Để trở thành luật sư chuẩn quốc tế ở Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #448847 06/03/2017

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Để trở thành luật sư chuẩn quốc tế ở Việt Nam

    Đất nước hội nhập quốc tế thì nghiễm nhiên các vấn đề pháp lý cũng phải hộp nhập, và trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò, trình độ của Luật sư trong xu hướng hội nhập. Luật sư cũng phải "quốc tế hóa".

    Không riêng gì hoạt động thương mại quốc tế, trong xu thế thế giới phẳng, các vấn đề pháp lý giữa các quốc gia trong các lĩnh vực khác như hình sự, dân sự... cũng sẽ có nhiều điều kiện để phát sinh. Chính vì vậy nhu cầu về "luật sư quốc tế" sẽ ngày càng cao. "Có cầu ắt sẽ có cung", cách duy nhất để duy trì nguồn cung không còn cách nào khác là phải đào tạo. Ngoài ra, các Luật sư phải có tâm thế sẵn sàng "hội nhập", học hỏi không ngừng về chuyên môn, ngoại ngữ... Nhưng học làm sao cho đúng, cho hiệu quả thì không phải ai cũng xác định được. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của Luật sư Nguyễn Ngọc Bích.

    Nguồn ảnh: Internet

    Trước tiên cần phải xác định cho rõ về "chuẩn quốc tế" của Luật sư. "Chuẩn quốc tế" là ở một quốc gia nào đó chứ không phải ở nhiều quốc gia hay trên toàn thế giới. Và chuẩn quốc tế cũng ở một số lĩnh vực nào đó chứ không phải là lĩnh vực nào, chuyên ngành nào cũng phải nắm vững. Và điều đặc biệt quan trọng, là đừng bao giờ nghĩ khi đạt được "Chuẩn quốc tế" thì có thể sang Tòa án nước đó và hành nghề. Điều này thì chắc hẳn ai cũng nắm được, bởi luật sư ở khu vực nào thì hành nghề ở khu vực đó, muốn làm việc ở nơi khác thì đương nhiên phải xin phép. Đó là khó khăn về thủ tục pháp lý. Ngoài ra, vấn đề "chi phí" cũng là điều khó khăn để luật sư "chuẩn quốc tế" ở trong nước ra nước ngoài làm việc. Thay vì mời luật sư Việt Nam ra nước ngoài hỗ trợ (phải tốn chi phí đi lại, ăn ở...) thì người ta có thể mời luật sư bản địa với mức giá có thể tương đương như không phải tốn những khoản phí phát sinh.

    Đó là còn chưa kể việc Luật sư trong nước chưa chắc đã nắm được tiến trình, thủ tục tố tụng của nước người ta. Đơn cử như vụ án đang gây xôn xao dư luật gần đây của chị Đoàn Thị Hương. Thủ tục tố tụng của Malaysia (quốc gia theo hệ luật Common Law) là hoàn toàn khác biệt so với Việt Nam, vậy thì làm sao mà luật sư Việt Nam có thể tham gia tranh tụng với công tố Malaysia được?

    Luật sư chuẩn quốc tế phải hiểu (không chỉ biết) những luật cơ bản về tố tụng, và phải chuyên sâu kiến thức ở những ngành nghề mình đầu tư chuyên sâu. Để được chuẩn quốc tế, sau khi tốt nghiệp cử nhân, bạn phải tham gia học cao học ở một trường nước ngoài. Và phải xác định cho mình mục tiêu khi đi du học, hầu hết mọi người khi đi du học nghĩ rằng phải học những gì mà ở trong nước không có, cho nên bỏ qua những môn học cơ bản về thủ tục tố tụng... đó là quan điểm hết sức sai lầm.

    (Còn tiếp...)

    Đây là chữ ký

     
    10320 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    truongngoclieu (06/03/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #448921   07/03/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Để trở thành luật sư chuẩn quốc tế ở Việt Nam (Phần 2)

    Việc học những môn học tố tụng ở những nước mình theo học là một điều rất quan trọng, đừng nghĩ rằng "học cái đó để làm gì, về nước có áp dụng được đâu". Bởi khi đã là một luật sư chuẩn quốc tế, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều khách hàng nước ngoài tìm đến bạn (kể cả khi bạn về nước) và khi bạn am hiểu luật của một số nước nào đó, việc giải thích với khách hàng của mình về những khác biệt về thủ tục tố tụng của một số nước là điều cực kì quan trọng.

    Có một điều quan trọng, bạn làm luật sư chuyên ở mảng nào bạn phải am hiểu lĩnh vực của mảng đó, tránh nói những điều mà bạn không biết. Bởi dù là có phải là khách hàng nước ngoài hay không, khi họ đã nhờ tới luật sư tư vấn, thì họ chỉ không biết những vấn đề họ đang cần bạn, những vấn đề khác có thể họ am hiểu hơn bạn rất nhiều.

    Xin nói thêm một điều về vấn đề "học" và "hành" của luật sư Làm luật sư khác với làm thầy giáo. Nếu ví môn học như một cái cuốc để phân biệt, thì thầy giáo cầm cái cuốc múa may trên tay, càng “hoành tráng” thì càng được sinh viên khen nức nở. Bảo đảm sẽ có một hai cô sinh viên xinh đẹp đến thăm thầy ngày Nhà giáo. Luật sư thì khác hẳn: cầm cuốc và cuốc, đất, hay đá ong, không ngừng nghỉ! Được trả tiền hay không thì thấy ngay. Kết quả nhãn tiền chứ không phải một sự khâm phục... trong lòng!   

    Khi có các yêu cầu trên thì có ba vấn đề khác phát sinh. Ấy là:

    (i) tiếp cận được nguồn sách báo, thông tin ở nước ngoài để cập nhật kiến thức;

    (ii) vậy phải có tiền và

    (iii) có thời giờ để làm. Về các hệ quả này, là dân ngoại đạo, tôi xin kể chỉ một điều về thời gian, mắt thấy tai nghe.

    Luật sư có trình độ quốc tế thực sự hiện nay mà làm việc với khách nước ngoài thì họ thường đến văn phòng từ 9 giờ sáng, đến hơn 10 giờ đêm mới về.   Vợ trách con than họ còn giải thích (“em thông cảm”) chứ sách vở nằm trên kệ chờ họ đọc thì... còn lâu! Họ phải thường ăn xôi đi làm; vì sáng dậy thì vợ con đi rồi, phở không để nguội được, cơm rang thì cứng quá do để lâu; chỉ có gói xôi đậu xanh, hay đậu đen là... bền vững! Cuộc sống luật sư Việt có trình độ quốc tế căng thẳng lắm.

    Họ nhiều việc đến nỗi phải gắt lên “nhiều việc quá, cực quá, không cần tiền nữa!” Than vậy chứ thôi, cũng sợ mất khách. Họ - có cả tôi- sợ mất khách hơn sợ Đoàn luật sư hay Sở Tư pháp nhiều! Các luật sư làm trưởng văn phòng luật sư quốc tế  hầu hết đều thấm đẫm cảm giác này. Từ chối khách thì sợ không đủ sở hụi để chi trả hàng tháng cho văn phòng; mà nhiều khách quá thì cả mình lẫn văn phòng không kham nổi. Cách giải quyết là làm thêm về đêm. Khách thuê luật sư thì chỉ  muốn “xong từ hôm qua”! Vào tuổi tôi, nhìn lại mình vì có thời giờ, tôi nhận ra: Luật sư chỉ là “Nô lệ cao cấp – Làm đẹp đất nước – Làm an lòng người”.  


    Tóm lại, cho điều kiện thứ nhất, tự bản thân mình, ngoài công việc phải làm; người luật sư có trình độ quốc tế phải “làm thêm” để trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, và tiếp xúc trong nước lẫn quốc tế (tham gia các hội luật sư, đóng hội phí hàng năm). Gay go lắm. Có khi mồ hôi hột đổ, sau áo sơ- mi có thắt cà- vạt, trong máy lạnh! 

    (Còn tiếp)

    Cập nhật bởi Dong_Bich ngày 07/03/2017 08:01:23 SA

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |