Đề xuất phạm nhân có quyền được tham gia BHYT do Ngân sách nhà nước đóng

Chủ đề   RSS   
  • #614243 19/07/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 26758
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 553 lần


    Đề xuất phạm nhân có quyền được tham gia BHYT do Ngân sách nhà nước đóng

    Trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an vừa qua đã đăng tải Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi).

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/19/ho-so-de-nghi-xay-dung-luat-thi-hanh-an-hinh-su.doc Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi)

    Cụ thể, tại Dự thảo Tờ trình, Bộ Công an nêu rõ, qua 04 năm triển khai thực hiện, công tác thi hành án hình sự từng bước đi vào nề nếp, thống nhất, nghiêm minh, chặt chẽ, các quyền và chế độ của phạm nhân được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, góp phần phục vụ có hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và thể hiện được chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong giáo dục, cải tạo người phạm tội.

    Tuy nhiên, bên cạnh đó, Luật Thi hành án hình sự 2019 cũng đã bộc lộ những những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện, có thể kể đến như:

    - Chưa có CSPL vững chắc trong thực hiện tổ chức lao động cho phạm nhân ngoài trại giam.

    - Một số quy định Luật Thi hành án hình sự chưa đồng bộ, thống nhất với pháp luật chuyên ngành.

    - Việc áp dụng KH-KT, CNTT chưa được chú trọng, đẩy mạnh.

    - Công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng chưa được đổi mới nhằm đạt hiệu quả tốt nhất, chủ yếu vẫn thực hiện theo phương thức “thủ công”.

    Theo đó, Bộ Công an đã đề nghị xây dựng Luật Thi hành án (sửa đổi) với những đề xuất nổi bật như sau:

    (1) Đề xuất giám sát điện tử đối với người chấp hành án hình sự tại cộng đồng

    Cụ thể, tại Dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), Bộ Công an đã đề xuất bổ sung 01 chương IVa quy định về giám sát điện tử đối với một số đối tượng chấp hành án hình sự tại cộng đồng

    Theo đó, có 02 giải pháp được đề xuất để thực hiện chính sách nêu trên như sau:

    Giải pháp 01: Giữ nguyên như quy định của pháp luật hiện hành, tức không bổ sung các quy định nhằm tăng cường công tác quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án tại cộng đồng. 

    Giải pháp 02: Quy định việc giám sát điện tử đối với người chấp hành tại cộng đồng nhằm tăng cường công tác quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án. 

    Đồng thời, nghiên cứu bổ sung một số nội dung về quy định giám sát đối với người chấp hành án tại cộng đồng trong đó bao gồm: 

    - Đối tượng áp dụng hình thức giám sát điện tử:

    + Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.

    + Người chấp hành án treo.

    + Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

    + Người chấp hành án phạt cấm cư trú.

    + Người chấp hành án phạt quản chế trong trường hợp những người này đã vi phạm 01 lần nghĩa vụ của người chấp hành án theo quy định).

    - Trình tự, thủ tục, điều kiện, phương thức áp dụng, hình thức thực hiện phương pháp giám sát điện tử.

    - Cơ quan có thẩm quyền quyết định giám sát điện tử đối với người chấp hành án tại cộng đồng; tổ chức thực hiện và quản lý. 

    - Quy định về vị trí pháp lý của Trung tâm giám sát điện tử, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này trong việc quản lý, sử dụng thiết bị giám sát điện tử, máy chủ trung tâm, đường truyền kết nối, bảo đảm an ninh an toàn thông tin.

    (2) Đề xuất phạm nhân có quyền được tham gia BHYT do Ngân sách nhà nước đóng

    Theo Dự thảo Tờ trình, nhằm hoàn thiện chính sách về thực hiện chế độ đối với phạm nhân, tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong việc triển khai thực hiện các quy định. Đồng thời, để hoàn thiện quy định về thực hiện chế độ quản lý giam giữ đối với phạm nhân và đảm bảo quy định pháp luật về thi hành án hình sự đồng bộ, thống nhất đối với các quy định pháp luật chuyên ngành khác có liên quan. Bộ Công an đã có đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ quản lý giam giữ, giáo dục phạm nhân như sau:

    - Bổ sung thêm nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã, đơn vị quân đội trong quản lý người được hoãn chấp hành án phạt tù theo hướng quy định nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã, đơn vị quân đội trong lập hồ sơ, tổ chức quản lý; giải quyết người được hoãn chấp hành án phạt tù được vắng mặt ở nơi cư trú; công tác báo cáo trong quản lý người được hoãn chấp hành án phạt tù.

    - Bổ sung quy định về việc người được hoãn chấp hành án phạt tù phải có mặt theo giấy triệu tập, thực hiện cam kết, báo cáo về tình hình chấp hành, tự giác trình báo khi hết thời hạn hoãn chấp hành án phạt tù hoặc khi sức khỏe hồi phục để tiếp tục chấp hành án.

    - Bổ sung quy định về việc phạm nhân có quyền hiến mô, một phần bộ phận cơ thể và được tham gia BHYT do Ngân sách nhà nước đóng.

    - Bổ sung quy định về thu thập thông tin sinh trắc học của phạm nhân trong trường hợp chưa có thông tin.

    - Bổ sung quy định khi xây dựng Kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân hàng năm phải xây dựng dự kiến chỉ tiêu, định mức lao động cho phạm nhân.

    Bên cạnh đó, Bộ Công an còn có đề xuất bổ sung thêm 01 Điều quy định về tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, theo hướng:

    - Quy định về nguyên tắc việc tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; trách nhiệm của trại giam, tổ chức hợp tác với trại giam thực hiện tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

    - Các trường hợp phạm nhân không được đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam; trách nhiệm của VKS nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam và UBD cấp huyện, xã nơi có khi lao động, hướng nghiệp, dạy nghề trong thực hiện quy định này.

    Hiện các cá nhân, tổ chức có ý kiến về Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thi hành án Hình sự có thể tham gia đóng góp tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng.

     
    179 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận