DanLuat nói về Hoàng Sa- Trường Sa

Chủ đề   RSS   
  • #92171 01/04/2011

    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    DanLuat nói về Hoàng Sa- Trường Sa

    Theo dấu đảo thiêng - Kỳ 3: Bí ẩn sau tờ lệnh Hoàng Sa


    TT - Một tờ lệnh đi Hoàng Sa năm Giáp Ngọ (1834) của triều đình nhà Nguyễn đã được phát hiện ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) và thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của dư luận cách đây hai năm. Cuối cùng, nó đã được tộc họ Đặng ở Lý Sơn trao tặng Bộ Ngoại giao VN. Nhưng phía sau tờ lệnh này còn rất nhiều chuyện để kể...

    Chủ quyền lịch sử

    Là người không sống ở đảo đầu tiên được cầm tờ lệnh Hoàng Sa này, TS Nguyễn Đăng Vũ xúc động đến mức không kìm được nước mắt. Cùng với các nhà sử học như TS Nguyễn Nhã, Nguyễn Quang Ngọc từng tâm huyết nghiên cứu Lý Sơn, ông hiểu đây là một tài liệu có ý nghĩa lịch sử hết sức quan trọng.

    “Hôm ấy, tôi đang họp thì nhận được cuộc điện thoại đặc biệt. Đặng Tấn Thành, một hậu duệ tộc họ Đặng trên đảo, báo tôi biết có tài liệu quan trọng đã được dòng họ cẩn thận truyền giữ suốt gần 200 năm. Anh muốn tôi kiểm tra lại nội dung có thể ẩn chứa nhiều vấn đề liên quan tổ tiên từng đi Hoàng Sa”.

    TS Vũ kể ông đã xúc động bỏ ngang cuộc họp ra tiếp Đặng Tấn Thành. Trước đó, trong những lần điền dã, nghiên cứu Lý Sơn, ông đã biết phong thanh về tài liệu cổ của họ Đặng, nhưng không thể mở được.

    Tộc họ Đặng giữ phép tắc tổ tiên truyền lại đúng 20 năm mới được mở tài liệu “gia bảo” một lần. Lần họ mở gần nhất là năm 1989, và mãi đến năm 2009 mới mở tiếp trong một dịp cúng tế tổ tiên. Cầm bản sao của Thành đưa, TS Vũ vội vã đi gặp ngay các bạn bè biết chữ Nho để cùng chuyển ngữ.

    “Ai cũng xúc động khi nội dung được dịch ra chính xác là một tờ lệnh của triều đình vua Minh Mạng năm 1834 cử thủy binh Lý Sơn đi thu lượm sản vật ở Hoàng Sa và đo đạc, vẽ bản đồ. Trong đó ghi rõ tên tuổi những người tham gia chuyến này như Đặng Văn Siểm, Võ Văn Hùng, Võ Văn Công, Dương Văn Định, Ao Văn Trâm...

    Tờ lệnh cũng ghi rõ cách tổ chức binh thuyền thành hải đội nhiều chiếc, thời gian đi từ mùa biển êm sau tết và nhiệm vụ quan trọng của một số người như Võ Văn Hùng, Đặng Văn Siểm ở Lý Sơn là làm đà công (cầm lái) và dẫn đường”. TS Vũ bồi hồi kể về tờ lệnh mà mình có duyên may mắn được đọc đầu tiên.

    Ông đón tàu ra ngay đảo Lý Sơn. Chính tộc họ Đặng cũng bất ngờ vì không nghĩ ông lại ra nhanh vậy. Việc đầu tiên ông làm là thắp nén hương tạ ơn lên bàn thờ tộc, rồi thuyết phục họ cho công bố rộng rãi tài liệu này.

    Cả nước biết tin vui. Bộ Ngoại giao vào. Người của Viện Hán Nôm cũng ra Lý Sơn để cùng các cụ cao niên biết chữ Nho ở đảo tham gia chuyển ngữ đầy đủ nội dung tờ lệnh đi Hoàng Sa cổ. Đến giờ, TS Vũ mới đồng ý tiết lộ ông đã phải lên cả một kế hoạch đặc biệt để đưa tài liệu lịch sử này về đất liền an toàn.

    “Đến lúc đó rất nhiều phương tiện truyền thông đã công bố rộng rãi cho cả trong nước lẫn quốc tế biết. Nhiệm vụ của chúng tôi là phải tính đến mọi tình huống bất ngờ xảy ra, kể cả trường hợp bị kẻ xấu tấn công, cướp đoạt hay tàu chìm...”. TS Vũ kể ông đã phải đề nghị huy động cả lực lượng cảnh sát cơ động tỉnh mặc sắc phục lẫn thường phục để áp tải.

    Cảnh sát Lý Sơn cũng bố trí thêm lực lượng tham gia bảo vệ. Tờ lệnh Hoàng Sa được cho vào một chiếc cặp kim loại chuyên dụng chống cháy, chống nước và được niêm phong. Nó khóa dính vào tay một cảnh sát cơ động đi giữa nhóm áp tải.

    Ngoài bảo vệ cẩn mật, TS Vũ còn cùng tộc họ Đặng tổ chức một lễ cúng trang nghiêm ở nhà thờ tộc trước khi chuyển đi. Ông xúc động nhớ đó là ngày hội đột xuất ở Lý Sơn. Dân đảo tập trung đến xem và tiễn đưa tờ lệnh. Những hậu duệ họ Đặng đi làm ăn xa tận Tây nguyên cũng vội về để tham gia lễ cúng.

    Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã ký một giấy khen đặc biệt để tặng lại cùng các bản sao tờ lệnh lồng khung kính cho tộc họ Đặng. TS Vũ tâm sự ông muốn tổ chức sự kiện này thật thành tâm, trang nghiêm để không chỉ xứng đáng với các bậc anh hùng xưa, mà cả hậu duệ ở Lý Sơn cũng vinh dự thấy mình đã làm việc có ý nghĩa với Tổ quốc!

    Theo dấu tiền nhân

    Suốt nhiều ngày mất ngủ, chỉ đến khi tài liệu đặc biệt này về đến Bộ Ngoại giao an toàn, TS Vũ mới yên tâm. Tuy nhiên, ngay sau đó ông lặng lẽ đi tìm hiểu các nội dung đã được chuyển ngữ trong tờ lệnh cổ.

    Người đà công ra Hoàng Sa mang tên Đặng Văn Siểm được xác định là tổ tiên họ Đặng, hoa tiêu dẫn đường Võ Văn Hùng chính là tiền nhân gia tộc Võ Văn ở Lý Sơn, nhưng còn nhiều tên tuổi khác vẫn bí ẩn...

    TS Vũ cứ trăn trở cái tên Ao Văn Trâm, người mang họ hơi lạ trong hải đội Hoàng Sa từng được ghi vào chính sử hay tài liệu cổ của các gia tộc. Ông hi vọng tìm hiểu Ao Văn Trâm sẽ lần ra được bao tên tuổi khác có công với nước vẫn bị chìm lấp theo thời gian.

    Từ vài dòng chữ phai màu ghi quê ông ở Lệ Thủy Đông Nhị, TS Vũ lần tìm địa chí cổ và phát hiện nó thuộc tổng Bình Hà, huyện Bình Sơn, nay là xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.

    Suốt nhiều ngày TS Vũ chạy xe máy lang thang nghiên cứu địa danh này. Một hôm đến tối mịt, ông tìm ra được cụ Ao Võ, 75 tuổi, ở một ngôi làng cổ đến nay vẫn có tên Lệ Thủy. Nghe ông trình bày nội dung tìm hiểu, cụ già xúc động nói mình chính là hậu duệ của tộc họ Ao đã nhiều đời sinh sống ở đây. Từ khi còn nhỏ, cụ đã được cha ông truyền kể gia tộc sinh sống chính bằng nghề biển, thông thạo ghe thuyền và có tổ tiên từng ra Hoàng Sa. Cụ vừa kể vừa run run lấy thùng tài liệu cổ của gia tộc đã nhiều đời truyền giữ cho TS Vũ xem.

    Ông mừng đến rơi nước mắt khi được tận tay lần giở 513 trang giấy cổ, ghi chép lại rất nhiều bí ẩn của tộc họ Ao. Nhiều ngày sau đó, TS Vũ quay lại phỏng vấn cụ Ao Võ và sao chụp tỉ mỉ từng tài liệu cổ để tìm hiểu dòng họ này cùng manh mối Ao Văn Trâm, thủy binh anh hùng từng giong thuyền đi Hoàng Sa.

    Đến nay, TS Vũ vẫn đang tiếp tục lặng lẽ giải mã các tiền nhân bí ẩn trong tờ lệnh cổ của họ Đặng. Mỗi lần thắp hương trước các nấm mộ chiêu hồn không hài cốt của những bậc đã hiến dâng sinh mạng cho quần đảo Hoàng Sa của Tổ quốc, ông xúc động tin rằng máu xương tổ tiên sẽ không bao giờ chìm vào quên lãng!

    QUỐC VIỆT

    Nội dung liên quan

    • Giữ gìn tờ lệnh Hoàng Sa, một chứng cứ quan trọng về chủ quyền của Tổ quốc - Ảnh do TS Vũ cung cấpPhóng to hình

      Giữ gìn tờ lệnh Hoàng Sa, một chứng cứ quan trọng về chủ quyền của Tổ quốc - Ảnh …

    • http://vn.news.yahoo.com/theo-d%E1%BA%A5u-%C4%91%E1%BA%A3o-thi%C3%AAng-k%E1%BB%B3-3-b%C3%AD-%E1%BA%A9n-sau-t%E1%BB%9D-l%E1%BB%87nh-ho%C3%A0ng-sa.html
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 31/05/2011 11:01:41 SA

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    46798 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang «<345
Thảo luận
  • #114775   30/06/2011

    julio_nido
    julio_nido

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2009
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 736
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 10 lần


    Ai cũng yêu nước cả, mỗi người một cách thôi mà. Nhưng mình vốn là người không thích nói nhiều. Điều gì cần thiết thì phải làm, cần gì phải bàn cãi chứ!

    Veritas Liberabit Vos!

     
    Báo quản trị |  
  • #125797   25/08/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Phát hiện văn tế lính Hoàng Sa - Trường Sa trong đất liền
    (PL)- Chiều 24-8, TS Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, đã công bố với báo chí việc tìm thấy một bài văn tế lính Hoàng Sa - Trường Sa tại nhà ông Diệp Văn Thang ở thôn Gia Hòa, xã Tịnh Long (Sơn Tịnh).

    Nội dung bài văn tế tri ân những người lính Hoàng Sa - Trường Sa, khấn vái thiên thần, nhiên thần, thủy thần phù hộ cho các binh phu Hoàng Sa - Trường Sa đi làm nhiệm vụ trên vùng biển chủ quyền của Tổ quốc. Được biết, gia tộc ông Thang đã giữ gìn bài văn tế qua nhiều đời. Đời ông nội của ông Diệp còn giữ bản gốc nhưng bị hư hỏng nên mới sao chép lại trên giấy dó bằng chữ Hán-Nôm.
    http://phapluattp.vn/20110825121956796p0c1013/phat-hien-van-te-linh-hoang-sa-truong-sa-trong-dat-lien.htm

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #125894   25/08/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    cái quan trọng Mà ChiNa hướng tới phải chăng là Hoàng Sa hay Trường Sa? đất của nó còn chưa khai hết thì đâu cần phải làm vậy, nó đang dùng chúng ta để đe dọa thế giới đấy ạ.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #128453   06/09/2011

    liberty
    liberty

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    k cần phải nói nhiều, hãy hành động bằng sức mình có thể, còn nước còn tát, nhiều sức nhỏ nếu biết đoàn kết sẽ k còn nhỏ nữa :)
     
    Báo quản trị |  
  • #140484   17/10/2011

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Đọc thông tin bên dưới mà không khỏi bức xúc những "yêu sách" của Trung Quốc về "Đường lưỡi bò" :


    Google Maps cần gỡ bỏ “đường lưỡi bò”

    Trong phiên bản tiếng Hoa, dịch vụ bản đồ của Google có hành động khó hiểu khi thể hiện yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc (TQ) tại biển Đông.

    Hiện nay, TQ đang tìm mọi cách tuyên truyền cho “bản đồ đường lưỡi bò”, vốn gần như ôm trọn biển Đông. Trong sách giáo khoa, các công trình nghiên cứu hay bất cứ tài liệu nào liên quan đến bản đồ, nước này đều không quên đưa “đường lưỡi bò” vào.

    Mới đây, việc một số tạp chí khoa học quốc tế đăng bản đồ TQ, trong đó có thể hiện yêu sách “đường lưỡi bò”, đã gây nhiều bức xúc cho cộng đồng người Việt khắp thế giới. Sau khi nhận được thư phản đối, Science, một tạp chí học thuật uy tín hàng đầu thế giới, đã thông báo sẽ chấn chỉnh việc đăng tải bản đồ.

    Giờ đây, dịch vụ bản đồ của Google (Google Maps) lại có một hành động rất đáng bị lên án khi phần bản đồ thể hiện biển Đông lại có hình “đường lưỡi bò”, một yêu sách hết sức vô lý của TQ. Trong cuộc tranh luận với người viết, một phó giáo sư của TQ đã “trưng” ra cái bản đồ trên Google Maps và coi như “bằng chứng không thể chối cãi” về chủ quyền của nước này trên biển Đông.


    Bản đồ biển Đông có “đường lưỡi bò” trên Google Maps - Ảnh: Chụp từ Google Maps tiếng Hoa lúc 15 giờ 30 phút ngày 16.10

    “Đường lưỡi bò” trên bản đồ của Goolge có 10 đoạn, bắt đầu từ Đài Loan, kéo dọc xuống bờ đông biển Đông, chạy xuống gần tới bờ biển Malaysia trên đảo Borneo, rồi sau đó men dọc vùng biển gần bờ Việt Nam (VN) và chấm dứt ở cửa vịnh Bắc Bộ. Bên trong “đường lưỡi bò” này là tên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scarborough được ghi theo cách gọi của TQ: quần đảo Nam Sa, quần đảo Tây Sa, đảo Hoàng Nham...

    Điều khó hiểu ở đây là trong khi phiên bản tiếng Anh, Nhật, Pháp… của Google Maps đều không thể hiện yêu sách hình chữ U của TQ trên biển Đông thì bản tiếng Hoa lại có.

    Với phiên bản bản đồ có “đường lưỡi bò”, Google Maps hoặc vô tình hoặc cố ý tiếp tay tuyên truyền cho yêu sách của TQ. Hành vi này đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của VN. Trước đây, chính Google Maps từng nhiều lần đăng tải bản đồ có một số chi tiết sai liên quan tới đường biên giới phía bắc VN. Một lần khác, dịch vụ này đã cài cơ chế tự động trên website của mình để khi người dùng internet gõ vào “Paracel Islands” (tên tiếng Anh của quần đảo Hoàng Sa) thì mạng sẽ tự động hiển thị cụm từ “Paracel Islands, Hainan” (Quần đảo Paracel, Hải Nam). Sau khi báo chí, các cơ quan chính quyền, tổ chức, cá nhân người Việt khắp thế giới lên tiếng, Google Maps đã chỉnh sửa các chi tiết sai trái ấy.

    Giờ đây, với việc đăng bản đồ thể hiện yêu sách “đường lưỡi bò” của TQ, Google Maps dường như đang đi ngược lại nguyên tắc trung lập, khách quan và phi chính trị mà một tổ chức uy tín như Google phải có. Thiết nghĩ, bản đồ với đường chữ U vô lý kia cần phải được gỡ bỏ ngay khỏi bản đồ phiên bản tiếng Hoa của Google.

    TS Lê Văn Út (ĐH Oulu, Phần Lan

    Nguồn: thanhnien.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #140493   17/10/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Tìm đc cái link google map CN, ai thích kiểm chứng thì vào luôn đây:

    http://ditu.google.com/
    Cập nhật bởi boyluat ngày 17/10/2011 03:58:25 CH

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #140526   17/10/2011

    vuninhtt
    vuninhtt

    Male
    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 1 lần


    Chỉ có đoàn kết chúng ta mới thành công trong bảo vệ chủ quyền Đất nước được.

    “Cho la nhận”

    Yahoo : vuduyninh2959

    Mobile : 0944.122.338

    Email : vuninhtt@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #150326   25/11/2011

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Việt Nam 'đòi chủ quyền' về Hoàng Sa

    Trong động thái mà giới chuyên gia nhận định là có 'dịch chuyển về chính sách', Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa tuyên bố rằng chủ trương của Việt Nam là đàm phán để đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đoạt hoàn toàn từ năm 1974.

    Ông Dũng đã đề cập tới vấn đề chủ quyền Biển Đông khi trả lời chất vấn của đại biểu trong kỳ họp thứ hai của Quốc hội Khóa 13 vào sáng thứ Sáu 25/11 tại Hà Nội.

    Tuy nhiên ông thủ tướng nói thêm Việt Nam cũng chủ trương "đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình".

    Được biết phần phát biểu về Biển Đông của ông Nguyễn Tấn Dũng tại Quốc hội kéo dài khoảng 10 phút.

    Ông được truyền thông trong nước dẫn lời nói: "Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ và lịch sử pháp lý để khẳng định điều này".

    Theo ông, việc đàm phán đòi hỏi chủ quyền là phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước LHQ về Luật biển.

    Ông thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam đã "làm chủ thực sự" đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, "ít nhất từ thế kỷ 17 khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào".

    Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Chính phủ Trung Quốc tuyên bố tổ chức tour du lịch tới Hoàng Sa.

    Áp lực bên trong nước

    Hôm 22/11, chính quyền tỉnh Hải Nam đã cấp phép cho một công ty du lịch đưa khách đi tham qua từ Hải Nam tới quần đảo Hoàng Sa.

    Việt Nam cũng đã nhanh chóng lên tiếng phản đối kế hoạch này. Hôm thứ Năm 24/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói tại cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội rằng việc tổ chức du lịch Hoàng Sa của Trung Quốc là 'vi phạm chủ quyền của Việt Nam'.

    Ông Nghị tuyên bố: "Mọi hoạt động của nước ngoài tại khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và trái với tinh thần Tuyên bố chung về Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (DOC) mà các nước Asean đã ký với Trung Quốc năm 2002".

    Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Quốc hội dường như chỉ là khẳng định ở cấp cao hơn quan điểm của Việt Nam về chủ quyền tại Biển Đông, nhưng theo Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam, nó mang tầm quan trọng đặc biệt, nhất là khi được truyền thông đại chúng Việt Nam tường thuật chi tiết.

    Ông Thayer nhận xét: "Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm nay, một lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam công khai tuyên bố rành rẽ về vấn đề Hoàng Sa".

    "Khác với Trường Sa, vốn được cho là khu vực tranh chấp, Hoàng Sa luôn được Trung Quốc coi là lãnh thổ của nước này một cách hiển nhiên và không bao giờ đặt Hoàng Sa vào trong nội dung các cuộc đàm phán."

    Theo ông Thayer, do vậy vấn đề Hoàng Sa cũng không được lãnh đạo Việt Nam nhắc đến, và việc hai chữ Hoàng Sa được nhắc tới một cách chính thống những ngày này cho thấy một sự dịch chuyển trong chính sách.

    Ông giáo sư, người vừa có mặt ở Hà Nội hồi đầu tháng, nói lý do có thể là vì "áp lực vô cùng lớn ở trong nước, từ phía dư luận và người dân đòi hỏi chính phủ phải có hành động cứng rắn về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

    Thái độ của Hoa Kỳ

    Một lý do nữa, theo ông Carlyle Thayer, là phản ứng của Việt Nam trước những động thái mới đây của các cường quốc tại Biển Đông.

    "Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm nay, một lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam công khai tuyên bố rành rẽ về vấn đề Hoàng Sa."

    GS Carlyle Thayer

    Mới hôm thứ Tư 23/11, Trung Quốc loan báo kế hoạch tập trận hải quân ở khu vực Tây Thái Bình Dương, kể cả Biển Đông, vào cuối tháng này.

    Tuy quân đội nước này giải thích đây là hoạt động 'thường kỳ và không nhắm vào bất cứ quốc gia nào', giới quan sát vẫn cho rằng nó được đưa ra để đối trọng lại chính sách của Hoa Kỳ trong khu vực.

    Tuần trước, Mỹ thông báo sẽ điều thủy quân lục chiến tới Darwin, miền bắc Australia, với quân số có thể lên tới 2.500 trong tương lai.

    Trái ngược với thái độ dè chừng xưa nay trước các diễn biến quốc tế, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 24/11 đưa ra bình luận hiếm hoi về kế hoạch điều quân của Mỹ, gọi đây là 'việc hợp tác' giữa các nước.

    Ông Lương Thanh Nghị nói: "Chúng tôi mong rằng việc hợp tác giữa các quốc gia sẽ có đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào các nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới".

    Chính sách biển ngày càng hung hăng và khả năng quân sự ngày càng tăng cường của Trung Quốc, theo các nhà bình luận, đang đẩy các nước trong khu vực lại gần nhau và xích lại với Hoa Kỳ.

    Theo BBC Việt Nam.

    Get the Flash Player to see this player.
    Thủ tướng trả lời chất vấn về biển Đông
     
    Báo quản trị |  
  • #150503   26/11/2011

    hanhuyen35
    hanhuyen35

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2011
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1 lần


    Hoàng Sa, Trường sa- Việt Nam hay Trung Quốc

    thực hiện chính sách đàm phán hòa bình thì Hoàng Sa Trường sa, Việt Nam và Trung Quốc phân định thế nào. Bao giờ mới chấm dứt tranh cãi, là người dân Việt nam các bạn có suy nghĩ gì về vấn đề này?
     
    Báo quản trị |  
  • #154227   10/12/2011

    sulan
    sulan

    Sơ sinh

    Phú Yên, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2010
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chúng ra phải thừa nhận là Trung Quốc đã chiếm đảo Hoàng Sa của ta, tuy nhiên cần quốc tế hóa vấn đề tranh chấp này và tận dụng nhiều nguồn tư liệu quý giá mà ông cha ta lưu giữ lại để chúng ta từ từ dùng biện pháp hòa bình để đòi lại từ người Trung QUốc. Tuy nhiên, có thể nói rằng công việc này rất gian lao và vất vả
     
    Báo quản trị |  
  • #154460   11/12/2011

    trung_hieu_nuce
    trung_hieu_nuce

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 2 lần


    cứ tranh cãi lòng vòng,nói mãi cái đạo đức ,đứa nào chịu học hỏi chịu nhận thức thì nói,không nói được nữa thì đào thải,trong giáo dục đào tạo phải có đào thải,cứ nói bóng gió,thế hệ trẻ đâu phải 1 2 người.

    HIEU

     
    Báo quản trị |  
  • #173903   24/03/2012

    Hoàng Sa sẻ còn hay mất

     

    Các bạn sẻ đón xem, Hoàng Sa sẻ còn hay sẻ mất, nói thật lòng mình đó nha
    Theo mh nghĩ 80% Hoàng Sa sẻ mất nếu nhà nước mh cứ như thế này

    Vẫn kiêu hảnh ngẩng cao đầu kiêu hảnh.Vẫn cúi đầu tự nhủ phải cố lên.Trời cao tôi là vì sao lẻ.Dưới mặt đất tôi là kẻ cô đơn.Nổi buồn ơi nếu ngày là vật chất.Thì ta là kẻ giàu nhất thế gian.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn camezoom123 vì bài viết hữu ích
    PHANGGIRL (25/03/2012)
  • #173944   25/03/2012

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Mất rồi đó chứ. Trung quốc dùng vũ lực #c00000; font-size: 16px;">(đây là điều cẩm trong luật quốc tế) đánh chiếm năm 1974. Bây giờ Trung quốc nói không đàm phán gì về vấn đề Hoàng sa nữa, chỉ đàm phán Trường sa thôi. Mình cũng không rõ Nhà nước mình sẽ tính như thế nào. Lấy lại có được hay không???
     
    Báo quản trị |  
  • #173964   25/03/2012

    PHANGGIRL
    PHANGGIRL

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Biết là có thể mất nhưng phải làm sao bây giờ?
    Chúng ta biết rõ TQ là một nước ntn mà, dễ gì mà đối phó.
    Đừng quá nôn nóng. Đây là vấn đề chiến lược. Hơn ai hết các nhà lãnh đạo rất cố gắng rồi. Ai làm chính trị chắc biết được khó khăn của họ.
     
    Báo quản trị |  
  • #174058   25/03/2012

    Không có gì là khó? chỉ có điều đảng và nhà nước không quyết liệt chỉ biết nói mồm.
    Nào là phản với chả đối.
    ngoài nói đâu có làm đc tích sự gì
    đả là chủ quyền của mh mà sợ???
    Chán thật và buồn thật các bạn ạ

    Vẫn kiêu hảnh ngẩng cao đầu kiêu hảnh.Vẫn cúi đầu tự nhủ phải cố lên.Trời cao tôi là vì sao lẻ.Dưới mặt đất tôi là kẻ cô đơn.Nổi buồn ơi nếu ngày là vật chất.Thì ta là kẻ giàu nhất thế gian.

     
    Báo quản trị |  

Chủ đề đã khép lại!