ĐỀ XUẤT BỔ SUNG QUYỀN ĐƯỢC CHẾT

Chủ đề   RSS   
  • #380192 22/04/2015

    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    ĐỀ XUẤT BỔ SUNG QUYỀN ĐƯỢC CHẾT

    "Với những người sống thực vật, ung thư giai đoạn cuối, chịu đau đớn tột cùng về thể xác, tinh thần và muốn ra đi nhẹ nhàng thì nên cho họ có quyền được chết", tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Y tế) đề xuất.  

     

    Trong bản góp ý dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi đang được trình lãnh đạo Bộ Y tế cho ý kiến, Vụ Pháp chế đề xuất bổ sung quyền được chết, hay quyền an tử, cái chết nhân đạo. 

     

    Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Pháp chế nêu lên thực tế, trong công việc hàng ngày các bác sĩ chứng kiến nhiều người bệnh không thể cứu được, phải sống thực vật, bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đau đớn tột cùng về thể xác, sang chấn đến tận cùng về tinh thần. Họ mong muốn được chết, muốn nhờ bác sĩ giúp ra đi một cách êm ái, thanh thản. 

     

    "Về mặt luật pháp, chúng ta có quyền được khai sinh, khai tử, nhưng trên hết là quyền được sống. Sao chúng ta lại không đặt vấn đề về quyền được chết? Như vậy có phải là hành vi giết người? Bác sĩ cho người ta chết về bản chất là giết người, theo pháp luật sẽ bị xử lý hình sự, nhưng nếu pháp luật cho phép có chủ đích thì vẫn có thể được", tiến sĩ Quang nói. 

     

    Tuy nhiên, Vụ trưởng Pháp chế cũng thừa nhận rào cản về mặt tâm lý, đạo đức. Trong quan niệm của nhiều người Việt dù bố mẹ có nằm sống thực vật vài năm trời người ta vẫn còn hy vọng, còn nước còn tát, không nỡ rút máy thở ra dù biết sự giải thoát cho người ấy cũng chính là giải thoát cho người thân trong gia đình. Đạo đức xã hội không bao giờ cho phép.

     

    Bên cạnh đó, bản thân bác sĩ cũng không dám. Trong lời thề Hypocrate, lời khuyên y đức của Hải Thượng Lãn Ông thì nguyên tắc là còn nước còn tát, còn sống là còn cứu chữa cho đến hơi thở cuối cùng, khi bệnh nhân không còn các chỉ số sinh tồn nữa. Lúc đó người ta tự chết, tự trở về thế giới bên kia, trách nhiệm của người thầy thuốc khi đó mới kết thúc.

    (Theo VnExpress)


    Theo mình thì đây là một đề xuất nhân văn. Một người sống phải chịu cảnh đau đớn thì nên cho họ được một cái chết nhẹ nhàng theo nguyện vọng.

     
    10063 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn honhu vì bài viết hữu ích
    hoangtiennguyen (22/04/2015) Anlhk33-DLU (22/04/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #380202   22/04/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Người Việt có tính ba phải ,9 người 10 ý ...

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #380204   22/04/2015

    tvthlu
    tvthlu

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/02/2012
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 951
    Cảm ơn: 68
    Được cảm ơn 44 lần


    Chào bạn honhu!

    Nếu bạn đồng ý với đề xuất trên, thì cho tôi mạn ý xin nhắn nhủ bạn hãy suy nghĩ thêm và cân nhắc thật kỹ. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống văn hóa, tư tưởng, lối sống ở các thế hệ con người chúng ta, đặc biệt là văn hóa Việt Nam.

    Từ đầu đến hết, mạng sống con người không phải là do con người tạo nên, mà là Tạo hóa ban cho. Quyền được sống của con người được nhà nước bảo vệ không phải là ngẫu nhiên mà có, mà là vì chân lý không thể mất này. Mỗi giây phút trên cõi đời này, là một sự đáng quy vô tận, sẽ có hạnh phúc, có đau khổ, đó mới là cuộc sống thật sự. Tất nhiên, con người luôn cảm thấy thương cảm với những đau khổ hiện ra trước mắt, nhất là con người với con người. Và tự hành động, tình cảm sẽ tỏ ý giúp đỡ cách này cách khác. Nhưng trước mặt chúng ta, từ thâm tâm, bạn có nghĩ rằng, đau khổ đó là hạnh phúc, là điều quý giá của cuộc sống trên cõi đời này không? cho bạn, cho tôi, cho người thân, cho gia đình, cho xã hội. Và đó là quy luật tất yêu. Đã là quy luật tất yếu. nếu đi ngược lại, ví dụ như đề xuất trên thì chẳng khác gì nó đang hủy hoại cuộc sống, xã hội chúng ta đang có ư? Mang một án tích xâm hại nặng nề cho đời này và cả đời sau nữa, 

    Nhất quyết, tôi, bạn, chúng ta, tất cả hãy cùng luôn đồng lòng bảo vệ, trân trọng mạng sống của hết thảy mỗi người lđến những giây phút đang quý trên cõi đời này. 
     

     

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn tvthlu vì bài viết hữu ích
    Anlhk33-DLU (22/04/2015) hoangtiennguyen (22/04/2015) hocluat_gB776010 (25/04/2015) hungmaiusa (22/04/2015)
  • #380211   22/04/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    Chào bạn tvthlu

    Cảm ơn những lời chia sẻ của bạn. Mỗi người có một suy nghĩ và cách nhìn nhận riêng. Đúng là không ai mong muốn người thân của mình ra đi, nhưng bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu nhìn những người thân yêu đó đau đớn từng ngày, khóc lóc xin bạn hãy để họ được chết?

    Có thể bạn và nhiều người cho rằng đó là nhẫn tâm, là máu lạnh, là trái quy luật tự nhiên. Mình thì nghĩ đó là sự giải thoát. Quy định này đặt ra không có nghĩa bắt mọi người phải tuân theo. Đây là một cánh cửa mở cho những người gặp trường hợp như mình nêu trên được lựa chọn.

    Tại sao khi xử tử hình bằng súng luôn có một phát súng ân huệ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #380268   22/04/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


     

    honhu viết:

     

    Có thể bạn và nhiều người cho rằng đó là nhẫn tâm, là máu lạnh, là trái quy luật tự nhiên. Mình thì nghĩ đó là sự giải thoát. Quy định này đặt ra không có nghĩa bắt mọi người phải tuân theo. Đây là một cánh cửa mở cho những người gặp trường hợp như mình nêu trên được lựa chọn.

    Tại sao khi xử tử hình bằng súng luôn có một phát súng ân huệ?

     

     

    Chào bạn.

    Bạn nghĩ sao khi đứa con làm đơn đề nghị bác sĩ cho cha (hoặc mẹ) mình được "chết nhân đạo", trước khi nộp cho bệnh viện thì đứa cháu nội (ngoại) yêu cầu phô tô lại một bản, để sau này khi cần thì nó có mẩu sẳn và điền cho nhanh ? 

    Cha mẹ sẽ dạy con cháu mình điều gì khi hành động như vậy?:-P

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 22/04/2015 01:15:03 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #380291   22/04/2015

    thuyvanhlu
    thuyvanhlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2015
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Đề nghị các anh chị thả lỏng một tý đi ạ

    Một vấn đề sẽ có nhiều góc nhìn tùy thuộc ta đứng ở vị trí nào và đeo kính màu gì nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #380303   22/04/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    hungmaiusa viết:

     

    honhu viết:

     

    Có thể bạn và nhiều người cho rằng đó là nhẫn tâm, là máu lạnh, là trái quy luật tự nhiên. Mình thì nghĩ đó là sự giải thoát. Quy định này đặt ra không có nghĩa bắt mọi người phải tuân theo. Đây là một cánh cửa mở cho những người gặp trường hợp như mình nêu trên được lựa chọn.

    Tại sao khi xử tử hình bằng súng luôn có một phát súng ân huệ?

     

     

    Chào bạn.

    Bạn nghĩ sao khi đứa con làm đơn đề nghị bác sĩ cho cha (hoặc mẹ) mình được "chết nhân đạo", trước khi nộp cho bệnh viện thì đứa cháu nội (ngoại) yêu cầu phô tô lại một bản, để sau này khi cần thì nó có mẩu sẳn và điền cho nhanh ? 

    Cha mẹ sẽ dạy con cháu mình điều gì khi hành động như vậy?:-P

    Cách thức thế nào thì sẽ do Luật quy định, như một số nước thì người thân được quyền, một số thì chỉ người sắp chết được.

    Mà ngay cả trong trường hợp người thân được quyền yêu cầu thì mình vẫn thấy không vấn đề gì. Con cháu nếu được dạy dỗ tốt thì cũng sẽ đến lúc chúng hiểu được điều gì nên và không nên. 

    Như mình đã nói, quy định đặt ra không bắt buộc mọi người tuân theo. Tùy suy nghĩ, quan điểm từng người, từng gia đình. 

     
    Báo quản trị |  
  • #380230   22/04/2015

    quanghunghn
    quanghunghn

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/02/2015
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 27 lần


    Theo truyền thống đạo đức, tâm lý của người Việt và một số tôn giáo (có lẽ bạn tvthlu là người theo đạo) thì giúp người khác kết thúc cuộc sống của họ là hành vi không chấp nhận được.

    Với các sinh viên y khoa VN phải đọc lời thề Hyppocrates trong lễ tốt nghiệp: "...Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ..." , nhưng ở một số nước trên thế giới thì quyền được chết đã được luật hóa và tại các trường y khoa phương Tây thì không còn tuyên thệ lời thề Hyppocrates nữa mà thay bằng các lời thề phản ánh giá trị văn hóa xã hội hiện tại.

    Giả sử như đề xuất trên được thông qua thì đúng như bạn honhu nêu, đó là quyền chứ không phải nghĩa vụ. Để không ai được lạm dụng quyền này thì chắc chắn người ta cũng phải có những quy định nghiêm ngặt.

    Tuy nhiên, giúp người khác thực hiện quyền được chết có phải giết người không? hay như trước đây đấu tranh kịch liệt vấn đề nạo phá thai vì về bản chất nạo phá thai cũng là tước đoạt sự sống của thai nhi?

    Cập nhật bởi quanghunghn ngày 22/04/2015 01:33:58 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quanghunghn vì bài viết hữu ích
    hoangtiennguyen (22/04/2015)
  • #380241   22/04/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Về "quyền được chết" tôi cũng đã có ý kiến đóng góp vào dự thảo Hiến pháp 2013, rất tiếc đã không được đề cập, mà hiến pháp không đề cập thì không có cơ sở để luật hoá. Chắc phải đợi lần sửa đổi Hiến pháp tiếp theo thôi...

    Cập nhật bởi khoathads ngày 22/04/2015 10:37:01 SA
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    Anlhk33-DLU (22/04/2015) hungmaiusa (22/04/2015)
  • #380245   22/04/2015

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    Chào các anh,chị, đồng nghiệp diễn đàn

    Mọi người đọc xem bài này rồi sẽ có câu trả lời có nên đưa quyền được chết vào luật hay không?

    'Cái chết nhân đạo' gây nhiều tranh cãi ở các nước

    Hà Lan, Bỉ, Thụy Sĩ và 5 bang của Mỹ cho phép thực hiện "cái chết nhân đạo" đối với người bị bệnh trầm kha. Pháp, Hàn Quốc và nhiều nước khác còn tranh cãi.

    Quyền được chết luôn là vấn đề gây tranh cãi. Nhiều bác sĩ chia sẻ không ít trường hợp bệnh nhân van nài được chết, một số có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục điều trị, chỉ chờ đợi cái chết đau đớn đến gần. 

    Ở một số nước phát triển như Hà Lan, Bỉ, Canada, Thụy Sĩ, Luxembourg và 5 bang của Mỹ, quyền được chết được coi là một trong những quyền nhân thân và nhà nước cho phép trợ tử. Song rất nhiều người phản đối, lên án "cái chết êm ái" là vô đạo đức. Họ cho rằng sự sống con người dù mong manh nhưng phải được tôn trọng cho đến hơi thở cuối cùng. Ở Trung Quốc, Hàn Quốc, chỉ một số trường hợp cá biệt mới được quốc hội phê chuẩn tạm dừng điều trị, chờ cái chết đến tự nhiên. Luật pháp không công nhận "cái chết nhân đạo", mọi hành động trợ giúp bệnh nhân chết bị coi là sát nhân.

    Hà Lan

    Đây là đất nước đầu tiên hợp pháp hóa "cái chết nhân đạo" từ tháng 4/2002. Người muốn chết phải đang đối mặt với nỗi đau đớn dày vò và các bác sĩ đều thất bại trong việc chữa trị. Họ phải hoàn toàn tỉnh táo khi ra quyết định. Độ tuổi được chọn cái chết êm ái là trên 12.

    Chính phủ Hà Lan cho phép thành lập các đội cứu trợ cung cấp "cái chết nhân đạo". 6 đội chuyên biệt sẽ di động đến nơi bệnh nhân yêu cầu được trợ tử nếu các bác sĩ khác từ chối tiến hành việc này. Mỗi năm có khoảng 3.100 trường hợp được trợ tử ở nước này.

    chet-nhan-dao-6041-1429639127.jpg

    Nhiều người xuống đường phản đối dự luật cho phép "cái chết nhân đạo" ở Pháp. Ảnh: Health.

    Bỉ

    Năm 2012, Bỉ gia nhập nhóm các nước cho phép trợ tử. Theo báo cáo của Ủy ban Liên bang Kiểm soát cái chết nhân đạo, trong năm 2013 quốc gia này có hơn 1.800 người "chết êm ái", tức trung bình mỗi ngày có khoảng 5 trường hợp.

    Bỉ là quốc gia duy nhất cho phép trợ tử không giới hạn tuổi tác. Ngày 13/2/2014, quốc hội cho phép trẻ em mắc bệnh nan y giai đoạn cuối được chọn “cái chết êm ái”. Yêu cầu trợ tử sẽ được chấp nhận nếu bệnh nhi đang chịu nỗi đau đớn thể xác hoặc tinh thần đến nỗi “không thể chịu đựng được”. Việc này được giám sát nghiêm ngặt bởi đội ngũ y bác sĩ giỏi, đồng thời phải được bác sĩ tâm lý, bác sĩ nhi khoa kiểm tra và chấp thuận.

    "Cái chết nhân đạo" đối với trẻ em bị Hội thánh Thiên chúa giáo, Do thái giáo và Hồi giáo phản đối kịch liệt. Hàng loạt bác sĩ nhi khoa viết thư trình lên Quốc hội Bỉ phản đối điều luật này. Họ cho rằng trẻ em chưa đủ khả năng ra quyết định kết thúc cuộc sống của mình.

    Luxembourg

    Tháng 2/2008, nối gót Hà Lan và Bỉ, Luxembourg trở thành nước thứ ba trong Liên minh châu Âu cho phép "cái chết êm ái". Người dân nước này phản đối mạnh mẽ xem đây là hành động giết người, trong khi các nhà lập pháp khẳng định quyền được chết luôn nằm trong tay bệnh nhân. Tất cả bác sĩ và thân nhân đều không có quyền quyết định. Điều luật này chỉ được áp dụng đối với bệnh nan y không có biện pháp chữa trị.

    Thụy Sĩ

    Trợ tử hay còn gọi là trợ giúp chết không đau, được hợp pháp hóa tại nước này từ năm 1941 với điều kiện bác sĩ không được can thiệp, người trợ tử không nhận bất cứ lợi ích gì từ người chết. Hơn 1.000 bệnh nhân nan y khắp nơi trên thế giới đã tìm đến Thụy Sĩ để nhận được sự hỗ trợ từ bỏ cuộc sống. Bị chỉ trích là kẻ sát nhân, song những người làm dịch vụ trợ tử nói rằng họ chỉ mong muốn các bệnh nhân ra đi thanh thản, không đau đớn.

    Argentina

    Thượng viện Argentina đã thông qua đạo luật "cái chết nhân đạo" với người bị bệnh nan y sống không bằng chết. Luật chỉ cho phép người bệnh được quyền từ chối điều trị, chờ đợi cái chết đến một cách tự nhiên do chính căn bệnh của mình. Tất cả hành vi có sự tác động của con người đều là phạm pháp. Trường hợp bác sĩ, thân nhân tự ý chấm dứt điều trị mà không có sự đồng ý của bệnh nhân hoặc bác sĩ trợ tử theo yêu cầu đều bị xử lý hình sự.

    Canada

    Tháng trước giới chức Canada tuyên bố sẽ hợp pháp hóa việc thực hiện cái chết êm ái trong năm tới, sau khi nước này chuẩn bị đầy đủ điều kiện cụ thể để “quyền được chết” được vận dụng đúng đắn nhất.

    Mỹ

    5 bang gồm Washington, Oregon, Vermont, New Mexico và Montana đã cho phép bác sĩ thực hiện "cái chết nhân đạo" đối với người bị bệnh trầm kha sống dở chết dở. Để tránh sai lầm đáng tiếc, khi áp dụng, đòi hỏi phải có ý kiến bác sĩ, bệnh nhân được xét nghiệm tâm thần và chờ đợi một khoảng thời gian nhất định trước khi thực hiện. Gia đình có thể góp ý nhưng người bệnh đưa ra quyết định cuối cùng.

    Pháp

    Ngày 17/3, Hạ viện Pháo đã bỏ phiếu thông qua dự luật "chết êm dịu" với 436 phiếu ủng hộ, 34 phiếu chống, 83 nghị sĩ bỏ phiếu trắng vì cho rằng điều luật chưa đủ sức thuyết phục. Sau khi được Hạ viện thông qua, dự luật sẽ được trình lên Thượng viện Pháp xem xét.

    Theo một cuộc thăm dò, 96% người dân Pháp được hỏi ủng hộ điều luật này. Gần đây, tỷ lệ ủng hộ giảm xuống còn 88% khi các bác sĩ phàn nàn rằng họ không thể tự tay chấm dứt mạng sống của bệnh nhân.

    Trên tờ Nhật báo Thế giới, đại diện các cộng đồng tôn giáo ở Pháp phản đối kịch liệt “cái chết êm ái” và khẳng định rằng sự sống của con người cho dù mong manh vẫn phải được tôn trọng. Bộ trưởng Y tế Pháp Marisol Tourane cũng phản đối điều luật này.

    Nhiều nước phản đối "cái chết nhân đạo"

    Các quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã, đặc biệt là khu vực châu Mỹ La Tinh, người dân tổ chức các cuộc biểu tình chống lại dự luật về cái chết nhân đạo. Ở Đức và Italia, đây là đề tài tranh cãi gay gắt trong nhiều năm qua. Tại các quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng của Phật giáo, mọi hành động can thiệp hay giúp đỡ người bệnh chết "nhân tạo" đều bị coi là giết người.

     

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Anlhk33-DLU vì bài viết hữu ích
    honhu (22/04/2015)
  • #380255   22/04/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Với đề xuất "Với những người sống thực vật, ung thư giai đoạn cuối, chịu đau đớn tột cùng về thể xác, tinh thần và muốn ra đi nhẹ nhàng thì nên cho họ có quyền được chết" theo tôi là thừa: Hằng ngày đọc báo thấy bệnh không nặng lắm mà bác sĩ vẫn có thể cho họ "quyền được chết".

    Chưa lo cứu người đã nghĩ đến giết người rồi !

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    tvthlu (22/04/2015) hoangtiennguyen (22/04/2015)
  • #380263   22/04/2015

    hoangtiennguyen
    hoangtiennguyen

    Mầm

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2014
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 965
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 18 lần


    Sửa đổi BLDS 2005 đã có nhiều người nêu đề xuất này, sửa đổi Hiến pháp 2013 cũng rất nhiều người đề xuất, rồi sửa đổi BLDS 2015 lần này cũng có nhiều người đề xuất vấn đề này và chắc còn nhiều người, nhiều lần đề xuất nữa.

    Nhưng vấn đề này chưa cấp bách nên các bác, các chú cứ từ từ nghiên cứu thêm.

     
    Báo quản trị |  
  • #380290   22/04/2015

    Chắc chắn có nhiều tranh cải về đề xuất này.

     
    Báo quản trị |  
  • #380372   22/04/2015

    Theo tôi thì không nên đặt ra vấn đề này vì có quá nhiều hệ lụy đi kèm.

     
    Báo quản trị |  
  • #380418   23/04/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Đúng là mỗi đề xuất đặt ra chúng ta đều cần phải cân nhắc, mọi biện pháp đều có 02 mặt của nó, quan trọng là xem xét biện pháp nào có mặt tích cực nhiều hơn, như đề xuất “Quyền được chết” trong Bộ luật dân sự. Em nghĩ nếu quy định điều này rất nhiều trường hợp sẽ bị lạm dụng đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #380441   23/04/2015

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


     Theo mình thì trước khi ra quy định này thì nên xem lại tư cách của lương y nước nhà đã. Liệu họ đã đủ "khả năng" để được giao cái quyền giúp bệnh nhân được "chết nhân đạo" chưa?

    Chữa bệnh nhiều người mang tiếng là "lương y" còn chưa làm được thì sao dám giao cho việc này.

     
    Báo quản trị |  
  • #380884   24/04/2015

    Tienphat032
    Tienphat032

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/12/2012
    Tổng số bài viết (79)
    Số điểm: 530
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 39 lần


    Theo mình thì hiện tại trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới mới chỉ có khoảng 5-6 nước, trong đó có một số bang cuả Hoa Kỳ công nhận cái chết nhân đạo. Do đó, phải chăng đưa cái chết nhân đạo vào BLDS sửa đổi lần này là quá vội vàng trong khi hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay còn quá nhiều vấn đề để bàn.

    Cùng với đó, theo mình mục đích quy định cái chết nhân đạo là để giải thoát cho người bệnh khỏi sự đau khổ, giày vò về thể xác, tinh thần nhưng đa phần các người bệnh thuộc trường hợp này lại không đủ tỉnh táo, nhận thực để thực hiện "quyền được chết" của mình. Do đó, theo tôi, trong bối cảnh nước ta hiện nay thì không nên quy định quyền được chết vào BLDS

     
    Báo quản trị |  
  • #380901   25/04/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Ai dám lảnh trách nhiệm giết người?

    Ai chịu quyết định giết người Tòa án hay VKS nhân dân?

    Ai chứng minh đơn xin được chết là đúng nguyện vọng,thực tế người sắp chết đã bị hạn chế  hành vi dân sự?

    Khg thể thông qua luật giết người. 

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #381171   27/04/2015

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Luật sư - Bộ Y Tế Đề Xuất Quyền Được Sống , Được Chết

    Theo điều 19 của Hiến pháp quy định: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật"...

    Trên thế giới hiện nay, quyền được chết hay còn gọi là “Luật An tử” vẫn là một vấn đề còn để mở, bao hàm nhiều quan niệm khác nhau. Ở Việt Nam, vấn đề này còn khá xa lạ với nhiều người và luật pháp của nước ta vẫn chưa hề có quy định nào về quyền được chết. Việt Nam là quốc gia châu Á có phong tục tập quán và truyền thống lâu đời luôn tôn trọng và đề cao quyền được sống vì thế mà quyền được chết còn rất xa lạ. Các bản Hiến pháp, Bộ luật dân sự trước đây đều không đề cập quyền được chết là quyền nhân thân của con người.

     

    Theo luật sư, vấn đề Quyền được chết và Quyền được sống về bản chất có giống nhau hay không?

     

    Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Công ty Luật NewVision Law đã đưa ra một vài bình luận của mình về vấn đề này, như sau:

    Theo luật sư, vấn đề Quyền được chết và Quyền được sống về bản chất có giống nhau hay không?

    Về logic suy luận, việc Bộ y tế đưa ra quan điểm con người có quyền được sống thì cũng có thể có quyền đề nghị mình được chết là có căn cứ.

    Hơn nữa, theo lý thuyết thì pháp luật có thể quy định về vấn đề an tử một cách rõ ràng. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn thì việc quy định về vấn đề an tử cần phải xem xét nhiều khía cạnh có liên quan còn nhiều điểm chưa thật sự thống nhất trong xã hội, cho nên trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai gần, pháp luật Việt Nam chưa thể quy định về vấn đề an tử.

     

    Vậy, thưa luật sư, việc quy định về quyền được chết có thể mang đến những tác động như thế nào ?

    Việc áp dụng quy định này có thể xuất hiện tình trạng gia đình người bệnh sẽ trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh.

    Trong trường hợp này, luật an tử lại là công cụ tiếp tay cho hành vi giết người có chủ đích, khuyến khích hành vi bất hiếu trong xã hội. Với một số trường hợp người bệnh có thể hồi phục ngoài dự đoán của y học và như thế bác sĩ vô tình hại người. Hay một số trường hợp sẽ lợi dụng sơ hở của pháp luật để tiến hành giết người có chủ ý mà không sợ bị trừng phạt... Sẽ có người bệnh sẽ tự chọn cái chết (dù bệnh có thể chữa khỏi) để trốn tránh những khoản nợ hoặc để gian lận bảo hiểm.

    Bên cạnh đó, việc ký vào giấy an tử đối với người bệnh sẽ để lại di chứng tâm lý không tốt đối với những người thân còn sống, dễ dẫn tới sự rạn nứt gia đình…

    Quy định này sẽ bị lạm dụng để thực hiện tội ác vô nhân đạo. Tình trạng này sẽ lớn hơn với những nước có hệ thống pháp luật lỏng lẻo, không kiểm soát được tình hình phạm tội. Nếu quyền được chết thừa nhận sẽ dẫn tới tình trạng nhiều người bệnh sẽ giảm đi ý chí, mất niềm tin vào cuộc sống. Với bác sĩ, quy định này có thể làm suy yếu, phá hỏng truyền thống y khoa.

    Luật sư có thể nói rõ hơn trên khía cạnh xây dựng pháp luật, quá trình áp dụng quy định này sẽ gặp phải những vấn đề gì trong thực tế?

    Theo điều 19 của Hiến pháp quy định: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật". Ngoài ra, không có bất cứ quy định nào về “quyền được chết”. Theo pháp luật Việt Nam, chỉ có thể tước đoạt cuộc sống của người khác thông qua việc áp dụng và cho thi hành hình phạt tử hình. Nếu đề xuất này được đưa vào Bộ luật Dân sự sửa đổi thì việc vi hiến là khá rõ.

    Ngoài ra, Việt Nam đã gia nhập Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị từ ngày 24/9/1982. Theo công ước này, Chế định Quyền dân sự có 16 quyền cơ bản nhưng không có quyền nào được gọi là “quyền được chết”.

    Cũng vì Việt Nam đã tham gia Công ước này nên chế định quyền dân sự trong pháp luật nước ta không được xây dựng trái với các nguyên tắc của Công ước. Đặc biệt tại khoản 2, điều 5 của Công ước đã quy định “không được hạn chế hoặc huỷ bỏ bất kỳ quyền cơ bản nào của con người...” và khoản 1, điều 6 cụ thể hơn rằng “mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện”.

    Một vấn đề khác đặt ra là pháp luật miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người tâm thần, vậy trường hợp người đề nghị "được chết" không minh mẫn sáng suốt hay mất khả năng điều khiển hành vi thì yêu cầu của họ có được được áp dụng?"

    Tóm lại, việc cho phép cá nhân được quyền lựa chọn cách chết dù trong hoàn cảnh nào chăng nữa, theo tôi không nên quy định trong giai đoạn hiện nay, nhưng có thể bàn luận về mặt khoa học. Quy định về an tử chỉ có thể được đặt ra khi mọi quan niệm về sự sống, sự chết, quan niệm về đạo đức, quan niệm về nhân đạo, về thiện và ác được mọi người trong xã hội nhận thức ở mức thống nhất cao hơn hiện nay.

     

     
    Báo quản trị |