Đây là lý do tại sao xe máy vượt đèn vàng lại bị phạt đến 01 triệu từ 2020

Chủ đề   RSS   
  • #536649 02/01/2020

    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    Đây là lý do tại sao xe máy vượt đèn vàng lại bị phạt đến 01 triệu từ 2020

    Nhiều người vẫn nghĩ chỉ có gặp đèn đỏ mới phải dừng, còn các loại đèn khác cứ chạy thoải mái, không sao cả; tuy nhiên, hiểu như vậy là sai quy định của pháp luật.

    Cụ thể, Luật giao thông đường bộ 2008 tại Khoản 3 Điều 10 có quy định:

    Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ

    3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

    a) Tín hiệu xanh là được đi;

    b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;

    c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

    Thực tế, mọi người thấy là đèn đang từ màu xanh nó sẽ chuyển qua màu vàng và cuối cùng chuyển qua màu đỏ. Việc sử dụng một vài giây đèn vàng là nhằm mục đích để người điều khiển xe tham gia giao thông có thời gian giảm tốc độ trước khi có đèn đỏ, việc này là phù hợp để tránh thắng gấp gây ra tai nạn khi dừng đèn đỏ đột ngột.

    Vì vậy, theo đúng quy định tại Luật thì khi gặp đèn vàng (Không phải đèn vàng nhấp nháy) thì bạn buộc phải dừng xe trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

    Nên “vượt” đèn vàng có nghĩa bạn đã không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, (không riêng gì đèn đỏ); từ ngày 01/01/2020, bạn sẽ bị phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

    Cụ thể:

    - Đối với xe mô tô, xe gắn máy (Điểm e, khoản 4, Điều 6): Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng (trước đây Nghị định 46/2016/NĐ-CP phạtvới cùng hành vi là 300.000 đồng đến 400.000 đồng)

    - Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô (Điểm a Khoản 5 Điều 5): Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Trước đây  mức phạt là từ 1.200.000 đến 2.000.000 đồng theo Điểm a, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 46).

    Một điều lưu ý là: Việc xử phạt đối với hành vi vượt đèn vàng đã cótừ lâu chứ không phải chỉ mới bắt đầu từ năm 2020, điểm mới từ năm 2020 chỉ là  nâng mức phạt lên cao hơn mà thôi

    Nếu không tin các bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY!

    P/s: Nhiều bạn có lập luận rằng "Ủa đèn vàng mà có nhấp nháy tôi vẫn đi bình thường có sao đâu, sao nói là vượt đèn vàng bị phạt, nói như vậy là không đúng tuyệt đối".

    Theo mình ở đây trước hết chúng ta cần phải hiểu đúng từ "Vượt". Luật yêu cầu bạn dừng trước vạch nhưng bạn lại cố tình chạy qua vạch, khi đó gọi là "vượt". Còn chuyện bạn gặp đèn vàng nhấp nháy, bạn đi thẳng thì là bạn đi đúng luật, bạn đâu có "vượt". 

     
    7751 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn happy_smile vì bài viết hữu ích
    jellannm (05/01/2020) admin (03/01/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #565762   30/12/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Câu chuyện đèn vàng đèn đỏ trước giờ vẫn là chủ đề muôn thuở. Nếu người có ý thức thì đèn vàng họ cũng sẽ dừng lại, còn người không có ý thức thì đèn đỏ họ cũng sẽ vượt thôi. Hơn nữa, việc vượt đèn vàng mặc dù có quy định xử phạt nhưng thực tế rất ít trường hợp bị phạt do lỗi này.

     
    Báo quản trị |