Dân Luật giải toán thua học sinh tiểu học!

Chủ đề   RSS   
  • #435159 05/09/2016

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Dân Luật giải toán thua học sinh tiểu học!

    Dân Luật giải toán thu học sinh tiểu học

    T là sinh viên năm 4 ngành luật, còn H là sinh viên năm 3 ngành toán học. T và H là đôi bạn thân từ bé đến lớn của nhau. Một lần đến nhà T chơi, tình cờ thấy xấp giấy tài liệu học của T, H liền bảo “Mày học Luật kiểu gì vậy, giải toán thua cả học sinh tiểu học!”

    T đáp lại “Ơ, sao mày nói thế?”

    H chỉ vào xấp giấy của T và bảo “Này, gì mà 20 + 20 = 30, rồi 45% + (3% x 11) = 75%, tiếp 45% + (2% x 16) = 75%...

    “Mày có cần tao đào tạo một khóa tính nhẩm không?”

    T bắt đầu cảm thấy bực mình vì giọng mỉa mai của H nên bảo “Dân Luật có cách tính riêng của Dân Luật, mày không hiểu được đâu!”

    H: “Riêng là riêng thế nào, tính gì mà thua cả bọn học sinh tiểu học”

    T (trong trạng thái bị kích động mạnh): Đây này, mày chưa hiểu ngọn ngành thì không được nói thế nhá, để tao phổ cập kiến thức pháp luật cho mày:

    Đầu tiên là bài toán dễ nhất “20 + 20 = 30”

    Đó là trường nếu một tên tội phạm mà phạm nhiều tội, mỗi tội đều có mức án phạt tù là 20 năm (mức tối đa cho hình phạt tù) thì tổng hợp lại hắn cũng chỉ phải “bóc lịch” 30 năm tù thôi.

    Cái này là theo Khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự 1999.

    Tiếp đến là A + B + C = A

    Tiếp tục nói đến Bộ luật hình sự 1999 (Khoản 1 Điều 50), đó là nếu tên kia phạm nhiều tội, mà trong đó có tội phải chịu án tử hình hoặc án chung thân (gọi là A), có tội phải chịu hình phạt tù (gọi là B và C) thì cuối cùng hắn ta phải chịu án tử hình hoặc án chung thân.

    Cũng bài toán này, áp dụng đối với Luật doanh nghiệp 2014 tại quy định về sáp nhập công ty (Điều 195) thì A được gọi là công ty nhận sáp nhập, còn B và C là công ty bị sáp nhập. Sau khi sáp nhập thì cả 3 công ty A, B, C đều có tên là A.

    Khó hơn chút là bài toán có tỷ lệ %:

    45% + (3% x 11) = 75%45% + (2% x 16) = 75%

    Ý mày là 45% + (3% x 11) phải bằng 78% còn 45% + (2% x 16) phải bằng 77% chứ gì?

    Nhưng cái này khác, theo Luật bảo hiểm xã hội 2014 tại Điều 56 thì mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu sẽ bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó, cứ thêm mỗi năm, đối với nam là 2% và nữ là 3% nhưng tổng không được quá 75%.

    Nghĩa là: nếu mày đi làm đóng BHXH 31 năm, tao đóng BHXH 30 năm thì tao với mày cũng được hưởng lương hưu như nhau vì theo công thức trên thì:

    Mày sẽ được hưởng = 45% + [2% x (31-15)] = 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

    Tao sẽ được hưởng = 45% + [2% x (30-15)] = 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

    Hoặc là vợ (tương lai) tao đi làm đóng BHXH 25 năm và vợ (tương lai) mày đóng BHXH 26 năm thì cả hai đều được hưởng lương hưu hàng tháng như nhau như công thức nêu trên:

    Vợ tao được hưởng = 45% + [3% x (25-15)] = 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

    Vợ mày được hưởng = 45% [3% x (26-15)] = 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

    45% + 6% = 48.3%

    Biết tại sao như vậy không, bài toán này dựa trên cách tính tỷ lệ phần trăm tổn lương cơ thể trong giám định pháp y quy định tại Thông tư 20/2014/TT-BYT

    Nếu như trên cơ thể người có nhiều 2 phần bị tổn thương và tra cứu vào bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể được quy định tại Thông tư này, có 2 phần bị tổn thương được xác định tỷ lệ là 45% và 6% thì tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể không phải là 51% mà được tính theo công thức sau:

    T1 = 45%

    T2 = (100 – 45) x 6/100% = 3.3%

    Tổng tỷ lệ tổn thương trên cơ thể là 45% + 3.3% = 48.3%          

    Nghe T giải thích đến đây, H há hốc: “Ra là vậy!”, sau đó, dùng ngón tay cái giơ lên, biểu hiện number one và nói “Dân Luật đỉnh thiệt”

    T bảo với H: “Còn nhiều bài toán tuyệt lắm, này chỉ mới là cơ bản tao vừa mới hệ thống lại để ôn thi thôi đấy, hôm nào rảnh, tao sẽ chỉ mày thêm”

    H gật gù “Ừ, như tao cũng cần phải học hỏi mày thêm”

    Đố các bạn, T sẽ chỉ cho H thêm những bài toán nào nữa?? 

     
    48861 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #469412   30/09/2017

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    kiến thức lâu ngày không đụng tới rồi cũng sẽ bị mai một, đặc biệt là kiến thức toán học: hình học, đạo hàm,...Cảm thấy giờ còn thua cả học sinh lớp 7,8. Khi chọn vào học luật thấy nhiều bạn bè cũng trong tình trạng giống mình nên thấy an ủi đựoc phần nào

     
    Báo quản trị |  
  • #469435   30/09/2017

    thanhtamlkt
    thanhtamlkt
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2014
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 1228
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 32 lần


    Hồi xưa mình học ban tự nhiên, đã quen với việc suốt ngày tính toán, công thức này công thức nọ, vào đại học, tất cả kiến thức toán, lý, hóa 3 năm cấp 3 chẳng bao giờ dùng đến, giờ thì chẳng còn nhớ tí tẹo nào cả. Nhưng ngẫm lại, những kiến thức phổ thông tuy không được sử dụng trực tiếp vào ngành học của mình, nhưng nó giúp mình có tư duy logic hơn, nhìn nhận ra vấn đề nhanh nhạy hơn, nhiều khía cạnh hơn, chứ không hẳn là những kiến thức của các môn học phổ thông đều vô nghĩa.

     
    Báo quản trị |  
  • #469766   04/10/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Mình thi Luật khối C vì thích sử :). Mấy năm cấp 3 cũng toàn văn sử địa ít quan tâm đến mấy môn khối A. Mặc dù học toán cũng không tệ nhưng thực sự có nhiều bài toán cấp 1 mình không thể nào mà giải được luôn. Dù gì thì cũng không thích tính toán cho lắm.  

     
    Báo quản trị |  
  • #472797   29/10/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 200
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    bài viết vừa hài nhưng lại mang đến khá nhiều kiến thức. Nhiều khi chỉ những người học luật mới hiểu đươc. Riêng bài toán bảo hiểm xã hôi nêu trên thì mình thấy khá là rắc rối. Thông thường khi học luật thường để ý dến câu chữ nhưng những con số cũng khá vô cùng quan trọng như việc tính tiền lương lao động, tiền thuế, tình thời hạn tù,....

     
    Báo quản trị |  
  • #477634   07/12/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1399)
    Số điểm: 11712
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Dân luật học xong môn "logic học" và các môn luật về "tư duy phản biện" thì giải toán thua học sinh tiểu học là chuyện bình thường. Bởi nguyên tắc trong pháp luật, "1 +1" phải bằng "2"; nhưng trong giải quyết từng tình huống pháp lý thì "1 + 1" đâu phải lúc nào cũng bằng "2".

     
    Báo quản trị |  
  • #495683   30/06/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Thật ra thì đến bây giờ sau khi tốt nghiệp đại học ngành luật nhưng nhiều bài toán lớp 5 của cháu mình mà mình không giải được, nguyên nhân là do mình không còn nhớ cách giải x.y hay a b c như ngày xưa nữa rồi, nhiều khi cháu hỏi bài mà chỉ dám chỉ những bài văn, hay toán dễ thôi. Thật xấu hổ quá!

     
    Báo quản trị |  
  • #499050   08/08/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Dân luật giải toán thua học sinh cấp 1 là điều dễ hiểu :| Vì suốt ngày toàn chữ và chữ có giải toán có chăng chỉ tính thuế, các thứ chẳng hạn. Nói như thế không có nghĩa là tất cả dân luật đều giải toán không giỏi. Có khi giải 1 bài toán tương đối rắc rối thì qua cái đầu của dân luật nó sẽ đơn giản hơn và đi giải đường nhanh hơn thì sao. Bạn mình dân luật nhưng giải toán cũng khá Pro :| Không phải cứ học luật suốt ngày chỉ biết đọc luật mà giải toán thua học sinh đâu nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #499153   09/08/2018

    Em là dân khối A vào học luật. 04 năm học không hề đụng gì đến tính toán nữa cả. Thật tình bây giờ kêu em tính nhẩm mấy cái đơn giản em cũng bó tay. Kiểu lâu không đụng tới nên đầu óc nó mụ mị hẳn. Bài viết của chế làm em rối não quá trời, nhưng mà hay lắm chế. Cho em copy đi lừa mấy đứa bạn đỡ buồn...

     
    Báo quản trị |  
  • #499268   10/08/2018

    Ngày xưa mình học lớp chuyên Toán thi toán cũng có giải có thưởng mà sau 4 năm học luật toàn chữ với chữ bây giờ giải toán chắc thua xa mấy em học tiểu học luôn quá =)). Đọc bài viết của bạn đúng là người ta nói không sai "sinh viên luật cái gì cãi cũng được" =))

     
    Báo quản trị |  
  • #499282   11/08/2018

    louispham93
    louispham93

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2018
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 79
    Được cảm ơn 12 lần


    Bài viết của chủ tus vừa mang đậm tính giải trí vừa giúp người học luật ôn lại kiến thức. Quả thật là những cái này chỉ dân luật mới hiểu được. Đỉnh cao của toán học đã được người học luật đưa lên một tầm cao mới. :v Bây giờ chắc mấy ông học luật cũng quên hết tích phân, đạo hàm với vi phan r nhỉ? 

     
    Báo quản trị |  
  • #499346   11/08/2018

    Cherry1234
    Cherry1234

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2018
    Tổng số bài viết (106)
    Số điểm: 645
    Cảm ơn: 75
    Được cảm ơn 10 lần


    Mình cũng là dân khối A, sau một thời gian ôn thi miệt mài với các con số bao quanh để được đậu vô trường luật và sau 4 năm học luật ra thì việc tính toán đã trở nên chậm chạp hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #499936   17/08/2018

    ThuyVi09
    ThuyVi09

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2017
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 6 lần


    Cứ nghĩ học luật là học toàn chữ đến khi đụng tới mấy con số thì thật rất ấn tượng, cụ thể nếu bạn học Hình sự bạn sẽ gặp các trường hợp như: có khi 1=1 là 1 ngày tạm giữ tạm giam = 1 ngày tù, có khi 1=3 là 1 ngày tạm giữ tạm giam = 3 ngày cải tạo không giam giữ.

    Cập nhật bởi ThuyVi09 ngày 17/08/2018 09:13:14 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #500365   23/08/2018

    nhanhuynh1996
    nhanhuynh1996

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2018
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 421
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 4 lần


    Dân luật mà bạn ơi! Học Luật thì phải tư duy theo nhiều hướng. Trong Pháp lý 1+1=?.....(Sẽ không phải bằng 2) mà có thể hơn con số 2, cũng như một vấn đề pháp lý xãy ra sẽ có nhiều phương án để gải quyết nó.

     
    Báo quản trị |