Đề xuất: Cặp vợ chồng, cá nhân có thể tự quyết định sinh bao nhiêu con

Chủ đề   RSS   
  • #613881 10/07/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 27652
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 575 lần


    Đề xuất: Cặp vợ chồng, cá nhân có thể tự quyết định sinh bao nhiêu con

    Bộ Y tế đang đề nghị xây dựng Luật Dân số nhằm đáp ứng yêu cầu công tác dân số trong tình hình mới. Theo đó, Bộ này đề xuất trao quyền tự quyết thời gian, khoảng cách sinh và số con cho các cặp vợ chồng, cá nhân, đảm bảo phù hợp điều kiện sức khỏe, thu nhập.

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/10/to-trinh-de-nghi-xay-dung-luat-dan-so.pdf Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Dân số

    Theo báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số, năm 2006, nước ta đã đạt mức sinh thay thế và giữ được mức sinh xung quanh mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc; duy trì mức độ gia tăng dân số phù hợp hằng năm; quy mô dân số đạt hơn 100 triệu người. 

    Theo đó, Việt Nam hiện đang ở thời kỳ dân số vàng, tạo ra những lợi thế to lớn cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội; phân bố dân số đã hợp lý hơn; chất lượng nguồn nhân lực, chỉ số phát triển con người ngày càng được cải thiện; tuổi thọ bình quân người Việt Nam ngày càng được nâng cao. 

    Pháp lệnh Dân số đã có nhiều tác động tích cực; khắc phục được tình trạng tản mạn, phân tán điều chỉnh dân số; tạo cơ sở pháp lý quan trọng thực hiện công tác dân số; góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác dân số. 

    Tuy nhiên, qua 20 năm thực hiện, Pháp lệnh Dân số nêu trên đã bộc lộ những hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra.

    Theo đó, việc xây dựng Luật Dân số để khắc phục một số hạn chế, bất cập là cần thiết.

    (1) Đề xuất cặp vợ chồng, cá nhân có thể tự quyết định số con

    Theo Pháp lệnh 08/2008/PL-UBTVQH12 hiện hành thì mỗi cặp vợ chồng, cá nhân “sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định”.

    Theo đó, tại Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Dân số đã đề xuất các quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc sinh con như sau:

    Về quyền:

    Cặp vợ chồng, cá nhân có quyền quyết định về:

    - Thời gian sinh con.

    - Số con và khoảng cách giữa các lần sinh.

    - Được cung cấp thông tin, tiếp cận, lựa chọn, sử dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình. 

    Về nghĩa vụ: Cặp vợ chồng, cá nhân có những nghĩa vụ như sau:

    - Thực hiện chính sách, pháp luật về dân số.

    - Bảo đảm trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.

    - Bình đẳng trong thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình. 

    Theo đó, cũng khuyến khích mỗi cặp vợ chồng và cá nhân tự nguyện thực hiện các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước về công tác dân số phù hợp với từng thời kỳ.

    (2) Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên

    Theo Tờ trình, mục tiêu của chính sách trên là xây dựng các giải pháp khống chế, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên, góp phần khắc phục những hệ luỵ về xã hội và nhân khẩu học do tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh gây ra, thúc đẩy bình đẳng giới.

    Về mặt nội dung:

    Sẽ thực hiện tuyên truyền vận động, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, không lựa chọn giới tính thai nhi.

    Xây dựng quy định các biện pháp can thiệp vào nguyên nhân gốc rễ là sự ưa thích sinh con trai, quan niệm về việc mong muốn có con trai để nối dõi tông đường; hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái; sửa đổi, tăng các chế tài xử lý vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm; thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; thực hiện có hiệu quả các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.

    Theo đó, sẽ áp dụng các giải pháp thực hiện chính sách bao gồm: 

    - Tuyên truyền vận động, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và thay đổi hành vi của từng cá nhân và cộng đồng về việc không lựa chọn giới tính thai nhi, phân biệt đối xử giới; xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách về bình đẳng giới.

    - Đưa các nội dung về xóa bỏ phân biệt, định kiến giới, trọng nam hơn nữ, kỳ thị con gái hoặc con trai và các nội dung liên quan lồng ghép vào chương trình giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, hương ước, quy ước của thôn, ấp, bản, tổ dân phố trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận và thiết lập.

    - Lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung về bình đẳng giới trong xây dựng, thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội cấp quốc gia và địa phương; nâng cao vị trí, vai trò và tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

    - Rà soát, bổ sung các hành vi nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi và phân biệt đối xử giới dưới mọi hình thức phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa dân tộc và con người Việt Nam.

    - Sửa đổi, tăng các chế tài xử lý vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm.

    - Rà soát, bổ sung và thực hiện có hiệu quả các biện pháp, các chương trình, đề án thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới; xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình, đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn.

    - Quy định trách nhiệm cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.

    - Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; chú trọng việc lạm dụng các công nghệ, kỹ thuật để lựa chọn giới tính khi sinh, trách nhiệm cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc tổ chức thực hiện.

     
    411 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phucpham2205 vì bài viết hữu ích
    admin (07/10/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận