Đến hạn thanh toán ngân hàng mà không trả nợ thì có bị phạt bồi thường?

Chủ đề   RSS   
  • #602860 27/05/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    Đến hạn thanh toán ngân hàng mà không trả nợ thì có bị phạt bồi thường?

    Đáo hạn trả nợ mà khách hàng vẫn chưa thể trả nợ gốc và lãi suất thì có thể sẽ trở thành nợ xấu. Trường hợp để nợ khách hàng không rơi vào trường hợp này, thông thường ngân hàng sẽ ra quyết định bị phạt. Vậy có phải vi phạm quy định trên thì khách hàng sẽ bị phạt bồi thường? 
     
    den-han-thanh-toan-ngan-hang-ma-khong-tra-no-thi-co-bi-phat-boi-thuong
     
    1. Lãi suất cho vay của ngân hàng với khách hàng quy định ra sao?
     
    Theo Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa.
     
    Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc NHNN Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:
     
    - Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
     
    - Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn.
     
    - Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
     
    - Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ.
     
    - Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật Công nghệ cao 2008 và các văn bản hướng dẫn.
     
    Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. 
     
    Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.
     
    2. Khách hàng trả nợ ngân hàng cho khoản vay không đúng hạn ra sao?
     
    Căn cứ khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:
     
    - Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả.
     
    - Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
     
    - Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
     
    Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. 
     
    Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.
     
    3. Khách hàng có bị phạt hợp đồng nếu không trả nợ đúng hạn?
     
    Theo Điều 25 Thông tư 39/2016/TT-NHNN sẽ phạt khách hàng vi phạm và bồi thường thiệt hại theo quy định sau:
     
    Tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận về việc phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật đối với trường hợp tổ chức tín dụng hoặc khách hàng không thực hiện đúng nội dung trong thỏa thuận cho vay, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 TThông tư 39/2016/TT-NHNN.
     
    Tổ chức tín dụng và khách hàng có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
     
    Trường hợp tổ chức tín dụng và khách hàng có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
     
    Như vậy, ngân hàng chỉ được phạt khách hàng vi phạm hợp đồng vay trả nợ chậm khi ngân hàng và khách hàng có thỏa thuận về phạt trong hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuận thì ngân hàng không có quyền phạt vi phạm.
     
    7117 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (13/06/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận