Đề thi tốt nghiệp THPT 2020 môn GDCD bị cho là nhầm

Chủ đề   RSS   
  • #554668 10/08/2020

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Đề thi tốt nghiệp THPT 2020 môn GDCD bị cho là nhầm

    Câu hỏi về quyền bình đẳng trong kinh doanh ở đề môn Giáo dục công dân, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, được nhiều chuyên gia luật cho là không chính xác.

    Sáng 10/8, thí sinh hoàn thành bài thi Khoa học xã hội với 3 môn Sử, Địa, Giáo dục công dân. Đọc đề Giáo dục công dân, nhiều giảng viên Luật cho rằng câu hỏi 117, mã đề 310, các đáp án đưa ra không thuyết phục, không thể lựa chọn.

    Câu 117, mã đề 310:

    Trên cùng một địa bàn, khách sạn của chị X và khách sạn của chị Y đều chưa trang bị đầy đủ thiết bị phòng, chống cháy nổ theo quy định. Trong một lần kiểm tra, phát hiện sự việc trên nhưng ông B là cán bộ có thẩm quyền lập biên bản xử phạt chị X mà bỏ qua lỗi của chị Y vì chị Y là em họ của ông. Biết chuyện, em trai chị X là anh C làm nghề tự do đã bịa đặt việc chị Y sử dụng chất cấm để chế biến thức ăn khiến lượng khách hàng của chị Y giảm sút. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?

    A. Chị Y, chị X và anh C

    B. Chị Y, ông B và anh C

    C. Chị X, chị Y và ông B

    D. Chị X, ông B và anh C

    Thạc sĩ Lưu Đức Quang (giảng viên Khoa Luật, trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP HCM) cho rằng, câu hỏi này đã nhầm lẫn nghiêm trọng về quan hệ pháp luật.

    Cụ thể, khi đề cập đến quyền bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh, tức là nói đến mọi chủ thể bình đẳng trước Nhà nước thông qua pháp luật. Nhà nước khi đó tạo ra cơ hội cho mọi người là như nhau.

    Trong tình huống này, với các dữ kiện đưa ra, bà X và Y vi phạm hành chính về phòng cháy chữa cháy, đảm bảo điều kiện kinh doanh khi chưa trang bị đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy cho khách sạn của mình. Do đó, nếu có vi phạm về quyền bình đẳng trong kinh doanh ở đây chỉ có thể là ông cán bộ B - bởi người này trực tiếp xâm phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh giữa hai người X, Y khi chỉ xử phạt một người, bỏ qua cho người còn lại. Riêng anh C vi phạm vì có hành vi vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự người khác.

    "Không có đáp án nào thuyết phục trong 4 đáp án trên. Dữ kiện câu hỏi này lỏng lẻo, nếu buộc phải chọn một trong 4 đáp án trên là một lỗ hổng kiến thức pháp luật", ông Quang nói.

    Cùng quan điểm trên, TS Bùi Kim Hiếu (Trưởng khoa Luật, Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP HCM) cho rằng, với dữ liệu của câu hỏi này, cả 4 đáp án đều không chính xác. Người vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh trong dữ kiện này rõ ràng nhất là ông B.

    Trong khi đó, theo pháp luật cạnh tranh và kinh doanh, bà X có thể được cho là vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh nếu biết được em trai là anh C bịa đặt việc chị Y sử dụng chất cấm mà không có hành động ngăn cản; hoặc chính bà X xúi giục anh C làm chuyện này. Khi đó, đáp án "Chị X, ông B và anh C" mới thuyết phục.

    Một giảng viên luật khác cho rằng, phạm trù bình đẳng trong kinh doanh nên được xét trong cách đối xử của Nhà nước với các chủ thể kinh doanh. Trong tình huống này, bà Y vi phạm hành chính về trật tự quản lý Nhà nước trong an toàn cháy nổ, không liên quan đến bình đẳng trong kinh doanh. Do đó, đáp án A, B, C trong câu hỏi (chứa dữ kiện chị Y) bị loại.

    Trong đáp án D "Chị X, ông B và anh C" thì anh C không phải là chủ thể kinh doanh, có chăng anh ta vi phạm quyền dân sự về uy tín của một doanh nghiệp.

    "Quyền bình đẳng trong kinh doanh hiện cũng chưa rõ ràng, đây là một phạm trù rộng nên đưa vào một đề thi cho thí sinh THPT cũng chưa hợp lý. Riêng câu hỏi này thì dữ kiện và các đáp án là không chính xác", ông cho hay.

    Trong khi đó, nhiều giáo viên dạy Giáo dục công dân và thí sinh thi Khoa học xã hội cho rằng đáp án đúng cho câu trên là C (Chị X, chị Y và ông B).

    Theo nam giáo viên trường THPT ở TP HCM, nội dung chương trình, bình đẳng trong kinh doanh là mọi cá nhân, tổ chức tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lưạ chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, hình thức tổ chức kinh doanh đều bình đẳng trước pháp luật.

    "Ở đây chị X, chị Y đã không đáp ứng được các điều kiện kinh doanh theo quy định, ở cùng một địa bàn nên đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh. Ông B là cán bộ nhưng xử lý không công bằng, hai người cùng vi phạm nhưng chỉ xử lý một người", giáo viên này nói.

    Theo VnExpress

    Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào?

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    7372 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận