Dành quyền nuôi con sau ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #73829 17/12/2010

    kimchi2009

    Mầm

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2010
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 575
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Dành quyền nuôi con sau ly hôn

    Xin chào luật sư!

    Kính nhờ luật sư tư vấn dùm em vấn đề như sau:

    Anh trai em lấy vợ năm 2005, hiện nay có một con gái 5 tuổi, do mẫu thuẫn vợ chồng không thể hàn gắn được nên anh trai em muốn ly hôn
     
    Chị dâu em vẫn đồng ý ly hôn nhưng lại không cho anh trai em gặp mặt con gái anh ấy và tiêm nhiễm vào đầu cháu những điều không hay về ba nó, nào là ba nó đã bỏ nó, nào là ba nó đi với con này con kia khiến cho con bé không muốn nhìn ba, nó gặp ba nó mà như người xa lạ
     
    Em rất muốn anh trai em dành được quyền nuôi con sau ly hôn để có thể dạy dỗ cháu tốt hơn nhất là về nhân cách của cháu, sợ là sống với mẹ mà mẹ cứ tiêm nhiễm vào đầu cháu những điều không tốt đẹp thì ảnh hưởng đến nhân cách của cháu sau này.
     
    Nhưng cháu em mới có 5 tuổi sợ rằng tòa sẽ không cho anh trai em nuôi cháu mà giao quyền nuôi cháu cho chị dâu em.

    Xin tư vấn giúp em có cách nào để anh trai em có thể nuôi cháu không? Em rất mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư vì anh trai em bây giờ rất bế tắc không biết phải làm thế nào.

    Em xin gửi lời cám ơn đến luật sư!

    Cập nhật bởi kimchi2009 ngày 17/12/2010 02:22:09 PM
     
    15616 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #74526   21/12/2010

    VPLS_HUYNHMINHVU
    VPLS_HUYNHMINHVU

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2009
    Tổng số bài viết (114)
    Số điểm: 614
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 20 lần


    Chào bạn,

    Xin trả lời thư bạn như sau:

    Theo thư bạn hỏi thì anh trai của bạn có quyền xin nuôi con, vì trẻ đã 5 tuổi nên ai cũng có quyền xin nuôi con. Chỉ ưu tiên cho người mẹ nuôi con khi trẻ dưới 36 tháng tuổi.

    Vấn đề quan trọng là ai có điều kiện nuôi dạy và chăm sóc con tốt nhất thì Tòa án sẽ quyết định giao cho người đó nuôi.

    Người nào nuôi con phải tạo điều kiện cho người kia được tới lui thăm nom chăm sóc con chung. Việc ngăn cấm, cản trở hoặc gieo vào đầu óc của trẻ về hình ảnh xấu xa về người cha..., là không tốt, là vi phạm pháp luật.

    Luật sư HUỲNH MINH VŨ

    Luật sư Huỳnh Minh Vũ

    Trưởng văn phòng luật sư HUỲNH MINH VŨ

    Địa chỉ: 23 (lầu 2) Lý Chính Thắng, P. 8, Q. 3, TP. HCM

    ĐT: (08) 3848 1817 - 0909306655

     
    Báo quản trị |  
  • #75223   26/12/2010

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 150 lần


    Việc chị dâu bạn không cho anh bạn thăm cháu thì đó là việc làm trái pháp luật (nếu việc thăm cháu của anh bạn không  cản trở và gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc cháu) :

    Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn

    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

    Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

    Bạn có nói rằng:

    " Em rất muốn anh trai em dành được quyền nuôi con sau ly hôn để có thể dạy dỗ cháu tốt hơn nhất là về nhân cách của cháu, sợ là sống với mẹ mà mẹ cứ tiêm nhiễm vào đầu cháu những điều không tốt đẹp thì ảnh hưởng đến nhân cách của cháu sau này"

    Anh của bạn có thể yêu cầu tòa án Giải quyết nếu chưng minh được việc mẹ cháu bé nuôi cháu sẽ ảnh hưởng xấu đên cháu  và không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con thì có quyền yêu cầu thay đổi người chăm sóc con.

    Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

    Chào bạn.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #75289   26/12/2010

    kimchi2009
    kimchi2009

    Mầm

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2010
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 575
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chào Luật sư!

    Em xin hỏi thêm vấn đề như sau:

    Trường hợp tòa án xử cho chị dâu em được quyền nuôi con sau khi ly hôn, mà chị dâu em lại có ý định sẽ đưa cháu em đến sinh sống ở nơi khác và không cho anh trai em biết địa chỉ để anh trai em không thể gặp được con anh ấy.

    Nếu như trường hợp này xảy ra thì anh trai em phải làm sao để bảo vệ quyền lợi của mình, anh trai em có thể gửi đơn lên tòa án nhờ can thiệp hay không, và nếu được thì sẽ gửi đơn tại đâu?

    Kính nhờ Luật sư tư vấn giúp em! Em xin chân thành cám ơn Luật sư! 

     
    Báo quản trị |  
  • #76662   02/01/2011

    VPLS_HUYNHMINHVU
    VPLS_HUYNHMINHVU

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2009
    Tổng số bài viết (114)
    Số điểm: 614
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 20 lần


    Anh trai bạn gởi đơn đến cơ quan thi hành án dân sự để yêu cầu thi hành việc thăm con.

    Ls Huỳnh Minh Vũ

    Luật sư Huỳnh Minh Vũ

    Trưởng văn phòng luật sư HUỲNH MINH VŨ

    Địa chỉ: 23 (lầu 2) Lý Chính Thắng, P. 8, Q. 3, TP. HCM

    ĐT: (08) 3848 1817 - 0909306655

     
    Báo quản trị |  
  • #76628   02/01/2011

    hoaboconganh
    hoaboconganh

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trước khi đặt câu hỏi với các Luật sư xin cho tôi kể sơ lại chuyên hôn nhân của mình:

    Cuối năm 2004 tôi kết hôn và đến cuối 2005 tôi sinh 01 bé trai. Gia đình tôi chỉ tồn tại được đến tháng 8/2008 thì Tòa án ND Thành phố Buôn Ma Thuột giải quyết cho vợ chồng tôi được ly hôn. Khi đó con trai tôi chưa đầy 36 tháng tuổi.

    Nhưng trước khi ly hôn, do chồng tôi ghen tuông quá mà tôi đã không thể tiếp tục làm việc tại cơ quan của mình (Nói cách khác khi ly hôn tôi đang không có việc làm). Bên cạnh đó, thời gian vợ chồng tôi đi làm, Ông Bà Nội lo cho cháu nên đề nghị để cháu ở nhà Ông bà Nội để ông bà tiện chăm sóc cháu.

    Khi Gia đình tôi xảy ra lục đục, mâu thuẫn, tôi không thể làm việc bên ngoài nữa, nên tôi đã về để đón con trai tôi lên cùng nhưng ông bà cháu đã không cho tôi đón.

    Hiện khi đó vợ chồng tôi có 1 căn nhà, căn nhà này được mua sau khi chúng tôi kết hôn (nhưng giấy tờ chỉ đứng tên chồng tôi). Khi ra tòa, Ông bà nội cháu đâm đơn đòi bồi thường tiền nuôi dưỡng cháu.

    Tôi lúc đó trong tay không có 1 đồng nào, công việc thì chưa thể tiếp tục. Nên theo tư vấn của Cô Thẩm phán thụ án vụ ly hôn này, tôi đã đồng ý để chông tôi được quyền nuôi con. Thế nhưng, chồng tôi cũng không đủ khả năng nuôi và để cháu sống với Ông bà cho đến bây giờ.

    Hiện nay, chồng tôi đã có vợ và 1 đứa con gái đã hơn 1 tuổi. Còn tôi, bây giờ công việc đã ổn định, tôi muốn thay đổi quyền nuôi con.

    Vậy xin các Luật sư tư vấn giúp tôi: Để có thể thay đổi được quyền nuôi con, tôi cần phải có những yếu tố nào, điều kiện nào?

    Rất mong nhận được sự tư vấn của các Luật Gia!

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #76661   02/01/2011

    VPLS_HUYNHMINHVU
    VPLS_HUYNHMINHVU

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2009
    Tổng số bài viết (114)
    Số điểm: 614
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 20 lần


    Chào chị.

    Trường hợp trên chị có thể xin thay đổi người nuôi con. Khả năng rất lớn là tòa án sẽ chấp nhận, vì chi đã đủ điều kiện nuôi con và con chị hiện tại ở với ông bà, người cha không trực tiếp nuôi con. Chị có thể chứng minh thu nhập, có việc làm ổn định, có thời gian chăm sóc con... là được.

    Ls Huỳnh Minh Vũ

    Luật sư Huỳnh Minh Vũ

    Trưởng văn phòng luật sư HUỲNH MINH VŨ

    Địa chỉ: 23 (lầu 2) Lý Chính Thắng, P. 8, Q. 3, TP. HCM

    ĐT: (08) 3848 1817 - 0909306655

     
    Báo quản trị |  
  • #76833   03/01/2011

    hoaboconganh
    hoaboconganh

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trân trọng cảm ơn Luật sư đã tư vấn cho tôi!
     
    Báo quản trị |  
  • #88284   14/03/2011

    hoaboconganh
    hoaboconganh

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trân trọng cảm ơn sự tư vấn của Luật sư! Tôi vẫn còn thắc mắc vì chưa biết là muốn chứng minh thu nhập thì chứng minh thông qua những tài liệu nào? Xin Luật sư tư vấn giúp!
    Trân trọng!
     
    Báo quản trị |  
  • #92491   03/04/2011

    VPLS_HUYNHMINHVU
    VPLS_HUYNHMINHVU

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2009
    Tổng số bài viết (114)
    Số điểm: 614
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 20 lần


    Thu nhập thể hiện qua xác nhận mức lương, hợp đồng lao động, bảng lương; tài khoản ở ngân hàng, lãi suất tiết kiệm, phần hùn, việc chia lãi ở các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh... Luật sư Huỳnh Minh Vũ

    Luật sư Huỳnh Minh Vũ

    Trưởng văn phòng luật sư HUỲNH MINH VŨ

    Địa chỉ: 23 (lầu 2) Lý Chính Thắng, P. 8, Q. 3, TP. HCM

    ĐT: (08) 3848 1817 - 0909306655

     
    Báo quản trị |  
  • #89654   21/03/2011

    hoaboconganh
    hoaboconganh

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin luật sư tư vấn thêm cho tôi. Nếu tôi phải chứng minh thu nhập thì tôi phải có những giấy tờ gì ? Tôi rất hoang mang không biết tôi phải chứng minh như thế nào? Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư!
    Trân trọng!
     
    Báo quản trị |  
  • #92827   04/04/2011

    hoaboconganh
    hoaboconganh

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Rất cám ơn sự tư vấn của LS, chúc LS sức khỏe và thành công!
     
    Báo quản trị |