Đề xuất về thứ tự chấp hành báo hiệu đường bộ

Chủ đề   RSS   
  • #613000 20/06/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 141 lần


    Đề xuất về thứ tự chấp hành báo hiệu đường bộ

    Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều luật liên quan đến an toàn giao thông đường bộ. 

    Việc đề xuất về thứ tự chấp hành các báo hiệu đường bộ trở thành điểm đáng chú ý thu hút sự đông đảo người dân quan tâm.

    Giao thông đường bộ là một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. 

    Để tăng cường hiệu quả và an toàn của giao thông, việc chấp hành đúng thứ tự báo hiệu đường bộ là rất quan trọng. Mới đây, đã có những đề xuất mới về thứ tự chấp hành báo hiệu đường bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giao thông, nhận thức của người tham gia giao thông mà còn giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông.

    (1) Các báo hiệu đường bộ được đề xuất theo dự thảo

    Theo quy định tại Điều 10 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ như sau:

    - Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

    Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 10 của dự thảo Luật Trật tự an toàn, giao thông đường bộ đã đề xuất các biển báo hiệu đường bộ, bao gồm:

    - Hiệu lệnh của người điều điều khiển giao thông

    - Đèn tín hiệu giao thông

    - Biển báo hiệu đường bộ gồm: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn, biển phụ

    - Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường

    - Cọc tiêu, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H, mốc lộ giới đất hành lang an toàn đường bộ và đất của đường bộ .

    - Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.

    Như vậy, so với luật hiện hành, tại dự thảo đã sửa đổi, bổ sung thêm các loại báo hiệu giao thông đường bộ như đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H, mốc lộ giới đất hành lang an toàn đường bộ và đất của đường bộ và thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.

    Xem cập nhật mới nhất về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông

    Bài được viết theo dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông (lần thứ 04):https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/20/du-thao-luat-trat-tu-an-toan-giao-thong-duong-bo.doc

     

    (2) Đề xuất về thứ tự chấp hành các báo hiệu đường bộ 

    Đối với các báo hiệu đường bộ trên, dự thảo Luật Trật tự an toàn, giao thông đường bộ đã đề xuất các biển báo hiệu đường bộ đã đề xuất thứ tự ưu tiên chấp hành theo khoản 2 Điều 10 như sau:

    - Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

    - Tín hiệu đèn giao thông.

    - Biển báo hiệu.

    - Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

    - Cọc tiêu, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H và công trình đường bộ khác.

    - Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.

    Như vậy, khi người tham gia giao thông phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự được đề xuất ở trên.

    Ngoài ra, khoản 3 đến khoản  Điều 10 dự thảo đã sửa đổi, bổ sung giải thích cho từng loại báo hiệu như sau:

    - Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

    + Tín hiệu xanh là được đi.

    + Tín hiệu đỏ là cấm đi.

    + Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

    - Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:

    + Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm.

    + Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.

    + Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành.

    + Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết.

    + Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

    - Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

    - Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.

    - Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.

    Tóm lại, dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã sửa đổi, bổ sung thêm các báo hiệu đường bộ cũng như quy định về thứ tự ưu tiên khi chấp hành những báo hiệu này. Khi dự thảo có hiệu lực, mọi người tham gia giao thông phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự được đề xuất ở trên.

    Xem cập nhật mới nhất về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông

    Bài được viết theo dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông (lần thứ 04):https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/20/du-thao-luat-trat-tu-an-toan-giao-thong-duong-bo.doc

    Xem thêm bài viết: Đề xuất xe ưu tiên chỉ được đi ngược chiều trong làn khẩn cấp trên cao tốc

     
    271 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamtuyet9366 vì bài viết hữu ích
    admin (11/10/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận