Đăng ký khai sinh

Chủ đề   RSS   
  • #491999 17/05/2018

    Đăng ký khai sinh

    chào LS

    Cho e hỏi là đăng ký khai sinh cho trẻ khi được sinh ra, bố mẹ không đăng ký kết hôn, mẹ bỏ đi.trong trường hợp này nên giải quyết như thế nào ạ?, 

     
    3112 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #492015   17/05/2018

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 126 lần


    Dear !

    Đối với vướng mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:

    Bạn có thể đăng ký khai sinh cho trẻ theo diện trẻ bị bỏ rơi hoặc thực hiện thủ tục nhận cha cho con, sau đó thực hiện đăng ký khai sinh. Tuy nhiên việc thực hiện khai sinh theo diện bị bỏ rơi thì cần có xác nhận về việc trẻ em bị bỏ rơi của địa phương theo khoản 1 điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên theo lời bạn trình bày thì con bạn đã 5 tuổi, sự việc diễn ra khá lâu nên việc cơ quan địa phương xác nhận là rất khó. Do đó, bạn nên thực hiện khai sinh cho con theo hướng làm thủ tục nhận cha, con. Bạn có thể thực hiện thực hiện đồng thời thủ tục nhận cha cho con và đăng ký khai sinh. Thủ tục này được quy định tại Điều 12 Thông tư số 15/2015/TT-BTP.

    Hồ sơ gồm:

    a) Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con (theo mẫu)

    b) Giấy chứng sinh, trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

    c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định.

    Hồ sơ nộp tại: UBND cấp xã nơi bạn cư trú

    Và Tại khoản 1 điều 13 cùng Thông tư có hướng dẫn về đăng ký khai sinh trong Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.

    Ngoài ra, theo điều 11 thông tư 15 nói trên, có hai cách để chứng minh mối quan hệ cha con như sau:

    1/ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

    2/ Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

    Như vậy chứng cứ rõ ràng nhất để chứng minh quan hệ cha con giữa bạn và con mình là kết quả xét nghiệm ADN vì nếu chọn cách chứng minh thứ hai, mặc dù bạn không liên lạc được với người mẹ nên không cần phải có văn bản cam đoan của người mẹ về việc đứa trẻ là con chung của hai người. Tuy nhiên việc chứng minh bằng thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác rất khó xác định. Do vậy cán bộ hộ tịch hướng dẫn bạn đi làm xét nghiệm ADN để làm thủ tục nhận cha cho con đồng thời làm căn cứ để khai sinh cho con là đúng với quy định của pháp luật cũng là phương án tốt nhất, dễ thực hiện nhất.

    Trường hợp bạn không muốn làm xét nghiệm ADN thì có thể chuẩn bị các chứng cứ khác như hình ảnh, thư từ, băng đĩa… để chứng minh theo cách thứ hai.

    Mong rằng nội dung tư vấn sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
  • #510680   23/12/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Căn cứ Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai sinh như sau:
    “1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật..
    2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh."
    Như vậy, trong khi đăng ký khai sinh cho con thì cần nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
     
    Báo quản trị |