Đề xuất biện pháp giám sát điện tử đối với người chưa thành niên phạm tội

Chủ đề   RSS   
  • #609274 12/03/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 26758
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 553 lần


    Đề xuất biện pháp giám sát điện tử đối với người chưa thành niên phạm tội

    Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên được chủ trì, phối hợp soạn thảo bởi TANDTC về xử lý chuyển hướng, hình phạt và thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Đáng chú ý, Dự thảo có đề cập đến hình thức giám sát điện tử như sau.

    Xem và tải về Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/12/Du_thao_Luat_Tu_phap_nguoi_chua_thanh_nien.pdf

    Xem và tải về Dự thảo tờ trình Luật Tư pháp người chưa thành niên tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/12/To_trinh_Quoc_hoi_ve_du_an_Luat_Tu_phap_nguoi_chua_thanh_nien.pdf

    (1) Các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế với người chưa thành niên

    Cụ thể, các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế được áp dụng cho người chưa thành niên được liệt kê tại Điều 114 Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên như sau: 

    Biện pháp ngăn chặn

    Biện pháp cưỡng chế

    - Giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

    - Bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị truy nã, để tạm giam.

    - Tạm giữ.

    - Tạm giam.

    - Giám sát điện tử.

    - Giám sát tại nhà.

    - Áp giải, dẫn giải.

    - Kê biên tài sản.

    - Phong tỏa tài khoản.

    Như vậy, theo như đề xuất, sẽ có ít nhất là 06 biện pháp ngăn chặn và 03 biện pháp cưỡng chế đối với người chưa thành niên phạm tội.

    (2) Trường hợp áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế

    Bên cạnh việc quy định các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế đối với người chưa thành niên thì Dự thảo cũng quy định những trường hợp cụ thể để áp dụng các biện pháp này như sau:

    - Đối với các biện pháp như tạm giữ và áp giải đối với người chưa thành niên chỉ nên được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết.

    - Đồng thời, theo Dự thảo, người chưa thành niên có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, đang bị truy nã và giải quyết như sau:

    + Trong thời hạn 06 giờ kể từ khi giữ người, người ra lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ người chưa thành niên phải thông báo ngay cho người đại diện của họ biết.

    + Sau khi giữ người cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 08 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.

    + Thời hạn tạm giữ nêu trên không quá 02 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ về trụ sở của mình. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ một lần nhưng không được quá 03 ngày.

    - Áp giải: Đối với người chưa thành niên bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc bị buộc tội, chỉ được áp giải khi có người đại diện cho họ có mặt.

    - Dẫn giải: Khi người chưa thành niên bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố và có đủ căn cứ xác định liên quan đến hành vi phạm tội, nếu đã được triệu tập hợp lệ 2 lần mà vẫn vắng mặt không lý do, sẽ áp dụng biện pháp dẫn giải. Tuy nhiên, việc dẫn giải chỉ được thực hiện khi có người đại diện cho họ có mặt.

    (3) Đề xuất áp dụng hình thức giám sát điện tử và giám sát tại nhà

    Cụ thể về biện pháp giảm sát điện tử theo Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên như sau:

    - Giám sát điện tử là biện pháp được áp dụng để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật và đảm bảo người chưa thành niên tuân thủ yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. 

    - Biện pháp này sẽ được áp dụng đối với người chưa thành niên bị buộc tội. 

    - Quyết định gắn thiết bị có chức năng giám sát đối với người chưa thành niên được ban hành bởi cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. 

    - Thời hạn của biện pháp giám sát điện tử không được quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử theo quy định.

    Về biện pháp giám sát tại nhà đối với người chưa thành niên phạm tội thì căn cứ dựa trên tính chất và mức độ của hành vi phạm tội mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể xem xét và ra quyết định áp dụng. Thời gian áp dụng biện pháp giám sát tại nhà cũng tương tự như giám sát điện tử là không được quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử theo quy định.

    Theo đó, người đại diện của người chưa thành niên phạm tội bị áp dụng biện pháp giám sát tại nhà có trách nhiệm như sau:

    - Quản lý người chưa thành niên.

    - Theo dõi, giám sát và hỗ trợ người chưa thành niên tham gia chương trình học tập, dạy nghề khác, các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương.

    - Báo cáo với cơ quan đã ra quyết định về việc giám sát tại nhà về tình hình quản lý, giám sát định kỳ hàng tuần hoặc khi có yêu cầu.

    - Phối hợp với tổ chức, cá nhân được phân công phối hợp quản lý, giám sát thực hiện kế hoạch quản lý, giám sát người chưa thành niên.

    Đồng thời, Chủ tịch UBND cấp xã nơi người chưa thành niên cư trú có trách nhiệm phối hợp với người đại diện để thực hiện những nhiệm vụ như sau:

    - Giới thiệu tham gia các chương trình học tập, hướng nghiệp, dạy nghề, tìm việc làm.

    - Định hướng chương trình phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng được tổ chức tại địa phương.

    Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên hiện đang được tổ chức trưng cầu ý kiến rộng rãi từ các cá nhân, tổ chức và cơ quan trong và ngoài nước. Người dân có ý kiến có đóng góp có thể gửi về Cổng thông tin điện tử Tòa án Nhân dân Tối cao.

     
    417 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phucpham2205 vì bài viết hữu ích
    admin (13/04/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận