Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc độc quyền Nhà nước

Chủ đề   RSS   
  • #392063 14/07/2015

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần


    Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc độc quyền Nhà nước

    Từ trước đến nay, các loại hàng hóa như vàng hoặc dịch vụ như xuất bản mọi người đều biết đến như là lĩnh vực kinh doanh độc quyền của nhà nước. Thế nhưng, danh mục các hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh độc quyền thì ít ai biết đến.

    Để được xem là hàng hóa, dịch vụ thuộc độc quyền nhà nước phải đáp ứng 2 tiêu chí sau:

    - Hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thiết yếu liên quan đến an ninh, quốc phòng, đảm bảo lợi ích quốc gia hoặc sản phẩm, dịch vụ công ích cung cấp theo phương thức giao kế hoạch theo quy định Chính phủ.

    - Hàng hóa, dịch vụ, địa bàn được pháp luật quy định chỉ do cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước trực tiếp thực hiện hoạt động thương mại hoặc giao doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo nguyên tắc:

    Độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ nhất định chỉ được thực hiện theo quy định tại Nghị định này hoặc của luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành.

    Bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về độc quyền Nhà nước.

    Quyền của nhà nước trong hoạt động thương mại với các hàng hóa, dịch vụ này

    - Chịu các biện pháp kiểm soát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 15 Luật Cạnh tranh 2004.

    - Việc sử dụng vốn nhà nước của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện độc quyền nhà nước vào sản xuất, kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục phải tuân thủ theo pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước.

    - Chịu các biện pháp giám sát đầu đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động; công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh được giao của doanh nghiệp nhà nước tuân thủ theo pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước

    - Không được thực hiện các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại Điều 13 Luật Cạnh tranh 2004; các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền quy định tại Điều 14 Luật Cạnh tranh 2004.  

    Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc độc quyền nhà nước

    HÀNG HÓA

    STT

    Hàng hóa

    Hoạt động thương mại độc quyền nhà nước

    1

    Vật liệu nổ công nghiệp

    Sản xuất, phân phối, xuất nhập khẩu

    2

    Thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh

    Vận hành

    3

    Vàng

    Vàng miếng

    Sản xuất

    Vàng nguyên liệu

    Xuất khẩu

    Vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng

    Nhập khẩu

    4

    Xổ số kiến thiết

    Kinh doanh

    5

    Sản phẩm thuốc lá

    Nhập khẩu

    6

    Bản đồ phục vụ quốc phòng, an ninh

    Đo đạc

    DỊCH VỤ

    1

    Dịch vụ hoa tiêu hàng hải

    Cung ứng dịch vụ

    2

    Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải

    - Vận hành hệ thống báo hiệu hàng hải.

    - Vận hành hệ thống luồng hàng hải công cộng.

    - Thông tin duyên hải.

    - Khảo sát, công bố thông báo hàng hải đối với luồng và các vùng nước hàng hải công cộng.

    - Sửa chữa và nâng cấp hệ thống báo hiệu hàng hải.

    3

    Quản lý dịch vụ bảo đảm hoạt động bay

    - Dịch vụ không lưu.

    - Dịch vụ thông báo tin tức hàng không.

    - Dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn.

    4

    Xuất bản

    (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm)

    5

    In, đúc tiền

    In, đúc

    6

    Hệ thống điện quốc gia các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh

    - Truyền tải, điều độ (hệ thống điện quốc gia)

    - Vận hành

    7

    Hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư

    Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt; không bao gồm bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt

    Xem chi tiết nội dung tại dự thảo Nghị định về hàng hóa, dịch vụ và địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại. (file đính kèm)

     
    16885 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #446538   15/02/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Mấy hôm nay báo chí rùm beng cái vụ 20 ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước và dưới đây là phản hồi của Bộ Công thương về vấn đề này:

    Phản hồi ý kiến về dự thảo Nghị định hàng hóa, dịch vụ địa bàn thực hiện độc quyền Nhà nước

    Việc ban hành Danh mục sẽ giúp hệ thống hóa và minh bạch hóa tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại phù hợp với cam kết quốc tế, các chính sách và quy định hiện hành, đồng thời là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các chủ thể khác trong xã hội thực hiện chức năng giám sát công khai việc thực hiện trong các lĩnh vực được liệt kê.

     

    Trong những ngày qua, các phương tiện truyền thông đại chúng đã đăng tải một số tin, bài bình luận về dự thảo Nghị định về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại (dự thảo Nghị định), đặc biệt là về Danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại ban hành kèm theo dự thảo Nghị định (Danh mục).

     

    Với tinh thần trân trọng các ý kiến đa chiều và đề cao trách nhiệm giải trình, Bộ Công Thương xin được thông tin lại như sau:

     

    1. Về sự cần thiết của dự thảo Nghị định

     

    Khoản 4 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 quy định "Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia", đồng thời giao "Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước".

     

    Tại văn bản số 130/TTg-KTTH ngày 27 tháng 01 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị định, bảo đảm phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các cam kết quốc tế có liên quan.

     

    Danh mục, một khi được ban hành, sẽ góp phần cụ thể hóa chủ trương của Đảng nêu tại các Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X và Kết luận 50/KL-TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

     

    Việc ban hành Danh mục sẽ giúp hệ thống hóa và minh bạch hóa tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền nhà nước (ĐQNN) trong hoạt động thương mại phù hợp với cam kết quốc tế, các chính sách và quy định hiện hành, đồng thời là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các chủ thể khác trong xã hội thực hiện chức năng giám sát công khai việc thực hiện ĐQNN trong các lĩnh vực được liệt kê.

     

    Việc ban hành Danh mục còn giúp tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc bảo lưu quyền của Việt Nam trong các cuộc đàm phán quốc tế về mở cửa thị trường, qua đó tăng cường tính minh bạch cũng như tính hiệu quả của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

     

    2. Quan điểm chủ đạo và quá trình xây dựng dự thảo Nghị định

     

    Dự thảo Nghị định và Danh mục được xây dựng với quan điểm chủ đạo là không mở rộng và không tăng thêm các lĩnh vực ĐQNN đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đồng thời phù hợp với các cam kết quốc tế hiện hành của Việt Nam.

     

    Trên tinh thần đó, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành rà soát lại toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành để xác định các loại hàng hóa, dịch vụ sẽ được quy định tại Danh mục, trong đó có Luật An ninh, Luật Quốc phòng, Luật Điện lực, Luật Bưu chính, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Đường sắt, Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Nghị định số 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Nghị định số 30/2007 về kinh doanh xổ số, Nghị định 67/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá v.v...  

     

    Dựa trên kết quả rà soát, từ năm 2015, dự thảo Danh mục đã được gửi để lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp có liên quan; đồng thời được đăng tải trên website của Bộ Công Thương và Cổng thông tin điện tử Chính phủ để lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong toàn xã hội. Dự thảo Danh mục này cũng đã được Bộ Tư pháp thẩm định.

     

    Tại thời điểm trình Chính phủ vào tháng 12 năm 2015, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, Danh mục dự kiến bao gồm 19 loại hàng hóa, dịch vụ và chi tiết hoạt động thương mại cần áp dụng ĐQNN. Tuy nhiên, sau khi tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Danh mục đã được bổ sung thêm mặt hàng vàng nguyên liệu, với hoạt động thương mại độc quyền tương ứng là "xuất khẩu và nhập khẩu để sản xuất vàng miếng", nâng tổng số hàng hóa, dịch vụ tại Danh mục lên thành 20.

     

    Toàn bộ các loại hàng hóa, dịch vụ được liệt kê tại Danh mục đều là các loại hàng hóa, dịch vụ hiện đang áp dụng ĐQNN, phù hợp với nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 4 dự thảo Nghị định là giới hạn phạm vi thực hiện ĐQNN chỉ trong các lĩnh vực, địa bàn thiết yếu mà Nhà nước cần phải giữ độc quyền liên quan đến an ninh - quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hoặc các thành phần kinh tế khác không muốn hay không có khả năng tham gia.

     

    Danh mục không mở rộng và cũng không tăng thêm các lĩnh vực ĐQNN ngoài các lĩnh vực đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

     

    3. Về phạm vi ĐQNN và khả năng điều chỉnh giảm Danh mục

     

    ĐQNN đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Danh mục không phải được thực hiện đối với tất cả các hoạt động thương mại có liên quan tới hàng hóa, dịch vụ đó mà chỉ giới hạn trong một hoặc một số hoạt động thương mại cụ thể, phù hợp với chủ trương giới hạn phạm vi ĐQNN và các quy định của pháp luật hiện hành.

     

    Ngoài Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được hướng dẫn việc thực hiện ĐQNN trong hoạt động thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ phục vụ mục đích an ninh quốc phòng, dự thảo Nghị định không cho phép các Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương các cấp quy định hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện ĐQNN trong hoạt động thương mại.

     

    Danh mục ban hành kèm theo dự thảo Nghị định có thể được điều chỉnh giảm khi Luật và Pháp lệnh có liên quan cho phép bãi bỏ lĩnh vực ĐQNN. Ngoài ra, theo trình tự luật định, Danh mục ban hành kèm theo dự thảo Nghị định cũng có thể được điều chỉnh giảm khi có đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh hoặc khi có đề nghị bằng văn bản thể hiện nhu cầu và khả năng tham gia của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào các lĩnh vực ĐQNN quy định Danh mục.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #447050   20/02/2017

    HuynhVanLam610
    HuynhVanLam610

    Male
    Mầm

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2015
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 11 lần


    Nhà nước có nên độc quyền hàng hóa dịch vụ theo dự thảo Nghị định?

    Trong những ngày qua, dự thảo Nghị định về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại, đặc biệt là về Danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại ban hành kèm theo dự thảo Nghị định đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người và cũng có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.

    Tôi đồng ý với quan điểm nhà nước không nên độc quyền hàng hóa dịch vụ trừ một số loại hàng hóa có ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh quốc gia hay những loại hàng hóa và dịch vụ mà khi doanh nghiệp tác động thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội. Việc nhà nước độc quyền nhiều loại hành hóa dịch vụ theo Dự thảo Nghị định là trái với Hiến pháp quy định về quyền tự do kinh doanh và sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và các văn bản pháp luật khác. Tại Điều 33 Hiến pháp 2013 có quy định “người dân có quyền tự do kinh doanh trong những lĩnh vực không bị cấm” và Điều 54 Hiếp pháp 2013 quy định “Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật”, cụ thể hơn được quy định tại khoản 1, điều 5, Luật Doanh nghiệp năm 2014 “bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế”. Hơn thế nữa, Điều 14 Hiến pháp 2013  nói rằng “quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật”, cụ thể được quy định tại khoản 2, điều 2 Bộ luật Dân sự 2015 “quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Vậy thì không có lý do gì mà quyền của công dân cụ thể là quyền tự do và quyền bình đẳng của doanh nghiệp trên thương trường kinh tế bị hạn chế bởi Nghị định trên.

    Có thể thấy Dự thảo trên ra đời dựa trên quy định tại khoản 4 Điều 6 Luật Thương mại 2005 quy định “Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền nhà nước”. Tuy nhiên, đã qua hơn 12 năm thực hiện quy định trên và đến thời điểm hiện tại thì Luật Thương mại 2005 đã bộc lộ nhiều khuyết điểm, đồng thời hiện nay nhiều bộ luật, luật mới cũng đồng loạt ra đời như BLDS 2015, Luật doanh nghiệp 2014...những quy định mới này theo hướng ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế, đề cao quyền tự do kinh doanh của cá nhân và nếu so với Luật thương mại 2005 thì có độ chênh nhất định. Và tương lai không xa Luật thương mại 2005 sẽ được đổi mới sao cho phù hợp với các nguyên tắc, định hướng của nhà nước được thể hiện qua Hiến Pháp 2013, Luật doanh nghiệp 2014 và Bộ Luật dân sự 2015. Nên lúc này nhà nước cho ra đời Nghị định này là không còn phù hợp nữa.

    Bạn có đồng tình với việc nhà nước nên độc quyền hành hóa dịch vụ theo dự thảo về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền Nhà nước trong hoạt động thương mại mà Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ cho ý kiến ?

     
    Báo quản trị |  
  • #447144   20/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Hàng hóa và dịch vụ độc quyền của nhà nước cần có thời hạn xác định?

    Thời gian gần đây, Chính phủ ta đã đưa ra dự thảo Nghị định về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại, với Danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại ban hành kèm theo dự thảo Nghị định với 20 loại hàng hóa, dịch vụ độc quyền đã gây nên những làn sóng tranh cãi nhất định.

    Xổ số là một ngành độc quyền Nhà nước

    Với việc quy định danh mục 20 loại hàng hóa, dịch vụ độc quyền của nhà nước nhưng lại không quy định về thời gian nhà nước độc quyền, vậy chúng ta có thể hiểu được nhà nước sẽ độc quyền không xác định thời hạn. Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Luật thương mại 2005 quy định "Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia", đồng thời giao "Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước". Pháp luật quy định khi ban hành các danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước thì đó phải là sự độc quyền Nhà nước có thời hạn. Tuy nhiên việc ban hành danh mục 20 loại hàng hóa, dịch vụ độc quyền của nhà nước nhưng lại không quy định về thời hạn độc quyền, thì điều này chưa thực sự phù hợp với tinh thần của Luật thương mại 2005.

    Đồng thời, Chính phủ ban hành Danh mục này dựa trên các tiêu chí sau: Thứ nhất, các thành phần kinh tế khác không có nhu cầu tham gia; thứ hai, các thành phần kinh tế không có khả năng tham gia và thứ ba, Nhà nước cần phải độc quyền liên quan đến quốc phòng, an ninh, bảo đảm lợi ích quốc gia. Tuy nhiên cần phải xác định thời hạn trong việc để Nhà nước thực hiện độc quyền đối với các hàng hóa, dịch vụ vì những tiêu chí của Nhà nước đưa ra chỉ mang tính “định tính”, có thể thay đổi qua thời gian. Tùy vào mỗi giai đoạn nhất định mà điều kiện để xác định những hàng hóa, dịch vụ độc quyền Nhà nước lại khác nhau. Nên nếu việc hàng hóa, dịch vụ Nhà nước độc quyền không xác định thời hạn sẽ không đảm bảo tinh thần của Luật thương mại 2005, không bảo vệ được đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành phần kinh tế.

    Vậy theo bạn, có nên quy định về thời hạn đối với hàng hóa, dịch vụ Nhà Nước độc quyền?

     
    Báo quản trị |