Một dự án thu hút được nhiều nhà đầu tư từ lớn đến nhỏ - IFAN. Huy động đầu tư bằng đồng tiền số, đến thời điểm hiện tại hàng loạt tiếng “kêu cứu” khi 15 nghìn tỷ tàn hình trong phút chốc.
*HOẠT ĐỘNG CỦA IFAN:
IFAN là đồng coin đầu tiên dành cho thần tượng Âm Nhạc. Tổ chức tạo ra đồng tiền số tích điểm cho ứng dụng liên quan đến showbiz. Bằng cách kêu gọi đầu tư vào đồng tiền IFAN để giải quyết những nhu cầu về fan hâm mộ và thần tượng trong việc thanh toán trực tuyến mua vé biểu diễn nhạc, phim, thanh toán khi xem các video,.. của các ca sĩ, diễn viên. Lợi dụng niềm tin của nhà đầu tư bằng việc quảng bá hình ảnh của các nghệ sĩ nổi tiếng, IFAN đã thành công khi chiếm dụng được đông đảo nguồn vốn đầu tư mà không một yêu cầu giải thích.
Ra mắt ứng dụng tạo thu nhập có người nổi tiếng và để chiếm dụng lòng tin của các nhà đầu tư các buổi sự kiện. IFAN phát hành token ra công chúng, đây là khái niệm tiền ảo do chủ đầu tư tạo ra. Sau khi mua token, giá token sẽ tăng dần với các nhà đầu tư đi mới, nhà đầu tư có hai cách để lựa chọn đối với token đã mua hoặc là giữ chờ giá tăng hoặc ủy thác cho vay.
Để giữ chân nhà đầu tư tránh thoái vốn, IFAN mở ra các gói cho vay, theo đó lãi suất càng tăng thì số tiền cho vay càng tăng và khi nhà đầu tư cho vay 25.000 USD thì lãi suất sẽ là 57%, thử hỏi với con số này làm sao không chiêu mộ được những nhà đầu tư muốn làm giàu. Sau khi huy động vốn thành công, IFAN lập sàn giao dịch nội bộ, rồi tự tuyên bố dự án thất bại.
*IFAN CÓ PHẢI LÀ ĐA CẤP?
Quy định tại Điều 3, Nghị định 40/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/5/2018 thì Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới. Tuy nhiên, “hình tháp ảo” hiện nay là kết quả của bán hàng đa cấp bất chính, khi lợi nhuận thật sự không xuất phát từ việc giới thiệu sản phẩm mà là từ việc tuyển mộ các thành viên – IFAN không phải là ngoại lệ.
Chiêu dụ các nhà đầu tư bằng khoản lợi nhuận thông qua việc góp vốn với lãi suất cao. Ngoài ra, nếu lôi kéo được người vào hệ thống khách hàng sẽ được hưởng thêm 8% số tiền người mới tham gia. Tuy nhiên, hình thức trả sau đó được IFAN quy đổi dưới dạng tiền số với giá 0,01 USD/ đồng so với 5USD như đã công bố ban đầu.
Núp dưới vỏ bọc là “ứng dụng công nghệ blockchain 4.0”, IFAN vận hành theo mô hình “Kim tự tháp” tức là lấy tiền người sau trả cho người trước. Với những cam kết giá trị đồng tiền sẽ tăng lên khi có sự tương tác giữa người nổi tiếng với fan, những người ở cấp cao hơn sẽ tiếp tục chiêu mộ những người khác tham gia vào mô hình đầu tư và hưởng hoa hồng trên số lượng người tham gia đầu tư đó. Hoa hồng giới thiệu mạng lưới sẽ được chia theo cấp độ.
IFAN rất “tinh” khi biến tướng đa cấp dưới dạng gọi góp vốn đầu tư trước khi thực hiện dự án thông qua phát hành tiền ảo. Đó là lý do tại sao 32.000 nhà đầu tư đang “dỡ khóc, dỡ cười” và những trang chủ về IFAN cũng từ đó “đổ sập”.
Những phủ nhận trách nhiệm của người đứng đầu và số tiền khủng 15 tỷ đã về đâu khi công ty Modern Tech - pháp nhân của các hệ thống tiền số lừa đảo, vẫn im hơi lặng tiếng trước cáo buộc "lừa đảo 15.000 tỷ" vẫn còn là ẩn số. Thông qua sự việc lần này, là hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà đầu tư với những dự án mang tính lợi nhuận cao và tồn tại dưới dạng tiền ảo.
Cập nhật bởi TuyenBig ngày 13/04/2018 08:45:48 SA