Danh sách các tội bắt buộc Luật sư phải tố giác thân chủ của mình

Chủ đề   RSS   
  • #462788 28/07/2017

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Danh sách các tội bắt buộc Luật sư phải tố giác thân chủ của mình

    >>> Toàn văn điểm mới Bộ luật hình sự sửa đổi 2017

    >>> Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự mới nhất

    >>> Tập hợp văn bản hướng dẫn Bộ luật hình sự mới nhất

    Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 2017 vừa mới được thông qua, và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Theo đó, tại khoản 3 Điều 19 quy định trường hợp Luật sư phải tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này và tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà luật sư biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.

    Để giúp mọi người dễ hình dung, sau đây, mình xin liệt kê Danh sách các tội bắt buộc Luật sư phải tố giác thân chủ của mình theo quy định nêu trên:

    P/S: Nếu có thiếu sót, rất mong nhận được góp ý từ quý thành viên. Mình cám ơn.

    1. Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108)

    2. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109)

    3. Tội gián điệp (Điều 110) 

    4. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111)

    5. Tội bạo loạn (Điều 112)

    6. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113)

    7. Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114)

    8. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội (Điều 115)

    9. Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 116)

    10. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117)

    11. Tội phá rối an ninh (Điều 118)

    12. Tội chống phá cơ sở giam giữ (Điều 119)

    13. Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 120)

    14. Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 121)

    15. Tội giết người (Điều 123)

    16. Tội hiếp dâm (Điều 141)

    17. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142)

    19. Tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 149)

    20. Tội mua bán người (Điều 150)

    21. Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151)

    22. Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154)

    23. Tội cướp tài sản (Điều 168)

    24. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169)

    25. Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170)

    26. Tội cướp giật tài sản (Điều 171)

    27. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172)

    28. Tội trộm cắp tài sản (Điều 173)

    29. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174)

    30. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175)

    31. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178)

    32. Tội buôn lậu (Điều 188)

    33. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193)

    34. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194)

    35. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi (Điều 195)

    36. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả (Điều 207)

    37. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác (Điều 208)

    38. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219)

    39. Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220)

    40. Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221)

    41. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222)

    42. Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 223)

    43. Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 224)

    44. Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 230)

    45. Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248)

    46. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249)

    47. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250)

    48. Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251)

    49. Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252)

    50. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 253)

    51. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255)

    52. Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 257)

    53. Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 258)

    54. Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 265)

    55. Tội đua xe trái phép (Điều 266)

    56. Tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay (Điều 267)

    57. Tội đưa vào sử dụng tàu bay, thiết bị bảo đảm hoạt động bay không bảo đảm an toàn (Điều 279) 

    58. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển tàu bay (Điều 280) 

    59. Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 282) 

    61. Tội cướp biển (Điều 302) 

    62. Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303) 

    63. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304) 

    64. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ (Điều 305) 

    65. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân (Điều 309) 

    66. Tội vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân (Điều 310) 

    67. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc (Điều 311) 

    68. Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (Điều 317) 

    69. Tội chứa mại dâm (Điều 327) 

    70. Tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 350) 

    71. Tội tham ô tài sản (Điều 353) 

    72. Tội nhận hối lộ (Điều 354) 

    73. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355) 

    74. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357) 

    75. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358) 

    76. Tội giả mạo trong công tác (Điều 359) 

    77. Tội dùng nhục hình (Điều 373) 

    78. Tội bức cung (Điều 374) 

    79. Tội chống mệnh lệnh (Điều 394) 

    80. Tội đầu hàng địch (Điều 399)

    81. Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh (Điều 400)

    82. Tội bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu (Điều 401)

    83. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự (Điều 413)

    84. Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421)

    85. Tội chống loài người (Điều 422)

    86. Tội phạm chiến tranh (Điều 423)

    87. Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê (Điều 424)

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 28/07/2017 02:42:56 CH
     
    66881 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #462795   28/07/2017

    xin thông báo! Hội luật sư chuẩn bị giải thể vì số lượng hội viên giảm đột biến, không đủ kinh phí duy trì hội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoagiuabienxanh@yahoo.com vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (28/07/2017)
  • #462797   28/07/2017

    tisungm
    tisungm

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 26
    Được cảm ơn 3 lần


    Mình chưa hiểu rõ chỗ này lắm.

    Có phải là: nếu mình là luật sư, khách hàng tới nhờ mình bào chữa cho họ. Mình yêu cầu họ khai tất cả những điều họ làm để mình căn cứ theo các điều luật quy định để bào chữa (gỡ tội) cho họ.

    Họ sẽ nói hết tất cả để hy vọng được luật sư giúp đỡ.

    Lúc này, Luật sư thay vì giúp đỡ họ, thì lại phải đi thông báo (tố cáo) họ với cơ quan Nhà nước sao?

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tisungm vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (28/07/2017) Stellapharm (07/08/2017)
  • #462798   28/07/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    Mình nghĩ sau quy định này các luật sư sẽ khó hăn hơn trong việc hoạt động cũng như thất nghiệp dài dài vì lý do không bảo vệ được bên thuê dịch vụ. Bởi lẽ, khi mình đi thuê dịch vụ của luật sư để bảo vệ mình mà chính luật sư lại là những người tố cáo mình thì ai đâu còn đi sử dụng dịch vụ này nữa.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hongphuong1993 vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (28/07/2017)
  • #462822   28/07/2017

    Dungtran_95
    Dungtran_95
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 3681
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 71 lần


    Càng ngày càng có nhiều quy định khiến nghề LS trở nên khó khăn hơn, nếu quy định yêu cầu Ls phải tố giác tội phạm như vậy thì ai còn sử dụng dịch vụ nữa, với cả làm nghề cũng cần có đạo đức của nghề, đạo đức của Ls là luôn bảo vệ thân chủ của mình chứ không phải đi tố giác thân chủ của mình như vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #463063   30/07/2017

    Kim-Tae-Bo
    Kim-Tae-Bo

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/03/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Ai vi phạm luật xong rồi cần luật sư bào chữa mà biết có thể chính luật sư giúp mình có thể tố cáo mình. Nhà nước đang làm khó cho tất cả những người hành nghề luật.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #463077   30/07/2017

    Thế này thì nhiều người bỏ nghề mất. Vì thuê luật sư bào chữa là để bảo vệ mình ngay cả khi mình phạm tội mà giờ bắt họ tố cáo thân chủ thì ai giám làm nữa. Mà cũng chả ai giám thuê luật sư vì cũng sợ vị tố giác tội của mình. 

     
    Báo quản trị |  
  • #463097   30/07/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Luật luật sư đã điều chỉnh rất nhiều làm hạn chế đi tầm ảnh hưởng của luật sư đến kết quả một vụ án, nay lại thêm các tội luật sư phải tố cáo thân chủ nữa thì lại càng thêm hạn chế. Mặt khác, để thực hiện được thì nó lại sẽ là ý chí chủ quan của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, rồi luật sư đi bào chữa luật sư, bla bla. nói chung là rắc rối quá

     
    Báo quản trị |  
  • #463104   30/07/2017

    GATEXIM
    GATEXIM

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2016
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tóm lại, LSu có thể tố giác thân chủ dù thân chủ không phải phạm tội nghiêm trọng or đặc biệt nghiem trọng.

    Dân từ xưa giờ k tin luật sư ròi, giờ thì khỏi lun!

     
    Báo quản trị |  
  • #463118   31/07/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Quy định này của pháp luật nhằm mục đích đề cao trách nhiệm đấu tranh và phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng. Nhưng mình thấy những quy định này có phần đi ngược lại đạo đức của nghề luật sư, trách nhiệm của nghề luật đối với nhà nước và xã hội là quá lớn.

     
    Báo quản trị |  
  • #463154   31/07/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Cả 1 phần 3 trong tổng số tội trong Bộ luật hình sự. Rầt nhiều tội dường như không cần thiết và sẽ làm ảnh hưởng đến tính đặc trưng của nghề Luật Sư. Mình đọc danh sách thì thấy chỉ nên áp dụng cho các tội từ số 1 đến 14 (ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đoàn kết dân tộc)

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thuychichu vì bài viết hữu ích
    TranNgocXuyen (09/08/2017) Thuthuy202 (19/09/2017)
  • #463173   31/07/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Rõ ràng là quy định này sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc của các luật sư, vì người dân không thể tin tưởng khai báo cho luật sư bất cứ điều gì. Ngoài ra, quy định của vi phạm hai nguyên tắc rất quan trọng.

    1. Luật sư cũng có nghĩa vụ giữ im lặng. Nghĩa vụ này xuất phát từ quyền im lặng của bị can, bị cáo. Bị can, bị cáo có quyền im lặng và không khai báo những gì chống lại mình, cơ quan điều tra mới là đối tượng có trách nhiệm chứng minh tội phạm. Bị can thuê luật sư là để bảo vệ quyền của mình, chứ không phải để luật sư đem thông tin đi tố giác với cơ quan điều tra, tòa án.

    2. Xét về nguyên tắc đạo đức nghề luật sư thì luật sư và thân chủ có mối quan hệ được bảo vệ bởi đặc quyền về bảo mật thông tin, bất kể là vụ án hình sự hay dân sự. Đây cũng là vấn đề nguyên tắc được các đoàn luật sư quy định. Luật sư và thân chủ cần có đặc quyền về bảo mật thông tin, vì đó chính là điều kiện tối cần thiết để thiết lập sự tin tưởng tuyệt đối giữa họ. Trước hết, một luật sư muốn làm tròn trách nhiệm biện hộ thì cần được khai báo tất cả thông tin liên quan đến hồ sơ vụ án, đặc biệt là những thông tin từ thân chủ. Đặc biệt, trong các vụ án hình sự, nghi phạm sẽ không thể nào tin tưởng nhân viên điều tra để chia sẻ tất cả thông tin, vì họ sợ sẽ có thông tin gây bất lợi cho họ. Vì thế, luật sư biện hộ chính là người mà nghi phạm phải tin tưởng nhất. 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hoatuyetly152 vì bài viết hữu ích
    TranNgocXuyen (09/08/2017) daiduong4993 (07/08/2017)
  • #465085   20/08/2017

    lhnangso1
    lhnangso1

    Sơ sinh

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Một bước lùi dài của nền tư pháp Việt Nam. Thật buồn cho dân tộc ta

    Là pháp luật chưa bao giờ được xây dựng trên nền tảng khoa học pháp lý

    Bản chất căn bản của các điều luật không có tính dung hòa lợi ích của các

    Bên tham gia điều chỉnh, quyền của khách thể bị xem nhẹ,

    Các quy phạm mơ hồ hoặc thiếu căn cứ để khẳng định rất nhiều, ví dụ:

    Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân;

    Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân;

    Tội phá hoại chính sách đoàn kết

     Tội phá rối an ninh;

    Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân;

    Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng;

    Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng ;

    Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

    Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh;

     Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược.

     
    Báo quản trị |  
  • #465096   20/08/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14971)
    Số điểm: 100050
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Chỉ trích thì dễ lắm, làm được mới khó.

    Bạn lhnangso1 thử mô tả một trong những quy phạm đã liệt kê để không còn "mơ hồ hoặc thiếu căn cứ để khẳng định" thử xem

     
    Báo quản trị |  
  • #465109   21/08/2017

    htdat29
    htdat29

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2016
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 30 lần


    mục đích của những quy định này là tốt đấy chứ, nhưng nếu đưa công khai như vầy mình thấy không ổn. Chỉ cần tìm hiểu thì ai cũng có thể biết được các tội mà mình phạm tội có bị luật sư tố giác hay không. Vậy nên các điều này chỉ lưu hành nội bộ sẽ hay hơn...giống trong naruto có biệt đội ám bộ (loại trừ những mối nguy hại cho làng tuy trái luật :) ) :v Đùa chút thôi!

     
    Báo quản trị |  
  • #465110   21/08/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Luật sư tại Việt Nam bị hạn chế "miệng lưỡi", xong hạn chế "tay, chân", chuẩn bị hạn chế luôn cả "lương tâm"...bó toàn thân thế này thì sao còn ai dám có ý tưởng làm luật sư nữa trời...

     
    Báo quản trị |  
  • #465182   22/08/2017

    Càng ngày càng hạn chế đi nhiều yếu tố quan trọng để hành nghề luật sư. Như vậy thì ai giám sử dụng dịch vụ thuê luật sư bào chữa nữa. Nền pháp luật Việt Nam còn chưa công bằng với luật sư cho lắm.

     
    Báo quản trị |  
  • #465184   22/08/2017

    Sắp tới phổ biến luật, mỗi người tự làm luật sư cho mình, loại bỏ nghề luật sư. Tội nào cũng bị luật sư bào chữa tố cáo mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #466137   30/08/2017

    Cũng như theo ý kiến của đa số người mình nghĩ quy định này nó quá khắt khe và gây nhiều việc khó cho luật sư bào chữa. Có thể hỏi ngược lại vậy thì luật sư được quyền lợi gì khi quy định này có hiệu lực

     
    Báo quản trị |  
  • #466164   30/08/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Theo quy định tại khoản 3 Điều 19 thì Luật sư phải tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này và tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà luật sư biết rõ khi thực hiện việc bào chữa. Như vậy, Theo liệt kê của bạn thì có đến 87 tội danh. Quy định này gây khó khăn cho hoạt động hành nghề của luật sư vì nguyên tắc luật sư không làm xấu đi tình trạng của thân chủ.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #482468   16/01/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Luật sư có nghĩa vụ tố giác thân chủ?

    Liên quan đến việc tố giác tội phạm, tại khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 có quy định:
    5. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
    Điều 19. Không tố giác tội phạm
    ...
    3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
     
    Điều luật này đã nảy ra nhiều tranh cãi xung quanh việc luật sự phải "tố giác" thân chủ của mình khi biết rõ thân chủ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Bởi luật sự là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình dựa trên các quy định của pháp luật. Xét về khía cạnh đạo đức nghề nghiêp, về giao dịch dịch dân sự và dịch vụ pháp lý thì luật sự phải đảm bảo giữ bí mật thông tin của thân chủ. Đồng thời, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cũng quy định tại Điều 98 rằng "không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội". Như vậy việc luật sự tố giác thân chủ khi nghe thân chủ thừa nhận về hành vi phạm tội cũng không có nghĩa là nó sẽ được công nhận và làm căn cứ để chứng minh tội phạm. Hơn hết, nếu như luật sư cũng "tố giác" thân chủ thì chắc cũng chẳng có ai dám thuê luật sư hoặc kể lại bộ toàn sự thật để được bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mình. 
     
    Các bạn nghĩ sao về việc này?
     
     
     
    Cập nhật bởi thuylinh2311 ngày 16/01/2018 08:02:28 CH
     
    Báo quản trị |