Đặt bẫy chuột nhưng dính phải gà của hàng xóm có phạm tội trộm cắp không?

Chủ đề   RSS   
  • #558339 22/09/2020

    Kgg_th_tanthanh_kieunt

    Sơ sinh

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Đặt bẫy chuột nhưng dính phải gà của hàng xóm có phạm tội trộm cắp không?

    Gia đình tôi có rài 1 cái bẫy chuột trên phần đất của gia đình, nhưng vô tình dính phải con gà của nhà hàng xóm, vậy gia đình tôi có phạm tội trộm cắp không.

     
    2048 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Kgg_th_tanthanh_kieunt vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #559212   29/09/2020

    tuanhh18
    tuanhh18
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2020
    Tổng số bài viết (151)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Trong trường hợp này gia định bạn không phạm tội trộm cắp. Tội trộm cắp tài sản là một hành vi vi phạm pháp luật hình sự, tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi cho xã hội thì mới xét đến tội trộm cắp được. Đối với tính huống của gia đình bạn thì sẽ chỉ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật dân sự.

     

     
     
    Báo quản trị |  
  • #559229   29/09/2020

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Chưa đến mức bị truy cứu về tội trộm cắp tài sản. Và cũng chưa hẳn phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự. Trong trường hợp này gia đình bạn đặt bẫy chuột trên phần đất của mình, gà hàng xóm vô tình dính bẫy. Đây không phải là lỗi của gia đình bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #559232   29/09/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi 2017 thì:
     
    Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
     
    - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
     
    - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
     
    - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
     
    - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
     
    - Tài sản là di vật, cổ vật.
     
    ==> Nếu nếu như trộm cắp mà tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội trộm cắp tài sản. Nếu như tài sản trộm cắp có giá trị dưới 2.000.000 đồng mà thuộc những trường hợp nêu trên cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản. Nếu tài sản trộm cắp dưới 2.000.000 đồng và cũng không thuộc các trường hợp nêu trên thì sẽ bị xử phạt hành chính.
     
    Dấu hiệu tội trộm cắp là cố ý ở đây bạn không chủ đích làm vấn đề trên nên k cấu thành tội phạm.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #559235   29/09/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


     
    "Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
     
    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
     
    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
     
    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
     
    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
     
    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
     
    đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
     
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
     
    ...
     
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
     
    ...
     
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
     
    ...
     
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."
     
    Như vậy: Căn cứ quy định trên đây thì có thể xác định cấu thành tội phạm của Tội trộm cắp tài sản cụ thể như sau:
     
    1. Về mặt khách quan của tội phạm:
     
    - Về hành vi: Người phạm tội có hành vi lén lút, lợi dụng sự sơ hở của người bị hại để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người bị hại.
     
    - Về mặt hậu quả: Tài sản của người bị hại bị chiếm đoạt bất hợp pháp
     
    2. Về mặt chủ quan của tội phạm:
     
    - Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý trực tiếp.
     
    - Mục đích của hành vi phạm tội là dấu hiệu bắt buộc: Nhằm chiếm đoạt tài sản của người bị hại
     
    3. Mặt khách thể của tội phạm:
     
    Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của Nhà nước, cơ quan tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo vệ.
     
    Tuy nhiên, trường hợp sau khi trộm tài sản của tổ chức, cá nhân, mà người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khác (ví dụ như: Tội giết người, Tội cướp tài sản,...)
     
    4. Về mặt chủ thể của tội phạm:
     
    Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.
     
    Lưu ý: Trường hợp người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự.
     
    Hình phạt đối với người phạm tội trộm cắp tài sản:
     
    Tùy vào trừng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người phạm tội trộm cắp tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm.
     
    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
     
    ===> Đối chiếu với quy định trên thì trường hợp của bạn chưa đủ để cấu thành tội trộm cắp tài sản.
     
    Bạn có thể tham khảo nội dung trên.
     
    Báo quản trị |