Cảnh vệ là một lực lượng an ninh đặc biệt có nhiệm vụ bảo vệ các nguyên thủ quốc gia, cán bộ cấp cao, địa điểm trọng yếu ở mức an toàn tuyệt đối khỏi các sự cố, tội phạm nguy hiểm, ám sát.
Hiện nay, ở nước ta có 03 cơ quan đó chính là Quốc hội là cơ quan lập pháp, Chính phủ là cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp chính là hệ thống Tòa án, Viện kiểm sát.
Thực tế, cho thấy đối tượng cảnh vệ chỉ mới là người đứng đầu cơ quan lập pháp tức Chủ tịch Quốc hội, hành pháp là Thủ tướng Chính phủ còn Thẩm phán TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC thì chưa được là đối tượng bảo vệ.
Cảnh vệ là gì? Nhiệm vụ của cảnh vệ ra sao?
Cảnh vệ là công tác bảo vệ đặc biệt do Nhà nước tổ chức thực hiện để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ. Công tác cảnh vệ là thực hiện các biện pháp cảnh vệ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ.
Căn cứ Điều 18 Luật Cảnh vệ 2017 quy định lực lượng Cảnh vệ phải có nhiệm vụ như sau:
(1) Lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ trong mọi tình huống;
- Chủ động thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình liên quan đến việc bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ;
- Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Công an ban hành văn bản để thực hiện công tác cảnh vệ; tổ chức phối hợp, hiệp đồng triển khai phương án, kế hoạch bảo vệ;
- Hướng dẫn các lực lượng liên quan thực hiện công tác cảnh vệ;
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác cảnh vệ;
- Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác cảnh vệ.
(2) Lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng
- Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ do Quân đội đảm nhiệm trong mọi tình huống;
- Chủ động thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình liên quan đến việc bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ;
- Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác cảnh vệ trong Quân đội; chủ trì, phối hợp, hiệp đồng với đơn vị có liên quan triển khai phương án, kế hoạch bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ khi đến thăm, làm việc trong khu vực do Quân đội quản lý;
- Phối hợp với lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an và các lực lượng liên quan để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ do Quân đội đảm nhiệm".
Đối tượng nào đang được lực lượng cảnh vệ bảo vệ?
Thông thường có thể thấy những người được cảnh vệ đều là những người có chức vụ, chức danh quan trọng làm việc trong hệ thống nhà nước. Theo đó, tại Điều 10 Luật Cảnh vệ 2017 quy định cụ thể đối tượng cảnh vệ bao gồm:
(1) Lãnh đạo cấp cao trong nước
Người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm:
- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Chủ tịch nước.
- Chủ tịch Quốc hội.
- Thủ tướng Chính phủ.
- Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ.
- Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ.
(2) Cán bộ quốc tế tại Việt Nam
Khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam bao gồm:
- Người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ.
- Cấp phó của người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ, trên cơ sở có đi có lại.
- Khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
- Khách mời khác theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, trên cơ sở có đi có lại.
Qua đó, có thể thấy người được cảnh vệ thường là các nguyên thủ quốc gia chứ chưa có quy định Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC.
(3) Khu vực trọng yếu
- Khu vực làm việc của Trung ương Đảng.
- Khu vực làm việc của Chủ tịch nước.
- Khu vực làm việc của Quốc hội.
- Khu vực làm việc của Chính phủ.
- Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bảo tàng Hồ Chí Minh; Khu di tích Phủ Chủ tịch; Quảng trường Ba Đình; Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại đường Bắc Sơn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
(4) Sự kiện đặc biệt quan trọng
- Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng.
- Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Kỳ họp của Quốc hội.
- Phiên họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ.
- Hội nghị, lễ hội do Trung ương Đảng, Nhà nước tổ chức; đại hội đại biểu toàn quốc do tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương tổ chức; hội nghị quốc tế tổ chức tại Việt Nam.
Lý do cần bổ sung 02 đối tượng cảnh vệ
Vừa qua, tình hình an ninh chính trị trên thế giới xảy ra nhiều bất ổn, ngày càng có nhiều vụ trả thù, ám sát các cán bộ cấp cao trên thế giới. Mặc dù có nhiều nguyên nhân khác nhau tuy nhiên không loại trừ khả năng việc thực hiện hoạt động công vụ mà dẫn đến việc trả thù vì tư lợi cá nhân.
Mà trong đó, cơ quan tư pháp là cơ quan trực tiếp dẫn đến các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sống, quyền tự do,... Của công dân, người đứng đầu lại là Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC lại là người có quyết định cuối cùng và mang tính rủi ro cao. Vì vậy, dẫn đến nhiều tiềm ẩn có nguy cơ đến tính mạng nhưng lại chưa được Luật Cảnh vệ xem là đối tượng cần được bảo vệ.
Đơn cử, theo Luật Thi hành án hình sự 2019, trước khi thi hành án tử hình, chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình phải công bố quyết định không kháng nghị của Chánh án TANDTC và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC. Như vậy, để thi hành án tử hình, không thể không nhắc tới các quyết định quan trọng của Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao.
Trường hợp, mà Chánh án TANDTC được cảnh vệ phải được bầu vào Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu Chánh án TANDTC và Viên trưởng TANDTC không là thành viên của Bộ Chính trị thì sẽ không được cảnh vệ. Qua đó, việc bổ sung 02 đối tượng này vào thuộc diện cảnh vệ là cần thiết.