Dấu hiệu nhận biết dữ liệu cá nhân nhạy cảm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

Chủ đề   RSS   
  • #605208 05/09/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    Dấu hiệu nhận biết dữ liệu cá nhân nhạy cảm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

    Ngân hàng và tổ chức tín dụng là một trong những lĩnh vực lưu trữ số lượng lớn dữ liệu cá nhân của khách hàng và một số thông tin khác, đặc biệt là phải bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm. Vậy làm thế nào để nhận biết dữ liệu cá nhân nhạy cảm?
     
    dau-hieu-nhan-biet-du-lieu-ca-nhan-nhay-cam-trong-linh-vuc-tai-chinh-ngan-hang
     
    1. Dữ liệu cá nhân nhạy cảm bao gồm dữ liệu gì?
     
    Căn cứ khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân gồm:
     
    - Quan điểm ​​chính trị, quan điểm tôn giáo;
     
    - Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu;
     
    - Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, nguồn gốc dân tộc;
     
    - Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân;
     
    - Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân;
     
    - Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân;
     
    - Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật;
     
    - Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm: thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật, thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
     
    - Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị;
     
    - Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết.
     
    Trên đây là 10 dữ liệu cá nhân nhạy cảm mà tổ chức tín dụng, ngân hàng cần phải hiểu rõ và có trách nhiệm bảo vệ các dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
     
    2. Ngân hàng bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm theo nguyên tắc nào?
     
    Tổ chức tín dụng, ngân hàng căn cứ theo Điều 3 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân như sau:
     
    - Dữ liệu cá nhân được xử lý theo quy định của pháp luật.
     
    - Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
     
    - Dữ liệu cá nhân chỉ được xử lý đúng với mục đích đã được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba đăng ký, tuyên bố về xử lý dữ liệu cá nhân.
     
    - Dữ liệu cá nhân thu thập phải phù hợp và giới hạn trong phạm vi, mục đích cần xử lý. Dữ liệu cá nhân không được mua, bán dưới mọi hình thức, trừ trường hợp luật có quy định khác.
     
    - Dữ liệu cá nhân được cập nhật, bổ sung phù hợp với mục đích xử lý.
     
    - Dữ liệu cá nhân được áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo mật trong quá trình xử lý, bao gồm cả việc bảo vệ trước các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và phòng, chống sự mất mát, phá hủy hoặc thiệt hại do sự cố, sử dụng các biện pháp kỹ thuật.
     
    - Dữ liệu cá nhân chỉ được lưu trữ trong khoảng thời gian phù hợp với mục đích xử lý dữ liệu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
     
    - Bên Kiểm soát dữ liệu, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân phải chịu trách nhiệm tuân thủ các nguyên tắc xử lý dữ liệu được quy định từ khoản 1 tới khoản 7 Điều này và chứng minh sự tuân thủ của mình với các nguyên tắc xử lý dữ liệu đó.
     
    3. Trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm của tổ chức tín dụng
     
    Căn cứ Điều 28 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm của tổ chức, cá nhân như sau:
     
    (1) Áp dụng các biện pháp được quy định tại khoản 2 Điều 26 và Điều 27 Nghị định 13/2023/NĐ-CP.
     
    - Các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân, bao gồm:
     
    + Biện pháp quản lý do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện;
     
    + Biện pháp kỹ thuật do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện;
     
    + Biện pháp do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
     
    + Biện pháp điều tra, tố tụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện;
     
    + Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
     
    - Bảo vệ dữ liệu cá nhân cơ bản:
     
    + Áp dụng các biện pháp được quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 13/2023/NĐ-CP.
     
    + Xây dựng, ban hành các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nêu rõ những việc cần thực hiện theo quy định Nghị định 13/2023/NĐ-CP.
     
    + Khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề, hoạt động có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân.
     
    + Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống và phương tiện, thiết bị phục vụ xử lý dữ liệu cá nhân trước khi xử lý, xoá không thể khôi phục được hoặc hủy các thiết bị chứa dữ liệu cá nhân.
     
    (2) Chỉ định bộ phận có chức năng bảo vệ dữ liệu cá nhân, chỉ định nhân sự phụ trách bảo vệ dữ liệu cá nhân và trao đổi thông tin về bộ phận và cá nhân phụ trách bảo vệ dữ liệu cá nhân với Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trường hợp Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu, Bên thứ ba là cá nhân thì trao đổi thông tin của cá nhân thực hiện.
     
    (3) Thông báo cho chủ thể dữ liệu biết việc dữ liệu cá nhân nhạy cảm của chủ thể dữ liệu được xử lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13, Điều 17 và Điều 18 Nghị định 13/2023/NĐ-CP.
     
    4. Các hành vi bị nghiêm cấm mà tổ chức tín dụng không được thực hiện
     
    Căn cứ Điều 8 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
     
    - Xử lý dữ liệu cá nhân trái với quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
     
    - Xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
     
    - Xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
     
    - Cản trở hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan có thẩm quyền.
     
    - Lợi dụng hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân để vi phạm pháp luật.
     
    Như vậy, tổ chức tín dụng, ngân hàng nhận biết dữ liệu cá nhân nhạy cảm cần bảo vệ theo quy định pháp luật bao gồm 10 dữ liệu cá nhân được xem là nhạy cảm như trên.
     
    401 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (17/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận