Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) có nhiều đề xuất thay đổi cách hoạt động hành nghề công chứng, trong đó có đề xuất công chứng viên phải bồi thường thiệt hại kể cả khi không còn là công chứng viên nữa
>> Xem thêm bài viết:
• 05 điểm mới về Văn phòng công chứng trong Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)
(1) Đề xuất công chứng viên phải bồi thường thiệt hại kể cả khi không còn là công chứng viên
Bồi thường thiệt hại trong hoạt động hành nghề công chứng sẽ do tổ chức hành nghề công chứng đứng ra bồi thường cho người yêu cầu công chứng và nhân viên, công chứng viên gây ra thiệt hại sẽ trả lại khoản tiền đó cho tổ chức hành nghề công chứng theo Điều 38 Luật Công chứng 2014.
Tuy nhiên, có một số hợp đồng, giao dịch mà phải mất thời gian 05 năm, 10 năm sau những người liên quan mới phát hiện ra sai sót, lúc đó có thể tổ chức hành nghề công chứng đã giải thể, chuyển đổi, sát nhập,...hoặc công chứng viên ký hợp đồng giao dịch đó đã không còn làm công chứng viên nữa thì các quy định trong Luật Công chứng 2014 chưa điều chỉnh đến.
Nhận ra điểm bất cập đó, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã đề xuất phương án bồi thường thiệt hại cụ thể được trách nhiệm của công ty bảo hiểm nghề nghiệp và điều chỉnh phạm vi chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại chi tiết hơn.
Theo đó, tại Điều 37 dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định việc bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng như sau:
- Người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác có liên quan bị thiệt hại do lỗi trong quá trình thực hiện công chứng của công chứng viên, nhân viên của tổ chức hành nghề công chứng thì được bồi thường thiệt hại.
- Công ty bảo hiểm chi trả bồi thường trong phạm vi bảo hiểm đã thoả thuận theo hợp đồng bảo hiểm đã ký kết; trường hợp thiệt hại không thuộc phạm vi bảo hiểm hoặc khoản chi trả bồi thường của công ty bảo hiểm không đủ thì tổ chức hành nghề công chứng chi trả phần còn thiếu. Trong trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã chuyển đổi, hợp nhất, sáp nhập thì tổ chức hành nghề công chứng kế thừa quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại; trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã giải thể, chấm dứt hoạt động thì công chứng viên, nhân viên trực tiếp gây thiệt hại phải tự mình bồi thường thiệt hại, kể cả trường hợp người đó không còn là công chứng viên.
- Công chứng viên, nhân viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại cho tổ chức hành nghề công chứng khoản tiền mà tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, theo đề xuất trên, tổ chức hành nghề công chứng không phải là đối tượng duy nhất bồi thường khi có thiệt hại xảy ra nữa mà trách nhiệm bồi thường sẽ chuyển qua cho công ty bảo hiểm, trường hợp nằm ngoài phạm vi bồi thường của công ty bảo hiểm thì tổ chức công chứng mới phải bù phần còn thiếu. Đề xuất này đã quy định rõ hơn về trách nhiệm của công ty bảo hiểm, phát huy được công dụng của bảo hiểm nghề nghiệp cho công chứng viên.
Bên cạnh đó, đề xuất cũng nêu rõ tổ chức hành nghề công chứng kế thừa chuyển đổi, hợp nhất, sát nhập với tổ chức hành nghề công chứng gây ra thiệt hại sẽ có trách nhiệm bồi thường khoản thiệt hại đó. Điều này sẽ giúp cho người yêu cầu công chứng không còn bối rối không biết kêu ai bồi thường khi tổ chức hành nghề công chứng đã ký cho mình nay đã chuyển thành tổ chức hành nghề công chứng khác.
Ngoài ra, đề xuất cũng chỉ định rõ công chứng viên, nhân viên trực tiếp gây ra thiệt hại phải tự mình bồi thường thiệt hại kể cả khi không còn là công chứng viên trong trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã giải thể, chấm dứt hoạt động.
>> >> Bài được viết theo dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) ngày 11/12/2023https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/09/Khongso_524982%20(1).dochttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/09/Khongso_524982%20(1).doc
>> Xem dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) mới nhất tại: Luật công chứng (sửa đổi)
(2) Một số đề xuất khác trong việc hành nghề công chứng của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)
Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đề xuất thêm một số điểm mới trong công tác hành nghề công chứng, cụ thể:
Hình thức hành nghề công chứng của công chứng viên
Tại đề xuất ở Điều 35 dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã sửa đổi, bổ sung thêm một số chi tiết, điều khoản như công chứng viên của Phòng công chứng được quy định là viên chức nhà nước; công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động giờ đây có thể làm việc tại Văn phòng công chứng và Phòng công chứng, trước đây chỉ quy định cho phép công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng tại Văn phòng công chứng mà thôi.
Thẻ công chứng viên
Điều 36 dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đề xuất công chứng viên chỉ được hành nghề sau khi được Sở Tư pháp cấp Thẻ công chứng viên và phải đeo Thẻ công chứng viên trong khi hành nghề chứ không chỉ là đem theo như quy định hiện hành.
Thẻ công chứng viên sẽ được cấp cho Phòng công chứng sau khi có quyết định thành lập Phòng công chứng hoặc Phòng công chứng bổ sung thêm công chứng viên mới. Đối với Văn phòng công chứng, Sở Tư pháp sẽ cấp thẻ công chứng viên đồng thời với việc cấp giấy đăng ký hoạt động hoặc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động khi Văn phòng công chứng bổ sung thêm công chứng viên.
Thẻ công chứng viên sẽ được cấp lại trong trường hợp thẻ đã cấp bị mất, hư hỏng hoặc khi tổ chức hành nghề công chứng thay đổi tên gọi.
Công chứng viên sẽ bị thu hồi thẻ khi bị miễn nhiệm hoặc không còn hành nghề tại tổ chức hành nghề công chứng.
Bài viết này dựa trên dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) cập nhật ngày 11/12/2023
>> Bài được viết theo dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) ngày 11/12/2023https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/09/Khongso_524982%20(1).doc
>> Xem dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) mới nhất tại: Luật công chứng (sửa đổi)
>> Xem thêm bài viết:
• 05 điểm mới về Văn phòng công chứng trong Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)