Chủ đề   RSS   
  • #592144 04/10/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần


    Đến năm 2025, tăng tổng quy mô đào tạo của ULAW và HLU lên 36.000 sinh viên

    Vừa qua, ngày 30/9/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1156/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật. Trong đó, Quyết định đã đề ra mục tiêu cụ thể về đào tạo giai đoạn từ năm 2022-2025, giai đoạn 2026-2030 đối với Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

    Cụ thể, mục tiêu của cả hai trường Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh:

    Về đào tạo

    Giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025

    Tổng quy mô của hai trường đến năm 2025 đạt khoảng 36.000 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh. Tăng quy mô đào tạo văn bằng hai, thạc sĩ, tiến sĩ 10%/năm.

    Ngoài ra, có một số chuyên ngành trọng điểm mũi nhọn, đáp ứng yêu cầu của Việt Nam và quốc tế.

    Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh viên/giảng viên đến năm 2025 không quá 25 sinh viên/01 giảng viên.

    quyet-dinh-1156

    Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030

    Tăng quy mô đào tạo đạt khoảng 49.000, chú trọng tăng quy mô đào tạo các chương trình chất lượng cao, trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Đến năm 2030, tỷ lệ sinh viên/giảng viên không quá 20 sinh viên/01 giảng viên; quy mô tuyển sinh trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trung bình không thấp hơn 20% quy mô tuyển sinh trong năm.

    Về nghiên cứu khoa học

    Giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025

    - Phấn đấu đến năm 2025 có 100% giáo sư, phó giáo sư và 85% tiến sĩ của trường chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài, đề án khoa học và công nghệ các cấp;

    - Công bổ ít nhất 100 bài báo trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới;

    - Bình quân mỗi năm trong giai đoạn thực hiện 10-20 đề tài cấp quốc gia hoặc cấp bộ, cấp tỉnh, ít nhất 01-02 nghiên cứu hợp tác với các đối tác quốc tế, tổ chức 09 hội thảo quốc gia, quốc tế, xuất bản khoảng 20 sách chuyên khảo.

    Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030

    - Bình quân mỗi năm công bố ít nhất 200 bài báo trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới và đạt tỷ lệ trung bình mệt giảng viên cơ hữu mỗi năm công bố từ 0,3 bài báo quốc tế trở lên, có 12- 25 đề tài khoa học cấp quốc gia hoặc cấp bộ, cấp tỉnh, 10 chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với đổi tác nước ngoài;

    - Có ít nhất 13 hội thảo quốc gia, quốc tế và 30 đầu sách mới/năm.

    - Đến năm 2030, sổ hóa tất cả các bài báo được công bố trên Tạp chí Luật học và Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam;

    - Tiếp tục phát triển các đề tài khoa học các cấp, giáo trình, sách tình huống, tham khảo, chuyên khảo, chú trọng chất lượng các bài viết đăng trên tạp chí quốc tế...

    Kinh phí để thực hiện Đề án

    - Vốn ngân sách nhà nước: Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, rà soát, cân đối và bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án đảm bảo tuân thủ đúng, đầy đủ quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

    - Vốn tự tích lũy của Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

    - Vốn từ nguồn huy động hợp pháp khác.

    Quyết định 1156/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 30/9/2022.

     
    331 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/10/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận