Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh đột quỵ?

Chủ đề   RSS   
  • #617447 12/10/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 515 lần


    Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh đột quỵ?

    Có những dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ nào? Nguyên nhân, cách phòng tránh và nguyên tắc chung trong việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ là gì?

    Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ là gì?

    Trước đây bệnh đột quỵ thường xảy ra ở những người lớn tuổi, tuy nhiên thời gian gần đây càng ngày càng có nhiều người trẻ bị đột quỵ do thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Sau đây sẽ là một số dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ thường gặp:

    -  Đau đầu dữ dội: Cơn đau đầu xuất hiện một cách đột ngột và có thể kéo dài, đây là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ sắp xảy ra. 

    - Mặt không đều: Khuôn mặt có thể bị mất cân đối, một bên có thể chảy xệ hoặc cười méo mó, điều này là dấu hiệu của đột quỵ. 

    - Khó nói: Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc nói hoặc hiểu lời nói, điều này cảnh báo khả năng xảy ra đột quỵ

    - Mất thăng bằng: Cảm giác chóng mặt, khó giữ thăng bằng và sự phối hợp giảm sút có thể chỉ ra nguy cơ đột quỵ. 

    - Tê yếu một bên cơ thể: Nếu cảm thấy tê liệt hoặc yếu ở một bên của cơ thể thì hãy chú ý vì đây có thể là dấu hiệu của sự chuẩn bị cho cơn đột quỵ.

    Theo đó, có thể kể đến một số dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ sắp xảy ra như trên, người đọc có thể tham khảo. Ngoài ra cũng còn những dấu hiệu khác, mọi người cần hết sức lưu ý khi sức khoẻ có sự bất thường bởi đột quỵ là một bệnh không lường trước được và có thể tước đoạt mạng sống con người trong tíc tắc.

    Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh đột quỵ?

    Có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đột quỵ như sau:

    - Tăng huyết áp: Là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra đột quỵ. Và cũng bởi nguyên nhân này mà trước đây các bệnh nhân đột quỵ thường là những người lớn tuổi - đối tượng phổ biến có bệnh lý cao huyết áp.

    - Bệnh tim: Các vấn đề như nhịp tim không đều (rung nhĩ), bệnh van tim có thể dẫn đến đột quỵ.

    - Đái tháo đường: Tăng đường huyết có thể làm tổn thương mạch máu.

    - Hút thuốc lá: Gây hại cho mạch máu và làm tăng nguy cơ đột quỵ.

    - Cholesterol cao: Tích tụ mỡ trong động mạch có thể dẫn đến tắc nghẽn.

    - Béo phì: Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

    - Lối sống ít vận động: Việc thiếu hoạt động thể chất có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

    - Tiền sử gia đình: Nếu có người thân từng bị đột quỵ, nguy cơ của bạn cũng cao hơn vì bệnh đột quỵ cũng có thể di truyền.

    Theo đó, để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả thì có thể thực hiện các biện pháp sau:

    - Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế muối, đường, chất béo bão hòa.

    - Tập thể dục thường xuyên: Thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi tuần, như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe.

    - Kiểm soát huyết áp: Theo dõi và duy trì huyết áp trong mức an toàn, sử dụng thuốc nếu cần theo chỉ định của bác sĩ.

    - Quản lý đường huyết: Đối với người mắc tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết rất quan trọng để giảm nguy cơ đột quỵ.

    - Không hút thuốc và hạn chế uống rượu: Hút thuốc lá và uống rượu quá mức đều làm tăng nguy cơ đột quỵ.

    - Giảm căng thẳng: Thực hành các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền hoặc các hoạt động giải trí.

    - Khám sức khỏe định kỳ: Thực hiện các kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ.

    - Uống đủ nước: Giữ cho cơ thể luôn đủ nước để hỗ trợ chức năng tim mạch và tuần hoàn.

    Như vậy, trên đây là một số nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh đột quỵ. Tuy nhiên không phải cứ phòng tránh là mọi người có thể chủ quan mà cần chú ý vấn đề sức khỏe của mình, khi có dấu hiệu lạ thì nên đi thăm khám để bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác nhất.

    Thông tin mang tính chất tham khảo

    Nguyên tắc chung trong việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ là gì?

    Theo Điều 3 Thông tư 47/2016/TT-BYT quy định nguyên tắc chung trong việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ như sau:

    - Đội đột quỵ, đơn vị đột quỵ, khoa đột quỵ và trung tâm đột quỵ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm hoạt động liên tục 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần.

    - Người bệnh đột quỵ được coi là trường hợp cấp cứu. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ưu tiên tập trung mọi điều kiện về nhân lực, trang thiết bị và cơ sở vật chất để xử trí cấp cứu kịp thời, chẩn đoán nhanh, điều trị và phục hồi chức năng sớm cho người bệnh đột quỵ.

    Như vậy, khi tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ sẽ tuân theo các nguyên tắc chung quy định trên.

     
    97 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận