Đề xuất gộp giấy phép lái xe hạng B1 và B2, bỏ hạng A4

Chủ đề   RSS   
  • #609293 13/03/2024

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81095
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần


    Đề xuất gộp giấy phép lái xe hạng B1 và B2, bỏ hạng A4

    Tại kỳ họp 6 Quốc hội khóa XV vừa qua, khi đưa ra hội trường để thảo luận, dự thảo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ không phân hạng GPLX mà giao cho Chính phủ quy định.

    Theo đó, Bộ Công an đang lấy ý kiến các cơ quan, hiệp hội về dự thảo báo cáo giải trình một số nội dung mới trong dự thảo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

    Đề xuất bỏ GPLX hạng A4, gộp hạng B1 và B2

    Tại dự thảo báo cáo đang lấy ý kiến, Bộ Công an đề xuất thay đổi một số hạng giấy phép lái xe (GPLX).

    Theo quy định đang có hiệu lực tại luật Giao thông đường bộ 2008, giấy phép lái xe bao gồm 13 hạng: A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FE, FC.

    Trong đó, hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000kg.

    Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg.

    Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg.

    Trong dự thảo báo cáo mới, Bộ Công an đề xuất bỏ hạng A4 và không quy định hạng GPLX cho người điều khiển máy kéo vì căn cứ vào kiểu loại, công dụng của phương tiện, loại phương tiện này sẽ được xếp vào nhóm xe máy chuyên dùng.

    Đồng thời, Bộ Công an cũng đề xuất đưa hạng B1 và B2 về cùng hạng B do căn cứ để phân hạng GPLX là từ công suất, kiểu loại, động cơ, số chỗ ngồi.

    Việc cấp GPLX theo hạng mới này, theo Bộ Công an, sẽ được thực hiện đối với người cấp lần đầu và cho những GPLX thuộc các trường hợp cấp đổi, cấp lại. 

    Điều khoản chuyển tiếp sẽ quy định GPLX cấp trước khi luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng theo thời hạn và giá trị ghi trên GPLX.

    Nội luật hóa các quy định về phân hạng GPLX

    Cũng theo Bộ Công an, việc đưa nội dung phân hạng GPLX vào dự thảo luật nhằm nội luật hóa các quy định về phân hạng GPLX quy định tại Công ước Viên năm 1968, đảm bảo cam kết của Việt Nam khi ký kết, gia nhập công ước.

    Việc này còn tạo thuận lợi cho người Việt Nam sinh sống, học tập tại các nước là thành viên Công ước Viên năm 1968; không mất chi phí đổi, học để được cấp GPLX, góp phần phát triển kinh tế, du lịch, thương mại, hợp tác quốc tế, đồng thời phát triển đầu tư, sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu phương tiện trong nước và quốc tế do có sự đồng bộ về phân hạng phương tiện và GPLX.

    Việc chuyển đổi chỉ thực hiện đối với sát hạch, cấp mới và các trường hợp cấp đổi, cấp lại, chuyển đổi thực hiện theo hướng có lợi cho người dân, không gây mất an toàn giao thông.

    Thông tin này được Bộ Công an đề xuất để thúc đẩy sự đồng bộ hóa về phân hạng phương tiện và GPLX, góp phần vào sự phát triển của ngành đầu tư, sản xuất và giao thông vận tải cả trong và ngoài nước.

    Xem thêm tại dự thảo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

    Tham khảo: Cách tính thời hạn tước quyền sử dụng GPLX

    Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng GPLX, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt được quy định tại khoản 3 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

    - Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

    - Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;

    - Khi tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm b khoản này và khi trả giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

    Như vậy, để không bị nhầm lẫn giữa thời gian đến đóng phạt và thời gian tước quyền sử dụng GPLX khi bị CSGT tước GPLX thì thời gian tước GPLX được tính từ thời điểm tước GPLX đến khi người vi phạm được trả lại giấy phép, thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước GPLX được xác định từ khi thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép tính kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.

     
    999 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (17/04/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận