Dành cho các bạn chuẩn bị thi hết tập sự luật sư

Chủ đề   RSS   

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #68796   16/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Hix! Thật khó để bạn thực hiện lời hứa "hậu tạ".
    Nhưng cách tốt nhất là bạn copy bài ôn tập, bồi dưỡng trước khi thi của những bạn khác thi cùng đợt với bạn để nghiên cứu.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #137606   06/10/2011

    khoiluathanhvinh
    khoiluathanhvinh

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2010
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tìm thông tin về lịch kiểm tra hết tập sự luật sư tháng 11 năm 2011 tại Hà Nội

    Xin chào các thành viên trên diễn đàn danluat.

    Em đang cần tìm thông tin về đợt kiểm tra hết tập sự luật sư của quý III và IV năm 2011 tại khu vực Hà Nội mà không biết tìm đâu. Ai biết thông tin gì xin cho em biết với?

    Em cảm ơn nhiều!
     
    Báo quản trị |  
  • #226058   13/11/2012

    tkbush
    tkbush

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    XIn tập sự luật sư khi đang còn học được không?

    Chào mọi người, em hiện đang học Luật năm 4 , thấy có quy định để được cấp chúng chỉ hành nghề luật sư cần có 18 tháng học việc.. Vậy bây giờ em có thể xin di học việc được ko hay phải đợi tới khi ra trường?

    Mọi người giúp em nhé!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #226064   13/11/2012

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần


    chào bạn!

    Bạn đang học năm cuối trường luật nghĩa là sắp ra tường rồi mà vẫn hỏi câu đấy được nhỉ? sao bạn không tham khảo qua luật luật sư đi bạn. đúng thật là.

    xin thưa với bạn là việc tập sự luật sư điều kiện tiên quyết là phải qua lớp đào tạo luật sư của học viên tư pháp.

    bạn đang là năm cuối thì đã được đào tạo gì về nghề luật sư đâu mà đòi đi tập sự thâm chí còn chưa học hết chương trình cử nhân mà.

    Thân!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn garan vì bài viết hữu ích
    gaconhocluat (13/11/2012)
  • #226101   13/11/2012

    tkbush
    tkbush

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Em cảm ơn nhiều nhé!!

     
    Báo quản trị |  
  • #226213   13/11/2012

    gaconhocluat
    gaconhocluat

    Female
    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:26/04/2012
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    Hihi, vô tình lượm được bí kiếp mình mới học năm 2 à. Cám ơn lần 2.

     
    Báo quản trị |  
  • #242684   30/01/2013

    hienlkd
    hienlkd
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2010
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2205
    Cảm ơn: 43
    Được cảm ơn 73 lần


    Được nếu bạn đã có 1 bằng đại học trong tay. Điều kiện đăng ký tập sự là đã tốt nghiệp khóa đào tọa nghiệp vụ luật sư. ĐIều kiện tham gia khóa đào tạo luật sư lf đã tốt nghiệp đại học (không nhất thiết phải là đại học luật nhé).

     
    Báo quản trị |  
  • #242783   31/01/2013

    khanghailaw
    khanghailaw
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2012
    Tổng số bài viết (229)
    Số điểm: 2147
    Cảm ơn: 229
    Được cảm ơn 91 lần


    bạn có thể xin vô VPLS hay công ty luật học việc để biết thêm kinh nghiệm để sau này tránh bỡ ngỡ(thường thì bạn phải có quan hệ với người trong đó mới dễ xin vô học việc)

     
    Báo quản trị |  
  • #340326   21/08/2014

    phuongkt1610
    phuongkt1610

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin đề thi hết tập sự luật sư Miền Bắc lần 1 năm 2014

    các bác nào vừa thi xong Xin đề thi hết tập sự luật sư Miền Bắc lần 1 năm 2014 hay có đề thi 3 môn thi hết tập sự up cho em đọc tham khảo với. Tình hình là em đang định thi đợt 2 năm 2014. Thank các bác nhiều

     
    Báo quản trị |  
  • #402183   10/10/2015

    Minhbecamexijc
    Minhbecamexijc

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chào các a/c diễn đàn DÂN LUẬT và chúc toàn thể sức khỏe, thành công cuộc sống ! 

    Tôi là người mới toanh tham gia diễn đàn này, mong các a/c, bạn bè của diễn đàn chia sẽ kiến thức của Dân luật cũng như các quy định, hay luật chơi của diễn đàn để tôi được phép hòa vào sân chơi chung với cộng đồng.

    xin kính chào đoàn kết, xây dựng !

    chân thành cảm ơn sâu sắc !

    LÊ SỸ MINH

     
    Báo quản trị |  
  • #402184   10/10/2015

    Minhbecamexijc
    Minhbecamexijc

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin đề thi hết tập sự luật sư lần 1, 2 năm 2014

    xin các a/c, các bạn ai có các đề thi hết tập sự những ký thi trước đây, gần đây nhất thì cáng tốt. Vui lòng share cho em với.

    Trân trọng cảm ơn !

     
    Báo quản trị |  
  • #409554   14/12/2015

    pkd.cic
    pkd.cic

    Sơ sinh


    Tham gia:28/01/2015
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 305
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 9 lần


    Thi hết tập sự Luật sư đợt 02 năm 2015 (25-27/12/2015

    Chào các ban! Mình thi hết tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2015. Các bạn đã, đang và sẽ thi có kinh nghiệm gì thì chia sẽ nhé.cảm ơn các ban.

     
    Báo quản trị |  
  • #389601   26/06/2015

    Hỏi về thi kết thúc tập sự Luật sư

    Sắp tới mình sẽ thi kết thúc tập sự luật sư. Bạn nào có kinh nghiệm chỉ giáo cho mình với. Xin cảm ơn!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #389641   26/06/2015

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Chào bạn

    Kinh nghiệm là thi viết thì như các lần thi bình thường, bạn phải đem theo các văn bản luật giấy để lật.

    Thi vấn đáp thì bạn nên đến đúng giờ, thời gian cho 1 người thi không lâu (5 - 15 phút). Bạn phải trình bày lại vụ án mà bạn đã làm báo cáo tập sự để chứng tỏ là bạn có làm thực tế chứ không phải chỉ xem hồ sơ giấy. Giáo viên có thể kiểm tra nội dung vụ án ở những điểm không rõ hoặc về những người bạn phải gặp khi tham gia vào vụ án để biết điều này. 

    Bạn tập sự ở tỉnh thì giáo viên sẽ dễ cho đậu hơn. Còn bạn ở thành phố thì nhớ cẩn thận, chuẩn bị kỹ hơn để thuyết phục được giáo viên. 

    Chúc bạn vượt qua kỳ thi tốt nhé!

    Cập nhật bởi NgoThuyKhanh ngày 26/06/2015 03:21:02 CH

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NgoThuyKhanh vì bài viết hữu ích
    kimthao572 (27/06/2015)
  • #308292   31/01/2014

    PrinceParis
    PrinceParis

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/01/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    chuẩn bị cho kì thi hết tập sự Luật sư đợt 23 đoàn LS. Tp.HCM năm 2014.

    Mình tạo topic này để mọi người thi hết tập sự Luật sư đợt 23 tại Tp. HCM vào tháng 3 này cùng giao lưu, học hỏi, chuẩn bị thật tốt và vượt qua kì thi thành công để chính thức trở thành luật sư nhé.mọi sự chia sẻ về tài liêu, đề thi, kinh nghiệm đều được hoan nghênh.

    Hiện nay hạn nộp báo cáo 27.01.2013 đã kết thúc. Tuy nhiên hạn hộp hồ sơ thực hành vẫn còn (27.02.2014), mong mọi người vào giao lưu và giúp đõ nhau chuẩn bị thật tốt. hoặc có bậc tiền bối nào đã trải qua kì thi vào chia sẻ kinh nghiệm thì thật quá quí hoá.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #451281   08/04/2017

    trungkienqntr
    trungkienqntr

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/07/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Cho mình xin với!

    Email của mình là trungkienqntr@gmail.com.

    Cảm ơn bạn nhiều!

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trungkienqntr vì bài viết hữu ích
    trang_u (10/04/2017)
  • #451326   10/04/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


     

    trungkienqntr viết:

     

    Cho mình xin với!

    Email của mình là trungkienqntr@gmail.com.

    Cảm ơn bạn nhiều!

     

     

    Chào bạn trungkienqntr, bạn tải tại đây nhé http://danluat.thuvienphapluat.vn/danh-cho-cac-ban-chuan-bi-thi-het-tap-su-luat-su-93577.aspx?PageIndex=2#441343 

    Lưu ý: Bạn mở trên máy tính nhé, chứ trên điện thoại không thấy được file đính kèm. 

    Cập nhật bởi trang_u ngày 10/04/2017 08:44:24 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #454570   25/05/2017

    Chào các bạn, các bạn cho mình hỏi về thời gian nộp Nhật ký tập sự và báo cáo kết quả tập sự tý với. mình nhận được thông báo tổ chức kiểm tra chậm, thông báo ghi hạn nộp ngày 15/5 mà đến ngày 20/5 mình mới gửi được, không biết như các năm thì Hội đồng kiểm tra có chấp nhận cho dự kiểm tra hay không. Cảm ơn các bạn nhiều./

     
    Báo quản trị |  
  • #456733   09/06/2017

    Chào Các Anh, Chị trong diễn đàn. Tình hình là em sắp thi kết thúc tập sự nhưng phân vân chưa biết nên mang những văn bản pháp luật nào theo và yêu cầu của tài liệu được mang vào phòng thi. nhờ Các Anh, Chị hỗ trợ 

     
    Báo quản trị |  
  • #461517   17/07/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Tài liệu tham khảo về Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp

    Mục lục
     

     

    STT
    Nội dung tài liệu học tập
     
    Trang
     
    1
     
    Tổng quan về Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
     – Luật sư Nguyễn Minh Tâm
     
    2
    2
     
    Những vấn đề chung trong quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
    – Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh.
     
    7
    3
     
    Bổn phận trách nhiệm của luật sư với khách hàng.
     – Luật sư Nguyễn Minh Tâm
     
    10
    4
     
    Giữ gìn, vun đắp quan hệ đồng nghiệp vì sự nghiệp phát triển của giới luật sư Việt Nam.
    – Luật sư Hoàng Huy Được
     
    14
    5
     
    Đạo đức và ứng xử của  luật sư trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.
     – Luật sư Phan Trung Hoài
     
    20
    6
     
    Trách nhiệm của luật sư trong hoạt động truyền thông, quảng cáo. – Luật sư Diệp Thị Hoài Nam
     
    2
     
     
    Bài 1
     
    TỔNG QUAN VỀ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC
    VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ
    *
     
    Luật sư Nguyễn Minh Tâm
    Ủy viên Ban Thường vụ, Phó tổng thư ký Liên đoàn
     
    I. MỤC ĐÍCH
     
    Giúp cho các luật sư hiểu được một cách tổng quát, vị trí, vai trò của Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư (gọi tắt là Quy tắc); Nâng cao ý thức tự giác của luật sư trong việc chấp hành các nghĩa vụ đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong hành nghề và trong giao tiếp xã hội; Giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của nghề luật sư, góp phần xây dựng và củng cố sự tin cậy trong xã hội đối với nghề luật sư ở Việt Nam.
     
    II. YÊU CẦU
     
    Nắm được khái niệm chung về Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư , phân biệt nghĩa vụ đạo đức với nghĩa vụ pháp lý của luật sư trong hành nghề;
     
    Nắm được những quan điểm tư tưởng và yêu cầu của việc xây dựng bộ Quy tắc;
     
    Nắm vững những nội dung cơ bản của bộ Quy tắc cũng như những tiêu chuẩn đạo đức trong quan hệ của luật sư với các chủ thể khác trong hành nghề.
     
    Có sự chuyển hóa trong nhận thức và thực tiễn tuân thủ các quy định về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề của luật sư.
    III. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
     
    1. Khái niệm chung về Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
     
    - Cho đến nay, về mặt khoa học pháp lý, chưa có một định nghĩa chính thức mang tính chất kinh điển về khái niệm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư. Trong nhiều bài viết, tham luận về vấn đề đạo đức nghề nghiệp luật sư, mỗi tác giả cũng đưa ra quan niệm của mình về vấn đề này bằng cách tiếp cận dưới các góc độ khác nhau.
     
    - Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư đã được Hội đồng luật sư toàn quốc thông qua cũng không đưa ra một định nghĩa về quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư. Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung của Quy tắc, có thể đưa ra một định nghĩa chung về Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư như sau :
     
    “Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư là những quy tắc xử sự được thể hiện dưới hình thức văn bản chứa đựng những quy phạm đạo đức và ứng xử nghề nghiệp do Hội đồng luật sư toàn quốc ban hành để điều chỉnh hành vi của các thành viên Liên đoàn luật sư Việt Nam trong quan hệ với các chủ thể có liên quan khi hoạt động nghề nghiệp và trong giao tiếp xã hội
     
    - Trong đời sống thường nhật, luật sư tham gia vào các quan hệ xã hội, các quan hệ nghề nghiệp, trong đó có các quan hệ tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, lao động, hành chính. Trong các quan hệ tố tụng nêu trên lại diễn ra nhiều loại quan hệ giữa các chủ thể khác như : quan hệ giữa luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng qua các giai đoạn tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; quan hệ với khách hàng, với những người tham gia tố tụng khác, quan hệ với đồng nghiệp, v.v.. Với tư cách một chủ thể tham gia trong các quan hệ tố tụng, luật sư có những quyền và nghĩa vụ tố tụng nhất định theo quy định của pháp luật. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý luật sư phải tuân thủ và nếu vi phạm sẽ phải chịu các hình thức xử lý theo các chế tài đã được luật hóa.
     
    Tuy nhiên, trong các quan hệ nêu trên, vẫn còn có những trường hợp, tình huống nảy sinh trong thực tiễn giao tiếp không nằm trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật mà thuộc phạm trù đạo đức và ứng xử nghề nghiệp phải được điều chỉnh bằng các quy định đạo đức tương ứng. Đó là các quy định về căn cứ, chuẩn mực đã được xác định trong bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư. Các quy định này cũng hàm chứa các nghĩa vụ đạo đức mang tính chất cấm đoán hay bắt buộc luật sư phải tuân thủ hoặc các quy phạm mang tính chất khuyến khích luật sư áp dụng trong quá trình hành nghề cũng như trong lối sống, giao tiếp khi tham gia các quan hệ xã hội khác.
     
    2. Vị trí, vai trò của quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư
     
    - Nghề luật sư là một nghề có truyền thống cao quý, gắn liền với số phận pháp lý của con người. Thông qua hoạt động của mình, luật sư thực hiện chức năng xã hội cao cả : Bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
     
    - Cũng như sông có nguồn, cây có gốc, nhà có nền, đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa là nguồn, là gốc, là nền tảng cơ bản của nghề luật sư. Không có đạo đức nghề nghiệp, nghề luật sư không thể tồn tại, phát triển. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và tự chịu trách nhiệm cá nhân về uy tín nghề nghiệp của mình, với mục tiêu phụng sự công lý, tôn trọng và dựa trên pháp luật thì trước hết phải xuất phát từ một nền tảng đạo đức. Nếu không xuất phát từ nền tảng này thì luật sư khó có thể có ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật khi hành nghề.
     
    - Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư có giá trị là các chuẩn mực đạo đức của giới luật sư, tạo cơ sở để luật sư tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong sinh hoạt và hành nghề; là thước đó giúp luật sư giữ gìn phẩm chất, uy tín của mỗi cá nhân; từ đó khiêm tốn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng hành nghề, góp phần nâng cao uy tín nghề nghiệp của giới luật sư trong xã hội. Đây cũng chính là một văn bản mang tính quy phạm nội bộ thể hiện rõ nét nhất cơ chế quản lý theo phương thức “tự quản kết hợp với quản lý nhà nước” của Liên đoàn luật sư Việt Nam.
     
    3. Quan điểm tư tưởng và yêu cầu của việc xây dựng bộ Quy tắc
     
    Việc xây dựng bộ Quy tắc phải thể hiện quan điểm tư tưởng và các yêu cầu sau đây:
     
    1.     Trong thời đại hòa nhập với khu vực và thế giới, bộ Quy tắc phải phù hợp với thông lệ quốc tế về nghề luật sư;
     
    2.     Phạm trù đạo đức nghề nghiệp luật sư rất rộng, để tạo cơ sở cho việc quản lý và tự giác thực hiện của từng luật sư, bộ quy tắc phải cụ thể hóa các chuẩn mực đạo đức và hành vi ứng xử nghề nghiệp luật sư;
     
    3.     Nội dung bộ Quy tắc phải phù hợp với trình độ phát triển của nghề luật sư Việt Nam, trên nền tảng thể chế chính trị - xã hội, hệ thống pháp luật, đạo đức và văn hóa của đất nước Việt nam;
     
    4.     Phát huy truyền thống tốt đẹp về đạo đức con người của dân tộc Việt Nam
     
    5.     Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện bộ Quy tắc là một công việc thường xuyên, lâu dài trong quá trình phát triển của nghề luật sư Việt Nam.
     
    4. Xác định phạm vi và các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp    
     
    - Khái niệm đạo đức bao giờ cũng được thể hiện trong mối quan hệ giữa người với người. Đạo đức nghề nghiệp luật sư chính là tổng hợp các mối quan hệ giữa luật sư với các chủ thể có liên quan trong hoạt động nghề nghiệp và các mối quan hệ xã hội khác khi luật sư tham gia trong sinh hoạt xã hội. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư bao gồm các quy phạm mang tính chất tùy nghi để luật sư có thể lựa chọn trong ứng xử hoặc mang tính chất cấm đoán, bắt buộc luật sư phải nghiêm chỉnh thi hành.
     
    - Quy tắc có những quy tắc chung mang tính chất là những nghĩa vụ đạo đức cơ bản của luật sư và các quy tắc cụ thể điều chỉnh hành vi của luật sư khi tham gia các nhóm quan hệ xã hội trong hành nghề gồm : quan hệ với khách hàng; quan hệ với đồng nghiệp; quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác. Việc điều chỉnh về mặt đạo đức các nhóm quan hệ này chính là những yếu tố cấu thành nội dung cơ bản của Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
     
     
    - Dựa trên cơ sở đặc thù nghề nghiệp luật sư, bộ Quy tắc đã xác định các tiêu chuẩn sau đây :
     
    * Các tiêu chuẩn chung về mặt đạo đức nghề nghiệp luật sư :
     
    Các tiêu chuẩn này liên quan đến chức năng xã hội của luật sư, với sứ mệnh cao cả là bảo vệ công lý, phát triển kinh tế, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; tuân thủ và trung thành với Hiến pháp, pháp luật; độc lập, ngay thẳng, tôn trọng sự thật và góp phần vào việc phát triển hệ thống pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động công ích.
     
    * Các tiêu chuẩn đạo đức trong quan hệ với khách hàng :
     
    Đây là các tiêu chuẩn quan trọng nhất trong Bộ quy tắc. Bởi vì mối quan hệ với khách hàng chính là “lửa thử vàng” đối với cá nhân luật sư. Uy tín, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp luật sư, sự tiêu cực/hay không tiêu cực của luật sư đều xuất phát từ nền tảng quan hệ này và tác dụng của nó có ý nghĩa chi phối các hành vi ứng xử khác trong “tổng hòa các quan hệ xã hội” của luật sư. Các tiêu chuẩn này liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của luật sư đối với khách hàng; Bao gồm việc tận tâm thực hiện hết khả năng và trách nhiệm với khách hàng trong khuôn khổ pháp luật cho phép và phạm trù đạo đức nghề nghiệp; tuân thủ bí mật quốc gia và bí mật của khách hàng; ngăn ngừa các thủ đoạn hành nghề không lương thiện, tự giác thực hiện các nghĩa vụ trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích, việc nhận thù lao, v.v..
     
    * Các tiêu chuẩn đạo đức trong mối quan hệ với đồng nghiệp luật sư :
     
    Pháp luật về luật sư có rất ít quy phạm điều chỉnh mối quan hệ này. Bởi vì quan hệ đồng nghiệp, về thực chất là những quan hệ đạo đức, trong đó chủ yếu là thái độ ứng xử với nhau trong giới luật sư. Tiêu chuẩn này đòi hỏi mỗi luật sư phải coi uy tín của đồng nghiệp và uy tín của giới là uy tín của chính mình. Điều mình không muốn thì không được làm với đồng nghiệp.
     
    * Các tiêu chuẩn đạo đức trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội…
     
    Thực ra, điều chỉnh mối quan hệ này, pháp luật đã có các quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với chủ thể - luật sư, với tư cách “Người tham gia tố tụng” hoặc tư cách chủ thể khác tương ứng. Các tiêu chuẩn đạo đức trong phạm vi quan hệ này có ý nghĩa bổ trợ cho thái độ ứng xử của cá nhân luật sư.
     
    * Các tiêu chuẩn về kỷ luật nghề nghiệp luật sư :
     
    Các tiêu chuẩn này chính là những điều cấm (không được làm) đối với luật sư khi hành nghề. Luật sư sẽ phải chịu các chế tài kỷ luật đối với các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư. Áp dụng các biện pháp chế tài này đòi hỏi phải quy phạm hóa các tiêu chuẩn kỷ luật – thuộc chức năng tự quản nghề nghiệp của Liên đoàn theo Điều lệ, làm căn cứ cho việc xử lý kỷ luật đối với từng cá nhân luật sư.
     
    5.     Nội dung cơ bản của bộ Quy tắc
     
    1. Lời nói đầu :
     
    2. Các chương :
     
    Chương I. Quy tắc chung.
     
    Chương II : Quan hệ với khách hàng.
     
    Chương III. Quan hệ với đồng nghiệp.
     
    Chương IV. Quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng.
     
    Chương V. Quan hệ với các cơ quan nhà nước khác.
     
    Chương VI. Các quy tắc khác.
     
    IV. HƯỚNG DẪN TỰ NGHIÊN CỨU
     
    1. Mối quan hệ giữa quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức trong việc điều chỉnh hành vi ứng xử của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp.
     
    2. Phân biệt đạo đức nghề nghiệp và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
     
    3. Anh (chị) có nhận xét gì về ý kiến cho rằng “Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư” có ý nghĩa như là một Bộ luật về đạo đức nghề nghiệp luật sư ?
     
    4. “Luật sư là một bác sĩ chữa những căn bệnh pháp lý cho thân chủ”. Hãy bình luận ý kiến này.
     
    Bài 2
     
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG QUY TẮC ĐẠO ĐỨC
    VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHHIỆP LUẬT SƯ
     
                                                                      Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh
                                                             Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký
    I. MỤC ĐÍCH
     
    Xác định vị trí vai trò của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp, đồng thời nêu cao ý thức trách nhiệm của luật sư trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý có chất lượng để tạo lập được niềm tin của khách hàng, cộng đồng, xã hội và của nhà nước.
     
    II. YÊU CẦU
     
    - Nắm vững 5 Quy tắc chung để hiểu rõ được bản chất nghề nghiệp luật sư, giá trị xã hội nghề nghiệp luật sư và những yêu cầu cơ bản khi hành nghề;
     
    - Hiểu được Quy tắc chung là kim chỉ nam xuyên suốt trong các quan hệ tác nghiệp của luật sư như : quan hệ với khách hàng, với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan nhà nước khác, quan hệ với đồng nghiệp và quan hệ xã hội khác khi luật sư tham gia;
     
    - Hiểu được Quy tắc chung có ý nghĩa là sự thể hiện chức năng xã hội của luật sư góp phần vào việc bảo vệ công lý, xây dựng nhà nước pháp quyền, đóng góp vào lợi ích chung của cộng đồng và xã hội, đảm bảo một trật tự, an ninh, ổn định xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội;
     
    III.HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
     
    Quy tắc 1: Bảo vệ công lý và nhà nước pháp quyền
     
    - Đây không chỉ là nghĩa vụ công dân nói chung mà còn là nghĩa vụ đạo đức cơ bản của luật sư. Trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào luật sư cũng phải trung thành với tổ quốc, có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ tổ quốc;
     
    - Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng là hoạt động góp phần vào bảo vệ công lý và xây dựng nhà nước pháp quyền;
     
    Quy tắc 2: Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan
     
    - Trong hoạt động nghề nghiệp, luật sư phải độc lập trong tư duy, suy nghĩ và hành động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, không bị chi phối bởi bất cứ một áp lực hoặc lợi ích vật chất và tinh thần nào để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp luật sư;
     
    - Trung thực, tôn trọng sự thật khách quan thể hiện bản chất nghề nghiệp luật sư, là điều kiện để tạo lập niềm tin với khách hàng, với cơ quan nhà nước và với cộng đồng xã hội;
     
    - Nếu không tuân thủ Quy tắc này sẽ dẫn tới hậu quả là làm mất uy tín, danh dự của luật sư, làm mất niềm tin của khách hàngva2 xã hội đối với luật sư và hành nghề luật sư.
     
    Quy tắc 3: Bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng
     
    - Đây chính là nghĩa vụ đạo đức của luật sư trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý xuất phát từ sự tin cậy của khách hàng đối với luật sư.
     
    - Chất lượng dịch vụ pháp lý được đo bằng hàm lượng chất xám của luật sư đầu tư vào vụ việc, sự tận tụy trong suốt quá trình thực hiện công việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
     
    - Khái niệm “tốt nhất” được hiểu trong phạm vi trình độ, khả năng chuyên môn và trách nhiệm nghề nghiệp luật sư, không phải là nghĩa vụ bảo đảm kết quả vụ việc theo yêu cầu của khách hàng.
     
    Quy tắc 4: Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí
     
    - Đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi luật sư phải có trách nhiệm trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn như người nghèo, gia đình chính sách, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người già, phụ nữ có hoàn cảnh…. Chất lượng trợ giúp pháp lý miễn phí sẽ không được khác gì so với chất lượng cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng đã trả thù lao;
     
    - Hàng năm, mỗi luật sư bằng khả năng, tâm huyết trách nhiệm nghề nghiệp cần có các hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí. Thể hiện trách nhiệm nghề nghiệp với cộng đồng xã hội;
     
    - Hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí của luật sư thể hiện được vai trò xã hội của mỗi một luật sư và giới luật sư với cộng đồng xã hội, thể hiện trách nhiệm xã hội của giới luật sư trong việc quan tâm tới những vấn đề xã hội. Biết chia sẻ, biết đùm bọc, thương yêu đoàn kết, kế thừa phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc bằng tấm lòng và khả năng vốn có của mình.
     
    Quy tắc 5: Xứng đáng với sự tin cậy của xã hội
     
    - Tạo lập niềm tin của xã hội và cộng đồng với luật sư và nghề luật sư vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của mỗi luật sư và đội ngũ luật sư;
     
    - Sự tin cậy của xã hội và cộng đồng vào giới luật sư phải được bắt đầu từ vụ việc cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư cho khách hàng, các hoạt động trợ giúp pháp lý và hoạt động xã hội khác của luật sư;
     
    - Sự tin cậy của xã hội và cộng đồng vào giới luật sư phải được xây đắp bằng cả quá trình theo thời gian, theo công việc, theo sự đóng góp xây dựng của cả đội ngũ luật sư.
     
    - Mỗi luật sư luôn ý thức trách nhiệm bản thân trong việc học tập, tu dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, giữ gìn phẩm chất uy tín nghề nghiệp để xứng đáng với sự tin cậy của xã hội.
     
    - Giới luật sư Việt Nam cần phải đoàn kết, chung tay góp sức xây dựng ngôi nhà chung là Liên đoàn Luật sư Việt Nam để khẳng định vị trí vai trò và vị thế của luật sư và Liên đoàn Luật sư Việt Nam đối với nhà nước, xã hội và cả cộng đồng.
     
    V.BÀI TẬP VÀ TÌNH HUỐNG
     
    1. Nêu khái niệm về công lý.
    2. Nêu những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền
    3. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư với Luật luật sư.
    4. Quy tắc chung được quy định ở Chương I có điểm gì khác biệt với các Quy tắc được quy định trong các Chương tiếp theo?
    5. Tiêu chí nào xác định chất lượng dịch vụ tốt nhất khi luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng ?
    6. Anh (chị) có ý kiến gì khi một luật sư từ chối trợ giúp pháp lý miễn phí cho những đối tượng chính sách mà không có lý do chính đáng?
     
    Bài 3
     
    BỔN PHẬN TRÁCH NHIỆM CỦA LUẬT SƯ
    VỚI KHÁCH HÀNG
     
    Luật sư Nguyễn Minh Tâm
    Ủy viên Ban thường vụ, Phó tổng thư ký Liên đoàn
     
    I. MỤC ĐÍCH
     
    Giúp luật sư hiểu được bản chất mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng, thấy được bổn phận trách nhiệm của luật sư trong hành nghề cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng để từ đó củng cố lòng tin của khách hàng vào luật sư, góp phần xây dựng hình ảnh cao đẹp của người luật sư trong xã hội.
     
    II. YÊU CẦU
     
    -         Nắm được các quy định cụ thể về những nghĩa vụ đạo đức và ứng xử của luật sư trong quan hệ với khách hàng;
    -         Có khả năng giải quyết các tình huống cụ thể phát sinh trong hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo quy định của Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư;
    -         Phát hiện những tình huống mới trong thực tiễn hành nghề khi quan hệ với khách hàng mà chưa được quy định trong Quy tắc, chủ động sáng tạo trong việc chọn thái độ ứng xử và đề xuất kiến nghị với Liên đoàn để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
     
    III. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
     
    1.     Bản chất mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng
     
    -         Trong tổng thể các mối quan hệ giữa luật sư với các chủ thể khác nhau trong hành nghề luật sư, quan hệ luật sư – khách hàng là mối quan hệ nền tảng làm phát sinh các quan hệ khác;
    -         Về pháp lý, quan hệ luật sư – khách hàng là một loại quan hệ dân sự, cụ thể là quan hệ hợp đồng dịch vụ chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Trong quan hệ này, các quyền và nghĩa vụ của luật sư với khách hàng được thiết lập trên cơ sở tự nguyện của hai bên. Tuy nhiên, vì là loại quan hệ dịch vụ pháp lý nên còn chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật về luật sư.
    -         Danh dự, uy tín, trạng thái tích cực hay tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư gắn liền với quá trình thực hiện mối quan hệ này. Do vậy, tính chất đạo đức trong hành vi ứng xử của luật sư có thể nói là bản chất của mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng, là một trong những yếu tố (như kỹ năng hành nghề) góp phần quyết định sự thành công trong  nghề nghiệp của luật sư.
     
    2.     Các quy tắc cụ thể (từ Quy tắc 6 đến Quy tắc 14)
     
    2.1                        .    Quy tắc 6. Nhận vụ việc của khách hàng
     
    - Nhận vụ việc của khách hàng là điều kiện làm phát sinh mối quan hệ luật sư – khách hàng, giúp luật sư tạo ấn tượng tốt đẹp ban đầuvới khách hàng.
    - Quy tắc này quy định nghĩa vụ và thái độ ứng xử về mặt đạo đức của luật sư khi nhận vụ việc của khách hàng, trong đó nghĩa vụ 6.4 cũng đồng thời là nghĩa vụ pháp lý được quy định trong Luật luật sư.
    - Cần phân tích sâu quy định 6.2 để luật sư thấy được bổn phận của mình trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất cho khách hàng.
     
    2.2.     Quy tắc 7. Thù lao
     
    -         Cần phân tích sâu ý nghĩa đạo đức của luật sư trong việc đưa ra mức thù lao để thỏa thuận với khách hàng theo quy định của pháp luật.
    + Lấy thù lao không căn cứ vào quy định của Luật luật sư;
    + Hậu quả của việc đưa ra mức thù lao quá cao khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng.
     
    2.3.         Quy tắc 8. Thực hiện vụ việc của khách hàng
     
    -         Quy tắc này quy định bổn phận của luật sư trong quá trình thực hiện vụ việc của khách hàng.
    -         Tập trung phân tích nghĩa vụ 8.3, giải thích rõ các trường hợp “bất khả kháng”, các quy định của pháp luật và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư để giúp luật sư nắm vững quy định này.
     
    2.4.         Quy tắc 9. Từ chối nhận và thực hiện vụ việc của khách hàng
     
    -         Quy tắc này quy định quyền từ chối của luật sư trong hai giai đoạn : Nhận vụ việc và từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng.
    -         Quy tắc 9.1 quy định cụ thể 06 trường hợp luật sư được quyền từ chối nhận vụ việc của khách hàng. Cần phân tích sâu các quy định tại Quy tắc 9.1.2; 9.1.3 và 9.1.6 để làm rõ ý nghĩa đạo đức nghề nghiệp luật sư trong mối quan hệ với khách hàng khi luật sư tiếp nhận hay không tiếp nhận vụ việc của khách hàng.
    -         Khi quyết định từ chối tiếp nhận vụ việc, luật sư cần giải thích rõ lý do cho khách hàng biết. Giải thích ý nghĩa đạo đức nghề nghiệp trong trường hợp này.
    -         Quy tắc 9.2 quy định 08 trường hợp luật sư có quyền từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc đã nhận của khách hàng. Tập trung phân tích sâu các quy định tại Quy tắc 9.2.1; 9.2.5 kèm theo lấy ví dụ cụ thể để chứng minh.
    -         Giải thích rõ quy định tại Quy tắc 9.2.7 để giúp luật sư hiểu được các trường hợp từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc khi phát hiện ra các trường hợp buộc luật sư phải từ chối được quy định trong Quy tắc 9.1.
     
    2.5.         Quy tắc 10. Đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý
    -         Quy tắc này quy định về nghĩa vụ của luật sư khi quyết định chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý đã cung cấp cho khách hàng.
    -         Tập trung phân tích sâu Quy tắc 10.2 để làm rõ ý nghĩa đạo đức nghề nghiệp của luật sư trong quan hệ với khách hàng khi buộc phải chấm dứt việc thực hiện dịch vụ.
     
    2.6.         Quy tắc 11. Giải quyết xung đột về lợi ích
    -         Phân tích sâu định nghĩa “Xung đột về lợi ích” trong Quy tắc 11.1 :
    + Giải thích “sự đối lập về quyền lợi vật chất hay tinh thần”;
    + Giải thích về sự đối lập “đã xảy ra hoặc có khả năng xảy ra”.
    + Giải thích về chủ thể của các lợi ích bị xung đột;
    + Cho ví dụ về “những vụ việc khác có liên quan đến vụ việc đó”
    -         Quy tắc 11.2 quy định thái độ ứng xử của luật sư trong 04 trường hợp cụ thể về xung đột lợi ích.
    -         Quy tắc 11.2.4 là một quy định mở. Có thể gợi ý cho học viên đưa ra các trường hợp khác có xung đột về lợi ích do pháp luật đã quy định hoặc chưa quy định để làm rõ thêm.
     
    2.7.         Quy tắc 12. Giữ bí mật thông tin
    -         Giải thích khái niệm “Bí mật thông tin”:
    + Là những bí mật nghề nghiệp có liên quan đến vụ việc luật sư đảm nhận;
    + Bao gồm các bí mật điều tra, bí mật về quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản, tình hình tài chính, bí quyết kinh doanh, bí mật về đời tư hoặc những thông tin khác của khách hàng được xác định laq2 bí mật.
    -         Quy tắc này quy định bổn phận và trách nhiệm đạo đức (cũng đồng thời là trách nhiệm pháp lý) của luật sư.
    -         Học viên có thể sẽ đưa ra câu hỏi về trách nhiệm của luật sư khi được biết thông tin khách hàng đã phạm một tội khác hay chuẩn bị phạm một tội mới. Trong trường hợp này thì thái độ ứng xử của luật sư như thế nào.
    -         Làm rõ vấn đề này cần so sánh với trách nhiệm của luật sư trong việc thực hiện nghĩa vụ của công dân về tố giác tội phạm trên cơ sở phạm trù đạo đức nghề nghiệp luật sư để giúp luật sư chọn lựa thái độ ứng xử cho phù hợp.
     
    2.8.         Quy tắc 13. Tiếp nhận khiếu nại của khách hàng
    -         Phân tích ý nghĩa đạo đức luật sư trong trường hợp bị khách hàng khiếu nại để làm rõ thái độ ứng xử của luật sư.
    + Tìm hiểu yêu cầu và những căn cứ khiếu nại của khách hàng;
    + Xác định vị thế bình đẳng giữa luật sư và người khiếu nại xuất phát từ quan hệ hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý, không phải là một quan hệ hành chính.
    + Thái độ ứng xử có đạo đức của luật sư biểu lộ sự tôn trọng của luật sư đối với quyền lợi hợp pháp của khách hàng.
     
    2.9.         Quy tắc 14. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng
    -         Quy tắc này chính là các quy phạm cấm đoán có ý nghĩa bắt buộc đối với luật sư;
    -          Là những nghĩa vụ đạo đức của luật sư trong quan hệ với khách hàng. Nội dung những điều cấm này được Quy tắc quy định rõ, tuy nhiên cần tập trung phân tích sâu tất cả 14 điều cấm đối với luật sư để học viên nắm được để thực hiện trong thực tiễn hành nghề.
     
    IV. HƯỚNG DẪN TỰ NGHIÊN CỨU
    1.     Tại sao nói “quan hệ luật sư - khách hàng là nền tảng phát sinh các quan hệ khác của luật sư” ?
    2.     Anh (chị) có đồng ý với nhận định sau đây : “ Thù lao là một vấn đề thể hiện đạo đức nghề nghiệp luật sư trong quan hệ luật sư – khách hàng” không ? Vì sao ?
    3.     Anh (chị) có ý kiến gì về trường hợp một luật sư không am hiểu sâu sắc về vấn đề sở hữu trí tuệ nhưng vẫn cố tình tiếp nhận yêu cầu của khách hàng trong một vụ án tranh chấp về sở hữu trí tuệ ? Hậu quả của việc này thế nào?
    4.     Định nghĩa về “Xung đột lợi ích” trong Quy tắc 11, theo anh (chị) đã đầy đủ chưa? Hãy thử đưa ra một định nghĩa về “Xung đột lợi ích” theo quan điểm của anh (chị) !
    5.     Anh (chị) có bổ sung gì về Quy tắc 12. giữ bí mật thông tin ?
    6.     Ngoài 14 trường hợp cấm luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng tại Quy tắc 14, theo anh (chị) có còn trường hợp nào cần bổ sung ? Cơ sở của việc bổ sung theo ý kiến anh (chị) là gì ?
    7.     Trong trường hợp thực tế phát sinh những trường hợp khác mà Quy tắc này chưa quy định thì anh (chị) chọn thái độ ứng xử thế nào? Cho ví dụ!
    8.     Bài tập : Khi tiếp khách hàng B, luật sư A giới thiệu về học hàm, học vị, chức vụ trong tổ chức xã hội nghề nghiệp luật sư của mình, về những mối quan hệ rất rộng của luật sư với những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước, về những vụ án lớn mà luật sư đã tham gia và đạt kết quả rất tốt đẹp. Không những thế, luật sư A còn hỏi khách hàng về tên thẩm phán thụ lý vụ án và thông báo cho khách hàng biết luật sư có mối quan hệ rất thân thiết với thẩm phán này và động viên khách hàng yên tâm nếu khách hàng chấp nhận mời luật sư làm người bào chữa (bảo vệ quyền lợi) trong vụ án.
    Anh (chị) có nhận xét gì về thái độ đó của luật sư A? Trong trường hợp này, luật sư A có vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư không ? Nếu có thì vi phạm những quy tắc nào ?
     
    Bài 4
     
    GIỮ GÌN, VUN ĐẮP QUAN HỆ ĐỒNG NGHIỆP VÌ
    SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI LUẬT SƯ VIỆT NAM
     
    Luật sư Hoàng Huy Được
    Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban giám sát đạo đức và khen thưởng-kỷ luật luật sư
     
    I. MỤC ĐÍCH
    Giúp cho luật sư hiểu được vị trí, tầm quan trọng của mối quan hệ đồng nghiệp trong hệ thống tổ chức xã hội – nghề nghiệp luật sư; thấy được Liên đoàn luật sư Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp thống nhất trong toàn quốc của các luật sư Việt Nam, là ngôi nhà chung của toàn thể các Đoàn luật sư, các luật sư thành viên. Từ nhận thức đó, các luật sư có trách nhiệm củng cố, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong giới, cùng nhau góp phần xây dựng đội ngũ luật sư Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam ngày càng lớn mạnh, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội.        
     
    II. YÊU CẦU
     
    Nhận thức được Đạo đức luật sư là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực luật sư, nhờ nó người luật sư tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp trong quan hệ với khách hàng, với cơ quan tiến hành tố tụng và với đồng nghiệp.
     
    - Nắm vững các quy tắc được qui định tại Chương III Quy tắc đạo đức nghề nghiệp, về quan hệ với đồng nghiệp của Liên đoàn luật sư Việt Nam.
     
    - Tự giác chấp hành và vận dụng một cách sáng tạo các quy tắc của Chương III Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư trong quan hệ với đồng nghiệp trong quá trình hành nghề cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
     
    -         Giữ gìn, vun đắp quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp vì sự nghiệp chung của giới luật sư Việt Nam.
     
    III. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
     
    Đạo đức luật sư trong quan hệ với đồng nghiệp là phép đối nhân, xử thế giữa luật sư với luật sư mà ở đó, mỗi luật sư phải có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ uy tín danh dự của nhau. Luật sư phải biết coi trọng uy tín và danh dự của đồng nghiệp như của chính mình, chỉ có như vậy, người luật sư và nghề luật sư mới thật sự được xã hội yêu quí và được tôn vinh.
     
     Chương III của Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của luật sư gồm có 8 qui tắc ( từ qui tắc 15 đến Quy tắc 22) xác định những nghĩa vụ đạo đức và ứng xử của luật sư với đồng nghiệp, với các tổ chức xã hội nghề nghiệp mà luật sư là thành viên, với những người đang tập sự hành nghề luật sư.
     
    Quy tắc 15. Bảo vệ danh dự, uy tín của giới luật sư
     
    1. Luật sư có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của giới luật sư như bảo bảo vệ danh dự, uy tín của cá nhân mình.
    -  Danh dự và uy tín là điều cần có đối với tất cả mọi người, riêng đối với luật sư, việc bảo vệ danh dự, uy tín càng có ý nghĩa quan trọng.
    - Luật sư phải có nghiã vụ bảo vệ uy tín, danh dự của giới luật sư.
     
    2. Giữ gìn đoàn kết nội bộ, góp phần xây dựng đội ngũ luật sư trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với sự tôn trọng và tin cậy của xã hội.
    - Vấn đề đoàn kết nội bộ có ý nghĩa quan trọng đối với người luật sư trong quan hệ với đồng nghiệp.
    - Giải thích mối quan hệ biện chứng giữa đoàn kết nội bộ với xây dựng đội ngũ luật sư trong sạch và sự tôn vinh của xã hội.
     
    Quy tắc 16. Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp
    1. Luật sư phải có thái độ thân ái và tôn trọng đồng nghiệp. Việc phê bình đồng nghiệp được thực hiện một cách thận trọng, khách quan, đúng nơi, đúng lúc với tinh thần xây dựng;
    - Giải thích thái độ thân ái và tôn trọng đồng nghiệp.
    - Phải có phương pháp phê bình đồng nghiệp một cách đúng đắn và có hiệu quả trong việc bảo đảm sự đoàn kết trong giới luật sư.
    2. Luật sư có ý thức hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp trong hành nghề cũng như trong cuộc sống; góp ý kịp thời khi thấy đồng nghiệp làm điều sai trái, ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp luật sư;
    - Hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp trong hành nghề và trong cuộc sống là trách nhiệm đạo đức của luật sư.
    - Việc góp ý kịp thời khi thấy đồng nghiệp làm điều sai trái, ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp luật sư có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ danh dự, uy tín của luật sư.
    3. Khi nhận vụ việc, nếu biết đã có đồng nghiệp nhận vụ việc này từ trước, luật sư tránh tác động để khách hàng chọn lựa mình; nếu khách hàng từ chối đồng nghiệp và chọn lựa mình, luật sư có trách nhiệm yêu cầu khách hàng phải cung cấp tài liệu chấm dứt Hợp đồng dịch vụ với đồng nghiệp trước khi luật sư nhận vụ việc đó.
    - Đây là quy tắc điều chỉnh hành vi ứng xử của luật sư trong quan hệ với đồng nghiệp về cùng một khách hàng thể hiện sự tôn trọng đồng nghiệp của luật sư và tránh xảy ra những mâu thuẫn không cần thiết trong quan hệ đồng nghiệp.
    Quy tắc 17. Tình đồng nghiệp trong giới luật sư
    1. Tình đồng nghiệp là nhu cầu tình cảm, đạo đức của luật sư và truyền thống của dân tộc, cần được thể hiện cụ thể trong quan hệ công việc cũng như trong các sự kiện hiếu, hỉ, ốm đau, hậu sự, tai nạn, rủi ro liên quan đến đồng nghiệp;
    - Mối quan hệ biện chứng giữa đạo đức nghề nghiệp luật sư và truyền thống đạo đức của dân tộc.
    - Quy tắc này điều chỉnh hành vi của luật sư trong các tình huống thể hiện tình cảm đồng nghiệp để các luật sư có thái độ ứng xử đúng đắn, thể hiện truyền thống đạo đức của nghề luật sư.
    2. Luật sư không để tình đồng nghiệp bị chi phối bởi kết quả thắng - thua trong hành nghề, hoặc các quan hệ xã hội khác làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết của giới luật sư.
    - Đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi luật sư không để tình đồng nghiệp bị chi phối bởi kết quả công việc hoặc bởi các quan hệ xã hội khác.
              Quy tắc 18Cạnh tranh nghề nghiệp
    - Luật sư thực hiện các biện pháp cạnh tranh nghề nghiệp lành mạnh theo quy định của Luật Luật sư và pháp luật liên quan, theo Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư, qua đó tăng cường niềm tin của khách hàng và công chúng đối với giới luật sư, cùng nhau góp phần thúc đẩy nghề luật sư Việt Nam phát triển.
    - Làm rõ khái niệm cạnh tranh nghề nghiệp là sự cạnh tranh giữa các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong hoạt động nghề nghiệp thể hiện qua các biện pháp, phương thức nhất định.
    - Phân tích tính chât của “cạnh tranh nghề nghiệp lành mạnh” theo quy định của Luật Luật sư và pháp luật liên quan, theo Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư.
    - Ý nghĩa quan trọng của việc cạnh tranh nghề nghiệp lành mạnh trong việc đem lại niềm tin của khách hàng và công chúng đối với giới luật sư.
    Quy tắc 19. Ứng xử khi có tranh chấp quyền lợi với đồng nghiệp
    1. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền lợi với đồng nghiệp, luật sư cần thể hiện thiện chí thương lượng, hòa giải để giữ tình đồng nghiệp; trước khi khiếu nại, khởi kiện đồng nghiệp, luật sư cần thông báo cho Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên biết;
    - Quy tắc này xác định nguyên tắc giải quyết trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các luật sư đồng nghiệp với nhau xuất phát từ tình đồng nghiệp trong mối quan hệ giữa tư cách thành viên luật sư với Đoàn luật sư, thể hiện tính chất đạo đức của nghề luật sư.
    2. Khi được luật sư thông báo về việc khiếu nại, khởi kiện đồng nghiệp, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư cần có ý kiến hòa giải kịp thời để không ảnh hưởng tới tình đồng nghiệp cũng như quyền khiếu nại, khởi kiện của luật sư theo quy định của pháp luật. 
    - Quy tắc này quy định trách nhiệm của Ban chủ nhiệm trong việc góp phần giải quyết những tranh chấp xảy ra giữa các luật sư đồng nghiệp.Cần phân tích, làm rõ vai trò của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư trong việc hòa giải kịp thời giữa các luật sư có tranh chấp.
    -  Việc tiến hành hòa giải kịp thời giữa các luật sư có tranh chấp của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn đoàn kết nội bộ, củng cố tình đồng nghiệp giữa các luật sư thành viên.
    Quy tắc 20. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp
    Quy tắc này xác định 05 quy phạm cấn đoán, bắt buộc luật sư phải chấp hành, là những nghĩa vụ đạo đức của luật sư trong quan hệ với đồng nghiệp.
    - Phân tích hành vi gây áp lực, đe dọa hoặc sử dụng các thủ thuật trái pháp luật và Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư để gây bất lợi đối với đồng nghiệp, giành lợi thế cho mình trong hành nghề.
    - Hậu quả xấu của hành vi thông đồng với luật sư của khách hàng có quyền lợi đối lập với khách hàng của mình để cùng mưu cầu lợi ích cá nhân bất chính.
    - Ý nghĩa đạo đức của việc phải thông báo cho luật sư đồng nghiệp khi trao đổi riêng với khách hàng đối lập về quyền lợi với khách hàng của mình để giải quyết vụ việc.
    - Đánh giá về tác hại của hành vi môi giới khách hàng cho đồng nghiệp để đòi tiền hoa hồng trong việc bảo vệ uy tín, danh dự của luật sư.
    - Liên hệ với việc cạnh tranh không lành mạnh của hành vi so sánh năng lực nghề nghiệp của mình hoặc tổ chức hành nghề của mình với các luật sư khác, tổ chức hành nghề khác nhằm mục đích tạo niềm tin để tác động, chi phối quyền lựa chọn luật sư của khách hàng để làm rõ hậu quả của hành vi này đối với việc bảo vệ danh dự, uy tín của giới luật sư.
    - Nêu những hành vi nào là áp đặt hoặc cố tình chi phối làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan trong hành nghề của đồng nghiệp có quan hệ phụ thuộc với luật sư như quan hệ thầy - trò, cấp trên - cấp dưới, huyết thống, thân thuộc.
    - Hậu quả của hành vi xúi giục khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận vụ việc về cho mình đối với nghĩa vụ giữ gìn tình đồng nghiệp và đoàn kết nội bộ.
    - Chỉ ra  những hành vi nào là dụ dỗ, mồi chài, lôi kéo khách hàng.
    - Ảnh hưởng xấu của việc sử dụng các nhân viên của luật sư làm người tiếp thị trước trụ sở các cơ quan tiến hành tố tụng, trại tạm giam, cơ quan nhà nước và các tổ chức khác nhằm mục đích mồi chài, dụ dỗ, lôi kéo khách hàng đối với hình ảnh người luật sư và nghề luật sư.
    Quy tắc 21. Quan hệ của luật sư với tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư và tổ chức hành nghề luật sư
    - Ý nghĩa đạo đức nghề nghiệp trong việc chấp hành và chấp hành tốt việc tham gia bào chữa chỉ định khi được Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phân công trong các vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
    - Phân tích ý nghĩa đóng góp cho xã hội trong việc tham gia tư vấn miễn phí của luật sư ?
    -  Phân tích làm rõ mối quan hệ giữa đạo đức nghề nghiệp luật sư với nghĩa vụ nộp phí thành viên đầy đủ, đúng hạn và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về phí thành viên theo Luật Luật sư, Điều lệ của Liên đoàn và Đoàn luật sư và Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư.
    - Chỉ ra các biểu hiện của hành vi sử dụng chức danh khác, ngoài danh xưng luật sư mưu cầu lợi ích trái pháp luật.
    Quy tắc 22. Quan hệ với người tập sự hành nghề luật sư
    Yêu cầu cơ bản trong học tập qui tắc 22, luật sư phải nắm vững và phân tích được những nội dung cơ bản sau:
    - Nêu nhiệm vụ, quyền hạn của người hướng dẫn tập sự.
    - Ý nghĩa, tác hại của việc luật sư hướng dẫn phân biệt, đối xử mang tính cá nhân đối với người tập sự hành nghề luật sư.
    - Khía cạnh đạo đức và tác hại của việc luật sư đòi hỏi tiền bạc, lợi ích vật chất từ người tập sự hành nghề luật sư ngoài khoản phí đã đóng theo quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam.
    - Tác hại của hành vi lợi dụng tư cách luật sư hướng dẫn để buộc người tập sự hành nghề luật sư phải làm những việc không thuộc phạm vi tập sự nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân của người hướng dẫn.
    IV. HƯỚNG DẪN TỰ NGHIÊN CỨU
    1) Anh, chị hãy trình bày tại sao người luật sư phải có nghĩa vụ giữ gìn, vun đắp quan hệ đồng nghiệp trong hành nghề cũng như trong cuộc sống ?
    2) Việc giữ gìn, vun đắp quan hệ đồng nghiệp trong hành nghề cũng như trong cuộc sống, có ý nghĩa như thế nào đối với việc hành nghề của luật sư cũng như sự nghiệp phát triển của giới luật sư Việt Nam ?
    3) Anh, chị hãy đưa ra một vài ví dụ minh họa về việc giữ gìn, vun đắp quan hệ đồng nghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển của giới luật sư Việt Nam.
    4) Để nhằm phát triển giới luật sư Việt Nam, ngoài việc giữ gìn, vun đắp quan hệ với đồng nghiệp, luật sư còn cần phải làm gì ?
     
    Bài 5
     
    ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ CỦA LUẬT SƯ
    TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH
    TỐ TỤNG VÀ CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC KHÁC
    *
    Luật sư Phan Trung Hoài
     Ủy viên Ban thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban bảo vệ quyền lợi luật sư
     
              I. MỤC ĐÍCH
              Trong điều kiện hoạt động tham gia tố tụng của luật sư, cũng như đại diện ngoài tố tụng, tư vấn và cung cấp các dịch vụ pháp lý gặp nhiều trở ngại, khó khăn từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng (gọi tắt CQTHTT), cơ quan nhà nước khác (CQNN), việc nhận thức được bản chất mối quan hệ và các quy tắc ứng xử sẽ giúp cho các luật sư có được sự chuẩn mực và vững tâm khi hành nghề. Việc hiểu biết sâu sắc, vận dụng linh hoạt và nhuần nhuyễn các quy tắc nói trên sẽ giúp nâng cao ý thức tự giác của luật sư trong việc chấp hành các nghĩa vụ đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong hành nghề và trong giao tiếp xã hội; hạn chế những sai lầm, ngộ nhận và vi phạm, nâng cao được hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng, góp phần thực hiện chức năng xã hội của luật sư, tạo lập vị thế và tiếng nói phản biện mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền, tôn trọng và bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp, dành được sự tôn trọng từ phía các CQTHTT và CQNN.
     
              II. YÊU CẦU
     
    - Nhận thức được bản chất mối quan hệ giữa luật sư với CQTHTT và CQNN khác, từ đó xác định đúng đắn các nguyên tắc, phạm vi quan hệ, phân biệt rạch ròi các nhóm quan hệ
     
    - Nắm được các quy tắc thuộc chương IV và V của Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam (gọi tắt là Quy tắc).
     
    -         Từ đó vận dụng đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt vào điều kiện hoạt động nghề nghiệp cụ thể của mỗi luật sư.
     
    III. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
     
    3.1. Ý nghĩa của việc chuẩn hóa về mặt đạo đức và kỷ luật trong quan hệ giữa luật sư với CQTHTT và CQNN khác
    Nghề luật sư vốn dĩ gắn bó mật thiết với số phận con người, đòi hỏi phép ứng xử chuẩn mực, mang tính chuyên nghiệp và dựa trên nền tảng cơ bản của đạo đức nghề nghiệp.
     
    - Việc hình thành các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư trong mối quan hệ với CQTHTT, CQNN khác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá vị thế, vai trò và hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của luật sư.
     
    - Trên cơ sở các quy tắc này, đội ngũ luật sư Việt Nam có được một “kênh” tự điều chỉnh về đạo đức và kỷ luật trong mối quan hệ với CQTHTT, CQNN khác, tạo “dung môi” hướng đến nhận thức và hành động được coi là hợp lẽ, chứa đựng trong đó bản chất hoạt động của nghề nghiệp luật sư.
     
    3.2. Nhận thức về bản chất mối quan hệ giữa luật sư với CQTHTT và các CQNN khác
     
    - Về nguyên tắc của sự công bằng, ở đâu có buộc tội khi có hành vi phạm tội xảy ra thì ở đó có gỡ tội và hình thành nhu cầu cần một thiết chế trọng tài phân xử.
     
    - Trên thực tế, chức năng buộc tội được hậu thuẫn bởi các biện pháp cưỡng chế do nhà nước đặt ra và trước quyền lực cưỡng chế ấy, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân có nguy cơ bị xâm hại. Vì thế, việc đảm bảo quyền của người bào chữa- chủ thể chủ yếu thực hiện chức năng gỡ tội- được coi là điều kiện tất yếu cho việc bảm đảm nguyên tắc tranh tụng một cách công bằng, tạo cơ hội cho người bị buộc tội khả năng tiếp cận với công lý và tố tụng hình sự có được bản chất dân chủ của nó. 
     
    - Hiện nay, pháp luật thực định xác định địa vị pháp lý của các CQTHTT với người bào chữa là khác nhau, trong một chừng mực chưa có sự bình đẳng về mặt pháp lý và trên thực tế. Về mặt tố tụng, luật sư chỉ là người tham gia tố tụng, chưa có những quyền hạn, trách nhiệm nhằm thực hiện đầy đủ chức năng gỡ tội của mình; về mặt xã hội, luật sư chưa được thừa nhận là một chức danh tư pháp độc lập, nên chưa tham gia ngày càng nhiều hơn vào tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền và dân chủ hóa các mặt của đời sống, chưa phủ kín được việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho người dân, nhất là các vùng, miền kinh tế chưa phát triển, khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo… Trong một chừng mực nào đó, nhận thức của xã hội và của các CQTHTT, CQNN về vị trí, vai trò của luật sư còn bị coi nhẹ, chưa quan tâm và đặt nghề nghiệp quan trọng này trong tổng thể thế tương tác và phản biện như là thành tố cấu thành các chủ thể tư pháp vận hành thống nhất.
     
    Mặt khác, cũng cần lưu tâm một thực tế, một số luật sư quan niệm không đúng về chức năng xã hội của luật sư, thiếu việc trui rèn kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức, nên trong quá trình hành nghề chỉ quan tâm đến quyền lợi của khách hàng bằng mọi giá, dẫn đến nhận thức, ứng xử và hành động thiếu sự tôn trọng đối với CQTHTT và CQNN. Khi xác định tính độc lập là một thuộc tính bản chất của hoạt động luật sư, có người quan niệm sự độc lập đó mang tính tuyệt đối, thậm chí đồng nhất tính độc lập với sự đối lập trong tiến trình dân chủ hóa đời sống tố tụng của đất nước, hiểu sai lệch tính chất hành nghề tự do của luật sư là không chịu sự ràng buộc, can thiệp hoặc giám sát của các cơ quan quyền lực, hành chính tư pháp của nhà nước. Từ đó sinh ra tư tưởng “quyền anh, quyền tôi”, dẫn đến nguy cơ vi phạm pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử khi hành nghề.
     
    Do đó, việc quan niệm đúng đắn vể mối quan hệ mang tính phản biện giữa các chức năng của tố tụng hình sự, nhận diện bản chất mối quan hệ giữa luật sư với các CQTHTT và CQNN có ý nghĩa quan trọng trong việc hành nghề của mỗi luật sư. Khi thực hiện chức năng xã hội của mình, luật sư còn góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền con người, là cầu nối truyền tải, đưa pháp luật vào đời sống, lành mạnh hóa các quan hệ xã hội và là nền tảng giúp cho mỗi luật sư có được sự lựa chọn hành vi ứng xử đúng đắn, hợp lẽ.
     
    3.3.  Nhận diện phạm vi mối quan hệ giữa luật sư với CQTHTT và CQNN khác
     
    Thứ nhất, về mối quan hệ giữa luật sư với các CQTHTT:
     
    Trong quá trình tham gia tố tụng theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo chỉ định của các CQTHTT, mục tiêu chung của các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng đều nhằm thực hiện nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự (gọi tắt “BLTTHS”), trong đó trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các CQTHTT; bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
     
    Từ thực tiễn tham gia tố tụng, có thể nhận thấy mối quan hệ giữa luật sư với CQTHTT chủ yếu tập trung vào các hành vi ứng xử theo các phạm vi sau đây:
     
    - Tiếp xúc, nhận diện chính xác các CQTHTT, người THTT để làm thủ tục tham gia tố tụng, tham gia các buổi hỏi cung, làm việc giữa điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán với bị can, bị cáo; tiến hành một số hoạt động, thao tác, kỹ năng, thực hiện các quyền và nghĩa vụ, những việc được làm và không nên làm của người bào chữa trong các giai đoạn tố tụng hình sự… Luật sư phải biết vận dụng, ứng xử linh hoạt, đúng đắn khi tham gia vào từng phạm vi công việc hay giai đoạn tố tụng, đặt yêu cầu hay đề xuất, kiến nghị được chính xác, phù hợp.
     
    - Nhận thức và ứng xử khi tham gia phiên tòa của luật sư (và thông qua luật sư, là thái độ ứng xử của khách hàng) với các thành phần THTT về vị trí, vai trò của luật sư góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, trên cơ sở bảo vệ các quyền và lợi ích khách hàng.
     
    - Nhận thức và ứng xử trong cuộc sống, với truyền thông, đảm bảo cho việc xử lý các quan hệ này một cách lành mạnh, chuẩn mực, không có hành động lôi kéo, làm trung gian, móc nối các CQTHTT và người THTT vào việc làm trái pháp luật, hoặc cố ý gây nhầm tưởng về sự quen biết nhằm tác động đến sự lựa chọn luật sư của khách hàng; lợi dụng các phương tiện truyền thông nhằm nói xấu, xúc phạm, làm ảnh hưởng đến uy tín của CQTHTT.
     
    Thứ hai, về mối quan hệ giữa luật sư với các CQNN khác:
     
    - Khi hành nghề với tư cách đại diện ngoài tố tụng, luật sư tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ pháp lý khác cho khách hàng, phạm vi quan hệ luật sư thường uyển chuyển, phong phú, đa dạng hơn nhiều so với những quy chuẩn nghiêm ngặt khi tham gia tố tụng trong vụ án hình sự. Chính sự khác biệt này đôi khi làm cho luật sư coi nhẹ việc chuẩn bị tư thế, thái độ, hành vi và ứng xử với CQNN hoặc người có trách nhiệm giải quyết công việc, yêu cầu của khách hàng.
     
    - Các CQNN là đối tượng giao dịch, tiếp xúc của luật sư bao gồm nhiều dạng, cấp khác nhau, mở rộng ra tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để có thái độ ứng xử chuẩn mực, đạt được yêu cầu mong muốn của khách hàng, luật sư cần nhận biết thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của CQNN, người có trách nhiệm giải quyết, thông suốt về quy trình, thời hạn giải quyết, giới hạn của việc tư vấn và khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Mặt khác, mối quan hệ này cũng tiềm ẩn những xung đột tiềm tàng, do không được thỏa mãn yêu cầu, khách hàng dễ bị kích động dẫn đến khiếu nại, tố cáo vượt cấp, không đúng sự thật, làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết, cũng như uy tín của CQNN. Việc tuân thủ và vận dụng đúng đắn các quy tắc đạo đức và ứng xử sẽ gầy dựng niềm tin của khách hàng đối với việc hành nghề của luật sư, đồng thời cũng dành được sự tôn trọng của các CQNN đối với luật sư.
     
    3.4. Nội dung chương IV và V của Quy tắc
     
    * Chương IV: Quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng:
    Quy tắc 23: Ứng xử của luật sư trong quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng
     
    - Việc luật sư phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, lịch sự, tôn trọng những người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề đã được xác định rõ ràng trong quy tắc này.
     
    - Tuy nhiên, việc nhận thức và “nội hàm” của phạm vi tiếp xúc, địa điểm tiếp xúc và hiểu thế nào là “trao đổi ý kiến nghiệp vụ” với người THTT cần phải làm rõ. Cụ thể : Việc tiếp xúc và trao đổi này về nguyên tắc cần được tiến hành công khai, tại trụ sở CQTHTT, trong giờ hành chính, liên quan chủ yếu trao đổi về các căn cứ kết tội và bằng chứng gỡ tội, cung cấp tài liệu do luật sư thu thập, xác minh hoặc kiến nghị bào chữa bảo vệ quyền lợi hợp pháp, xin thay đổi biện pháp ngăn chặn cho khách hàng…
     
    - Luật sư cần nhận thực việc tiếp xúc, trao đổi ý kiến về nghiệp vụ là cần thiết và có lợi cho khách hàng, nên đương nhiên phải giữ tính độc lập, không bị chi phối hoặc lệ thuộc vào ý kiến khác mình làm ảnh hưởng tới việc xây dựng quan điểm, phương án bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Trong thực tế, cũng không một luật sư nào chỉ vì bị chi phối hoặc lệ thuộc vào ý kiến nào đó mà tự đánh mất thiên chức và nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình.
     
    - Tại phiên tòa, vấn đề xác định thế nào là “không suy đoán chủ quan mang tính chất kích động, quy chụp, kết tội người khác hoặc có những lời lẽ gây bất lợi cho khách hàng của mình; không cố tình trì hoãn, gây trở ngại cho việc xét xử bằng những phương cách bất hợp lý hay trái đạo đức” cũng cần có nhận thức chung một cách đúng đắn. Thật ra, tự bản thân quan điểm bào chữa hay tranh luận của luật sư đã bao hàm mang tính chủ quan, nhưng vấn đề cần phân biệt chính là ở chỗ cần tránh nhận thức chủ quan, phiến diện mà dẫn đến trong lời nói, hành động, trong tài liệu gửi đến CQTHTT, có những lời lẽ, câu chữ mang tính chất kích động, quy chụp, kết tội người khác. Điều này vẫn thường xảy ra trên thực tế, có thể do vị thế của luật sư đứng trên quyền lợi của khách hàng khác nhau, hoặc do thiếu kiềm chế dẫn đến quy chụp mang tính cá nhân, thoát ly khỏi nội dung tranh tụng của vụ án.
     
    - Mặt khác, thực tiễn tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự cho thấy, không phải lúc nào các quan điểm, chứng cứ pháp lý và căn cứ pháp luật có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc giải quyết vụ án được khách quan, đúng pháp luật của luật sư đều được Hội đồng xét xử chấp nhận. Vấn đề là khi tranh luận, luật sư phải có thái độ ứng xử chuẩn mực và có văn hóa, vừa kiên trì bảo vệ ý kiến, luận cứ chính đáng và hợp pháp của mình, nhưng cũng phải kịp thời điều chỉnh, ghi nhận quan điểm có căn cứ cùa người buộc tội hoặc của luật sư bảo vệ cho khách hàng có quyền lợi đối lập với khách hành của mình, để tránh tình trạng bị coi là “bào chữa bằng mọi giá”, bất chấp sự thật khách quan.
     
    Quy tắc 24: Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng
     
    - Về nguyên tắc, nội dung Quy tắc 24.1 và 24.2 được coi là rõ ràng, phù hợp với các quy định của điểm (b), (e) khoản 1 điều 9 của Luật Luật sư năm 2006 và tinh thần của BLTTHS.
     
    - Cần nhận diện thêm một trong những hành vi không được làm là “tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi bất hợp pháp nhằm trì hoãn hoặc gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc”. Khái niệm “bất hợp pháp” trong trường hợp này có thể bao gồm việc luật sư biết rõ yêu cầu trì hoãn, kéo dài việc giải quyết vụ việc là không có căn cứ pháp luật, nhưng vẫn tự mình hoặc xúi giục khách hàng thực hiện nhằm trì hoãn hoặc gây khó khăn cho CQTHTT. Chẳng hạn, có luật sư đã được cấp giấy chứng nhận người bào chữa, nghiên cứu hồ sơ vụ án, nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử, nhưng đến ngày khai mạc phiên tòa thì không có mặt. Khi thư ký liên hệ bằng điện thoại thì trả lời đang ở sân bay để vào TP. Hồ Chí Minh, làm cho phiên tòa phải tạm dừng để chờ luật sư theo yêu cầu của bị cáo, nhưng sau đó hoàn toàn không liên hệ được với luật sư do tắt điện thoại, khiến phiên tòa phải hoãn…
     
    - Bên cạnh đó, cũng cần nhận thức đúng đắn về chức năng xã hội của luật sư, khi hành nghề không nên lợi dụng tư cách người tham gia tố tụng tại phiên tòa theo quy định của pháp luật để phát biểu những lời lẽ gây phương hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội, đoàn kết dân tộc, tôn giáo hoặc tuyên truyền, phổ biến những quan điểm trái pháp luật hay đạo đức xã hội. Việc không nên thực hiện nói trên khác về bản chất với việc luật sư trong quá trình tham gia tố tụng đã phát hiện và đưa ra những kiến nghị nhằm chấm dứt những vi phạm pháp luật trong hoạt động của các CQTHTT. Bản lĩnh, phẩm chất chính trị và kỹ năng nghề nghiệp, cùng với trải nghiệm qua thực tiễn sẽ giúp cho mỗi luật sư tự điều chỉnh ranh giới sao cho hành vi của mình phù hợp quy tắc nói trên.
     
    - Ngoài ra, trong thực tế hành nghề, luật sư vẫn thường phải tiếp xúc, trả lời phỏng vấn với các phóng viên hoặc tiếp xúc với người dân nơi công cộng. Quy tắc 26 đã xác định rõ giới hạn chuẩn mực hành vi của luật sư trong mối quan hệ với các cơ quan thông tin đại chúng. Tuy nhiên, việc phát biểu những điều biết rõ là sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc nơi công cộng về những vấn đề có liên quan đến vụ việc luật sư đảm nhận, nhằm gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của CQTHTT là một điều không nên làm trong quá trình tham gia tố tụng của luật sư.
     
    * Chương V: Quan hệ với các cơ quan nhà nước khác
     
    Quy tắc 25: Ứng xử của luật sư trong quan hệ với các cơ quan nhà nước khác
     
    - Về nguyên tắc, khi quan hệ với các CQNN khác với tư cách đại diện ngoài tố tụng, luật sư tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ pháp lý khác cho khách hàng, luật sư phải tuân thủ những quy định phù hợp trong Quy tắc 23, Quy tắc 24, Quy tắc 25.2.
     
    - Thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của luật sư thường gặp phải những trường hợp là đại diện theo ủy quyền hoặc luật sư tư vấn những vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài, phức tạp, trải qua nhiều cấp, trong đó có những yêu cầu của khách hàng có khả năng vượt quá những chuẩn mực tố tụng hành chính bình thường (ví dụ, từ chỗ khiếu nại không được giải quyết, bị người khác kích động, lôi kéo tụ tập đông người hoặc biểu tình với những băng- rôn, khẩu hiệu có tính chất chống đối, xuyên tạc chính sách, pháp luật của nhà nước…). Đó chính là lý do vì sao trong những trường hợp như vậy, luật sư có trách nhiệm giải thích cho khách hàng các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhằm khuyến nghị khách hàng tránh việc khiếu nại, tố cáo trái pháp luật, gây tốn kém thời gian, tiền bạc của nhà nước, của người dân và ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội.
     
    - Luật sư cũng không nên tìm cách nhằm kéo dài, gây khó khăn cho việc giải quyết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với vụ việc mà mình đang đảm nhận là người đại diện, tư vấn hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
     
    IV.  HƯỚNG DẪN TỰ NGHIÊN CỨU
     
    4.1.- Bản chất mối quan hệ giữa luật sư với các CQTHTT và CQNN khác. Phân biệt phạm vi các mối quan hệ ?
     
    4.2.- Trong Quy tắc 23, anh (chị) tâm đắc nhất tiêu chuẩn ứng xử nào trong mối quan hệ với CQTHTT ? Tại sao ?
     
    4.3.- Ý nghĩa của việc xây dựng các tiêu chuẩn kỷ luật (những điều không được làm) trong mối quan hệ với CQTHTT ?
     
    4.4.- Theo anh (chị), từ mối quan hệ với CQNN khác trong tư cách đại diện ngoài tố tụng, luật sư tư vấn và cung cấp các dịch vụ pháp lý khác, có thể quan niệm luật sư là cầu nối đưa pháp luật vào đời sống, góp phần lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, nâng cao vị thế, vai trò của đội ngũ luật sư trong sự phát triển của xã hội ? 
     
      
    Bài 6
     
    TRÁCH NHIỆM CỦA LUẬT SƯ TRONG
    HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG, QUẢNG CÁO
     
     Luật sư Diệp Hoài Nam,
    Phó chủ nhiệm Ủy ban đào tạo luật sư
             
    I. MỤC ĐÍCH
     
    Giúp luật sư hiểu được trách nhiệm của mình trong quan hệ với các cơ quan truyền thông để từ đó có thái độ ứng xử phù hợp, góp phần xây dựng hình ảnh, nâng cao uy tín của giới luật sư trong xã hội.
     
    II. YÊU CẦU
     
    -         Nắm được ý nghĩa của việc luật sư phối hợp với các cơ quan truyền thông;
    -         Nắm được những nghĩa vụ đạo đức của luật sư trong việc hợp tác với cơ quan tuyền thông;
    -         Nắm được những điều cấm đối với luật sư trong quan hệ với cơ quan truyền thông.
    -         Nắm được trách nhiệm của luật sư trong hoạt động quảng cáo.
     
    III. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
     
    Nội dung học tập trong bài được quy định trong Chương VI. Các quy tắc khác của bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư. Khi hướng dẫn học tập bài này, cần dẫn chiếu đến các quy định về cạnh tranh, về quảng cáo để so sánh làm rõ thêm.
     
    1, Quy tắc 26. Quan hệ với các cơ quan thông tin đại chúng
    1. Quy tắc 26 liên hệ chặt chẽ với Quy tắc 1, Quy tắc 2 và Quy tắc 5 (Chương I-Quy tắc chung) của Bộ Quy tắc. Nói cách khác, Quy tắc 26 cụ thể hóa mối quan hệ, trách nhiệm của luật sư với các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuân thủ hoặc thực hiện ba quy tắc chung đó. 
              2. Trong bối cảnh thông tin phát triển mạnh mẽ và đa chiều như hiện nay, không thể phủ nhận vai trò to lớn của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tác động hay đưa ra các định hướng xã hội. Luật Luật sư, Điều 3 quy định chức năng xã hội của luật sư nhằm góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Do vậy, luật sư phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền pháp luật, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và các tiêu cực xã hội. Nếu nói rằng mỗi luật sư đều ý thức được trách nhiệm xã hội nghề nghiệp thì cũng phải nhận thức được trách nhiệm phối hợp với các tổ chức thông tin đại chúng để tuyên truyền pháp luật và phòng chống tội phạm.  
              3. Luật sư có thể chủ động trong việc phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng (khoản 1 của Quy tắc 26). Mặt khác, trong trường hợp cơ quan truyền thông có yêu cầu (khoản 2 Quy tắc 26), thái độ của luật sư phải tôn trọng hợp tác và thông tin phải trung thực và khác quan. Tuy nhiên, Quy tắc 26 cũng nhấn mạnh việc cung cấp thông tin cho công chúng không được trái với nguyên tắc bảo mật và quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Luật sư, tổ chức hành nghề phải tự cân nhắc cũng như đưa ra các phán xét hợp lý trong việc lựa chọn thông tin để cung cấp.
              3. Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của các phương tiện thông tin đại chúng, Quy tắc 26, khoản 3 là một quy định cấm, yêu cầu luật sư, tổ chức hành nghề không được lạm dụng các phương tiện thông tin đại chúng cho các mục đích không chính đáng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
              4. Quy tắc 26 đề cập cơ quan thông tin đại chúng. Tuy nhiên, cần có hướng dẫn thống nhất để làm rõ định nghĩa hay khái niệm “cơ quan thông tin đại chúng” có bao gồm việc điều chỉnh các hình thức thông tin khác mà luật sư có thể sử dụng hay không, ví dụ các trang blog cá nhân của luật sư hay facebook có thể đăng tải các bài viết, quan điểm phát ngôn của luật sư về vụ việc hoặc bình luận pháp luật, hoặc bình luận về luật sư khác v.v. Nếu không có hướng dẫn về vấn đề này, có thể sẽ xảy ra các tranh cãi về trách nhiệm đạo đức của luật sư khi sử dụng các phương tiện truyền thông (mà không phải cơ quan thông tin đại chúng) để tuyên truyền, phổ biến quan điểm của luật sư và các tác động xã hội liên quan.    
    2. Quy tắc 27. Quảng cáo
     Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư quảng cáo theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về các cam kết trong quảng cáo về chất lượng dịch vụ đối với xã hội.
              1. Để công chúng biết về dịch vụ pháp lý, luật sư và tổ chức hành nghề luật sư được quảng cáo theo quy định của pháp luật. Do vậy, tiêu chí đầu tiên đặt ra là khi quảng cáo về dịch vụ pháp lý là luật sư và tổ chức hành nghề luật sư phải tuân thủ các quy định chung của pháp luật về quảng cáo. Ví dụ, quảng cáo dịch vụ pháp lý không được vi phạm các điều cấm của Pháp lệnh Quảng cáo (2001) và không được thực hiện các hành vi quảng cáo với mục đích cạnh tranh không làm mạnh (xem dẫn chiếu về Quảng cáo và Cạnh tranh).
              2. Quy tắc 27 yêu cầu luật sư, tổ chức hành nghề luật sư chịu trách nhiệm về các thông tin hay cam kết về chất lượng dịch vụ trong quảng cáo đối với xã hội. Quy định này xuất phát từ chức năng xã hội của luật sư nhằm góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và nguyên tắc hành nghề của luật sư. 
              3. Quảng cáo dịch vụ pháp lý phải trung thực, chính xác; không được gây nhầm lẫn hoặc lừa dối hoặc có thể gây nhầm lẫn, lừa dối; phải đáp ứng lợi ích chung của xã hội và phù hợp với tiêu chuẩn nghề nghiệp cao nhất.
              4. Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có thể quảng cáo dịch vụ pháp lý thông qua các phương tiện quảng cáo được phép ví dụ như qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua internet, báo chí hoặc các ấn phẩm định kỳ, các quảng cáo ngoài trời v.v.
              5. Ngoài việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có thể đề nghị cung cấp dịch vụ pháp lý thông qua việc liên hệ trực tiếp đến khách hàng cụ thể và gửi các thông tin quảng cáo dịch vụ pháp lý cho các khách hàng này. Khi đề nghị dịch vụ tư vấn, luật sư không được:
    (a)        sử dụng các phương tiện hay công cụ có tính chất đe dọa, cưỡng bức;
    (b)       không được lợi dụng tình huống mà luật sư biết được rằng một số hạn chế về tình trạng thể chất hoặc tinh thần của khách hàng không cho phép khách hàng có được các nhận định hợp lý về dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí.
              6. Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có thể quảng cáo về bản thân hoặc tổ chức hành nghề là chuyên gia trong một hoặc một số lĩnh vực tư vấn pháp lý, tuy nhiên các thông tin quảng cáo này không được gây nhầm lẫn. Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có thể sử dụng các danh hiệu, giải thưởng   trong quảng cáo dịch vụ pháp lý, tuy nhiên cần nêu rõ tên tổ chức cấp giải thưởng hoặc các danh hiệu đó.
              7. Cần nêu rõ tên của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong quảng cáo dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc tổ chức hành nghề đó.
     
    IV. HƯỚNG DẪN TỰ NGHIÊN CỨU
     
    1. Vì sao luật sư cần phải hợp tác với cơ quan truyền thông? Theo anh (chị) hình thức, phương pháp hợp tác thế nào để có hiệu quả nâng cao uy tín của luật sư và nghề luật sư?
    2. Theo anh (chị) tính phải chịu trách nhiệm của luật sư về các cam kết trong quảng cáo về chất lượng dịch vụ đối với xã hội là như thế nào ?
     
    Hộp 1 : Các quy định dẫn chiếu của Pháp lệnh Quảng cáo và Luật cạnh tranh để tham khảo.

     

     
    Điều 5. Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo
    1. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và an toàn xã hội;
    2. Quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam;
    3. Sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca hoặc giai điệu Quốc ca, hình ảnh lãnh tụ, hình ảnh đồng tiền Việt Nam, hình ảnh biển báo giao thông để quảng cáo;
    4. Quảng cáo gian dối;
    5. Quảng cáo làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị, cảnh quan, môi trường và trật tự an toàn giao thông;
    6. Lợi dụng quảng cáo để xúc phạm danh dự, uy tín hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
    8. Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà pháp luật cấm kinh doanh hoặc cấm quảng cáo.


     
     
    Điều 45. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
    Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:
    1. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;
    2. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;
    3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:
    a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;
    b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;
    c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.
    4. Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm.

    Nguồn: Đoàn Luật sư TP.HCM 

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 17/07/2017 02:44:46 CH
     
    Báo quản trị |