Trong tháng 03/2024, dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã được Bộ Công an hoàn thiện với nhiều quy định mới trong lĩnh vực về an toàn giao thông. Trong đó, nổi bật là đề xuất 7 cách thức để CSGT phát hiện và xử lý hành vi vi phạm giao thông. Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề trên.
7 cách thức để CSGT phát hiện vi phạm giao thông
Theo Điều 66 của dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ nêu rõ lực lượng tuần tra kiểm soát được sử dụng 7 cách thức sau:
Thứ nhất, được vận hành, sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Thứ hai, được sử dụng hệ thống camera điều hành giao thông và hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm soát tải trọng xe cơ giới.
Thứ ba, CSGT được sử dụng thêm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy giao thông.
Thứ tư, cơ quan chức năng được phép khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, ghi nhận hình ảnh người lái xe, bảo đảm an toàn hành trình theo quy định; tiếp nhận dữ liệu thu thập từ công trình kiểm soát tải trọng xe.
Thứ năm, CSGT được khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Thứ sáu, khi tuần tra kiểm tra, CSGT còn quan sát, kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu trực tiếp để phát hiện những hành vi vi phạm trên đường bộ.
Thứ bảy, CSGT sẽ tiếp nhận, xử lý tin báo, phản ánh, kiến nghị, dữ liệu thu thập được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, so với quy định hiện hành về các hình thức tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông tại Mục 3 Thông tư 32/2023/TT-BCA chỉ quy định các hình thức như kiểm soát thông qua Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tuần tra, kiểm soát công khai và tuần tra, Dự thảo đã bổ sung thêm các hình thức mới như:
- Qua hệ thống camera điều hành giao thông và hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm soát tải trọng xe cơ giới;
- Thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy giao thông;
- Thiết bị giám sát hành trình, ghi nhận hình ảnh người lái xe, bảo đảm an toàn hành trình theo quy định;
- Tiếp nhận dữ liệu thu thập từ công trình kiểm soát tải trọng xe;
- Thông tin trong cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Xem dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ tháng 3/2024 :https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/30/2.-Du-thao-Luat-TTATGTDB-ban-sach-xin-y-kien.docx
So sánh quy định CSGT được dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát trong Dự thảo và Thông tư 32/2023/TT-BCA
Theo Điều 65 Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ so sánh với Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, quy định CSGT được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát:
STT
|
Căn cứ
|
Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ
|
Thông tư 32/2023/TT-BCA
|
1
|
Phát hiện hành vi vi phạm
|
Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm pháp luật về trật an, an toàn giao thông đường bộ hoặc vi phạm pháp luật khác.
|
Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
|
So với quy định hiện hành chỉ được dừng phương tiện khi phát hiện hành vi vi phạm (trực tiếp hoặc qua các thiết bị kỹ thuật) thì theo Dự thảo, CSGT chỉ cần có căn cứ xác định có hành vi vi phạm cũng sẽ được dừng, không nhất thiết là chứng kiến hành vi vi phạm xảy ra.
|
2
|
Theo mệnh lệnh
|
Thực hiện theo mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của cấp có thẩm quyền để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà buộc phải dừng phương tiện để kiểm soát mới phát hiện được.
|
Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành;
|
So với quy định hiện hành thực hiện theo mệnh lệnh, kế hoạch để đảm bảo trật tự, an toàn, Dự thảo đã nêu cụ thể hơn khi thêm vào “mà buộc phải dừng phương tiện để kiểm soát mới phát hiện được”.
|
3
|
Bảo vệ an ninh
|
Phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống dịch bệnh.
|
Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp
|
So với quy định hiện hành thì phải có văn bản đề nghị cụ thể của cấp có thẩm quyền, Dự thảo quy định chỉ cần để phục vụ mục đích bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm, thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ cứu nạn thì CSGT đã được phép dừng phương tiện.
|
4
|
Có tin báo, tố giác
|
Có tin báo, tố giác, phản ánh, kiến nghị, đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật khác.
|
Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
|
So với quy định hiện hành chỉ khi có tin về người và phương tiện tham gia giao thông, Dự thảo đã quy định bao quát hơn, gồm cả tin về tội phạm và các hành vi vi phạm khác.
|
Trên đây là toàn bộ thông tin về 7 cách thức mà CSGT được sử dụng để phát hiện vi phạm giao thông và những trường hợp CSGT được yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra được quy định trong Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Người đọc có thể tham khảo để cập nhật các thông tin mới nhất của pháp luật.