Đã bao giờ bạn nghe đên thuật ngữ “Danh bản” và “Chỉ bản”?
Bạn có biết chế định này được áp dụng khi nào, ở đâu? Trong lĩnh vực nào?
Đối với một số người, đây có thể xem là một thuật ngữ khá “xa lạ” trong khoa học pháp lý, đặc biệt là về lĩnh vực tố tụng hình sự.
Theo đó, có thể hiểu danh bản và chỉ bản là bản ghi thông tin cá nhân tóm tắt của bị can, bị cáo được tạo lập để bổ sung vào Hồ sơ vụ án, nhằm mục đích tạo cơ sở dữ liệu điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án Hình sự.
Trước đây, trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003, hai thuật ngữ này đã xuất hiện và được gọi chung là “danh chỉ bản”; tuy nhiên, chưa có quy định nào định nghĩa hay chi tiết về “danh chỉ bản”. Do đó, chỉ những cán bộ làm trong ngành tư pháp về hình sự, trong môi trường thực tế mới nắm rõ về chế định này.
Đến năm 2015, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định về “danh chỉ bản”. Cụ thể, tách thuật ngữ trên thành “danh bản” và “chỉ bản” với những phân biệt rõ ràng hơn, quy định chi tiết về nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan có thẩm quyền trong việc lập danh bản và chỉ bản.
|
Danh bản
|
Chỉ bản
|
Tóm tắt lý lịch
|
Có
|
Có
|
Nhận dạng
|
Có
|
Không
|
Ảnh chụp
|
Có (ba tư thế)
|
Không
|
Dấu vân tay
|
Có (hai ngón tay trỏ)
|
Có (tất cả các ngón tay)
|
Đối tượng áp dụng
|
Bị can
|
Bị can
|
Cơ quan có thẩm quyền quyết định
|
Viện kiểm sát
|
Viện kiểm sát
|
Cơ quan thực hiện
|
Nhà tạm giữ, trại tạm giam
|
Nhà tạm giữ, trại tạm giam
|
Danh bản và chỉ bản là một trong quy định quan trọng trong lĩnh vực tố tụng hình sự, và bắt buộc phải có trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Trong trường hợp này, cơ quan điều tra, ở đây chính là nhà tạm giữ, trại tạm giam, sẽ phải chụp ảnh và lập danh bản, chỉ bản của người bị khởi tố và đưa vào hồ sơ vụ án.
Cập nhật bởi duongtran.18 ngày 20/01/2016 04:27:41 CH