Trường hợp này vì bên công ty Y trả lời trong thời hạn mà công ty X ấn định. Do đó căn cứ khoản 1 điều 394 Bộ luật Dân sự 2015 thì "Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời." Vì công ty Y chấp nhận giao kết hợp đồng trong thời hạn mà lời đề nghị đầu tiên của công ty X đưa ra nên vẫn có hiệu lực về lời chấp nhận giao kết hợp đồng này.
Đồng thời tại điều 387 cũng quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng của các bên, cụ thể:
"1. Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết.
2. Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.
3. Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường."
Do đó trường hợp này khi công ty X đã nhận được công văn đầu tiên của công ty Y, có thể xem xét công văn này chính là một đề nghị mới, tuy nhiên công văn thứ hai của công ty Y cũng đến trong thời gian mà lời đề nghị giao kết hợp đồng của công ty X đưa ra (trước ngày 1/10). Do vậy khi công ty X đã tìm được đối tác mới bán với giá cao hơn thì phải thông báo cho công ty Y biết sau khi nhận được công văn chấp nhận giao kết hợp đồng của công ty Y. Vì công ty Y thiện chí nên đợi đến ngày lấy hàng, nhưng công ty X đã bán cho công ty khác, do vậy công ty X có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với khoản thiệt hại mà công ty Y phải chịu khi không mua được hàng từ công ty X.