Đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về lệ phí trước bạ tại Nghị định 140

Chủ đề   RSS   
  • #574506 10/08/2021

    jacktran159
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2021
    Tổng số bài viết (248)
    Số điểm: 5148
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 238 lần


    Đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về lệ phí trước bạ tại Nghị định 140

    Sửa đổi quy định về lệ phí trước bạ - Minh họa

    Sửa đổi quy định về lệ phí trước bạ - Minh họa

    Bộ Tài chính vừa hoàn thiện và gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương và đơn vị liên quan về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ (LPTB). Đáng chú ý trong đó là quy định về miễn lệ phí trước bạ.

    Xin trích dẫn một số nội dung quan trọng tại Báo cáo đánh giá tác động của Dự thảo.

    Về miễn lệ phí trước bạ đối với tàu thủy, thuyền chở khách tốc độ cao:

    a) Xác định vấn đề

    - Tại khoản 27 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP trong việc xác định đối tượng miễn LPTB là “Tàu thủy, thuyền chở khách tốc độ cao” thuộc điện được miễn LPTB.

    - Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 34/2014/TT-BGTVT ngày 06/9/2016 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội địa định nghĩa “Tàu khách cao tốc (Tàu cao tốc chở khách)”

    => Như vậy chưa có sự thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật.

    b) Các giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề

    - Giải pháp 1: Giữ nguyên quy định hiện hành

    - Giải pháp 2: Sửa đổi, bổ sung khoản 27 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP như sau: “Tàu thủy, thuyền chở khách tốc độ cao => Tàu khách cao tốc (Tàu cao tốc chở khách)”

    Thực hiện theo giải pháp 2 thì:

    - Đảm bảo sự đồng bộ và phù hợp với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tránh vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện;

    - Chính sách minh bạch, rõ ràng sẽ góp phần tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý và người nộp thuế thực hiện.

    Sau khi nghiên cứu tác động của các giải pháp, Bộ đề nghị chọn giải pháp 2.

    Về miễn LPTB đối với tài sản hợp nhất cho vợ chồng khi kết hôn hoặc phân chia khi ly hôn

    a) Xác định vấn đề

    Tại điểm c khoản 16 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 20/2013/NĐ-CP) quy định miễn LPTB đối với: “c) Tài sản đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng của hộ gia đình khi phân chia tài sản đó theo quy định của pháp luật cho các thành viên hộ gia đình đăng ký lại.”

    Thực tế phát sinh trường hợp vợ chồng sau khi kết hôn có nhu cầu hợp nhất lại tài sản thì chưa có hướng dẫn về miễn LPTB hay không. Đồng thời, chưa có quy định về miễn LPTB đối với trường hợp bất động sản do vợ chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết.

    Trong khi đó, pháp luật về thuế TNCN quy định bất động sản do vợ hoặc chống tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản này thuộc diện được miễn thuế TNCN.

    Do đó, để đảm bảo quyền lợi của của vợ, chồng hợp nhất tài sản khi kết hôn và phân chia tài sản sau khi ly hôn, tương tự như trường hợp chia, tách, hợp nhất, sát nhập công ty cũng được miễn LPTB, đề nghị bổ sung miễn LPTB đối với tài sản hợp nhất của vợ chồng sau khi kết hôn hoặc phân chia cho vợ, chồng khi ly hôn theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết.

    b) Các giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề

    - Giải pháp 1: Giữ nguyên quy định hiện hành

    - Giải pháp 2: Bổ sung miễn LPTB đối với tài sản hợp nhất của vợ chồng sau khi kết hôn hoặc phân chia cho vợ, chồng khi ly hôn theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết.

    Nếu thực hiện giải pháp 2 thì:

    - Đảm bảo quyền lợi của hộ gia đình và quyền lợi của vợ, chồng hợp nhất tài sản khi kết hôn và phân chia tài sản sau khi ly hôn, tương tự như trường hợp chia, tách, hợp nhất, sát nhập công ty cũng được miễn LPTB.

    - Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các chính sách thuế trong hệ thống thuế.

    - Đối với xã hội: Thực hiện theo phương án này sẽ đảm bảo quyền lợi giữa vợ và chồng như nhau trong việc hợp nhất hay phân chia tài sản trước, sau khi kết hôn nhân và sau khi ly hôn. Từ đó, góp phần hạn chế tranh chấp quyền lợi cá nhân giữa các bên. Do đó, cũng sẽ được sự đồng thuận của xã hội.

    c) Kiến nghị và lựa chọn giải pháp:

    Bộ đề nghị bổ sung quy định tại điểm c khoản 16 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 20/2013/NĐ-CP) như sau: “c) Tài sản đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng của hộ gia đình khi phân chia tài sản đó theo quy định của pháp luật cho các thành viên hộ gia đình đăng ký lại; Tài sản hợp nhất của vợ chồng sau khi kết hôn hoặc phân chia cho vợ, chồng khi ly hôn theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết”.

    Ngoài ra, Dự thảo còn sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng về Lệ phí trước bạ đối với các loại xe ô tô. Tải và xem chi tiết tại file đính kèm.

     
    812 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn jacktran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/08/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận