Đăng ký sở hữu bản quyền sản phẩm cho phần mềm, chương trình máy tính như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #610807 20/04/2024

    motchutmoingay24
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (190)
    Số điểm: 2318
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 44 lần


    Đăng ký sở hữu bản quyền sản phẩm cho phần mềm, chương trình máy tính như thế nào?

    Hướng dẫn thực hiện thủ tục đăng ký sở hữu bản quyền sản phẩm phần mềm, nộp hồ sơ ở đâu và chi phí ra sao? 

    (1) Vì sao cần đăng ký sở hữu bản quyền sản phẩm phần mềm?

    Phần mềm (hay chương trình máy tính) là một sản phẩm trí tuệ có mức độ phức tạp cao, cần tiêu tốn nhiều công sức, tài sản để nghiên cứu và phát triển thành công một phần mềm. Có một số phần mềm có thể mang lại giá trị thương mại rất cao cho chủ sở hữu.

    Do đó, khi đăng ký sở hữu bản quyền sản phẩm phần mềm, phần mềm đó sẽ được bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp cho các kỹ sư phần mềm, lập trình viên; ngăn chặn bên thứ 3 xâm phạm, vi phạm bản quyền phần mềm dưới mọi hình thức.

    (2) Hồ sơ đăng ký sở hữu bản quyền sản phẩm phần mềm (chương trình máy tính)

    Theo Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ 2005, hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

    1. Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

    Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

    Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo Mẫu số 03 (căn cứ điểm c khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL)

    Tải Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo mẫu số 03 tại đây

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/20/M%E1%BA%ABu%20s%E1%BB%91%2003%20PL%20I.doc

    2. Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;

    3. Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

    4. Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

    5. Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

    6. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

    Lưu ý:

    - Các tài liệu mục 3, 4, 5 và 6 phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

    - Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng lao động với tác giả và giao nhiệm vụ sáng tạo ra phần mềm cho tác giả, thì doanh nghiệp là chủ sở hữu của tác phẩm đó (Điều 39 Luật sở hữu trí tuệ 2005)

    Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan (khoản 1 Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ 2005)

    (3) Thủ tục đăng ký sở hữu bản quyền sản phẩm phần mềm thế nào?

    Theo Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, thủ tục đăng ký sở hữu bản quyền sản phẩm phần mềm thực hiện khá đơn giản, gồm 3 bước dưới đây:

    Bước 1:

    Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sở hữu bản quyền sản phẩm phần mềm như mục (2)

    Tải Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo mẫu số 03 tại đây

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/20/M%E1%BA%ABu%20s%E1%BB%91%2003%20PL%20I.doc

    Bước 2:

    Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả phần mềm theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả hoặc văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả theo địa chỉ sau:

    Tại Hà Nội: Nộp tại phòng Thông tin Quyền tác giả -  Số 33 ngõ 294 Kim Mã, quận Ba Đình;

    Tại TP. HCM: Nộp tại văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả - số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3;

    Tại Đà Nẵng: Nộp tại văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả - Số 58 Phan Chu Trinh, Q. Hải Châu.

    Bước 3:

    Chờ kết quả

    Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, trong vòng 15 ngày làm việc, Cục Bản quyền tác giả sẽ thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả cho phần mềm đối với hồ sơ hợp lệ hoặc ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

    Thực tế, thời gian thẩm định hồ sơ và cấp chứng nhận có thể lâu hơn 15 ngày làm việc, tùy theo số lượng hồ sơ tại Cục Bản quyền tác giả.

    (4) Chi phí đăng ký sở hữu bản quyền sản phẩm là bao nhiêu?

    Theo Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC quy định mức thu phí như sau:

    Stt

    Loại hình tác phẩm

    Mức thu
    (đồng/Giấy chứng nhận)

    I

    Đăng ký quyền tác giả

    1

    a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);

    b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

    c) Tác phẩm báo chí;

    d) Tác phẩm âm nhạc;

    đ) Tác phẩm nhiếp ảnh.

    100.000

    2

    a) Tác phẩm kiến trúc;

    b) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.

    300.000

    3

    a) Tác phẩm tạo hình;

    b) Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

    400.000

    4

    a) Tác phẩm điện ảnh;

    b) Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.

    500.000

    5

    Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính

    600.000

    II

    Đăng ký quyền liên quan đến tác giả

    1

    Cuộc biểu diễn được định hình trên:

     

    a) Bản ghi âm;

    b) Bản ghi hình;

    c) Chương trình phát sóng.

    200.000

    300.000

    500.000

    2

    Bản ghi âm

    200.000

    3

    Bản ghi hình

    300.000

    4

    Chương trình phát sóng

    500.000

    Theo đó, mức phí phải nộp khi đăng ký bản quyền sản phẩm phần mềm là 600.000 đồng.

     
    60 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận