Đại biểu Quốc hội đề nghị cách chức người ban hành luật hành dân

Chủ đề   RSS   
  • #265619 30/05/2013

    nonsong

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2013
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 1240
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 44 lần


    Đại biểu Quốc hội đề nghị cách chức người ban hành luật hành dân

    Xem thêm:

    =>> Tổng hợp những văn bản trái luật, không phù hợp thực tế

    =>> Phải bồi thường nếu ban hành văn bản trái luật

    =>> Xử phạt mũ bảo hiểm không đúng chất lượng là trái luật, oan dân !!!

    =>> Dân quá ngán ngẫm với nón bảo hiểm giả

    =>> Đề nghị có chế tài xử phạt đối với văn bản và cơ quan ban hành VBQPPL kém hiệu quả, gây dư luận, đi ngược Hiến pháp

    =>> Đề nghị Chủ tịch nước CHXHCNVN, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN và các đại biểu xem xét nghiêm túc kiến nghị của đại biểu Võ Thị Dung

    Những bức xúc của dư luận về tình trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật tào lao, từa lưa có phần đã được hả hê khi Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga (tỉnh Thái Nguyên) đã mang đúng tiếng nói của dân đến với … nhà nước.

    Chỉ với 7 phút ngắn ngủi, ít ỏi nhưng về cơ bản, đại ý đã được thể hiện:

    Tiếng nói của cử tri...
    Tiếng nói của cử tri...

    Nhiều bộ ngành đã đề xuất hoặc trực tiếp ban hành các quy định xa rời thực tế, thiếu khả thi, cá biệt còn trái luật như báo chí đã nêu. Những văn bản như vậy gây bức xúc dư luận, mất lòng tin trong dân, mất uy tín nhà nước, giảm hiệu lực quản lý. Do không khả thi nên nhiều quy định có cũng như không, tạo tình trạng nhờn pháp luật”.

    Ngoài các Bộ ban hành văn bản “trời ơi” ra, Bộ Tư pháp – cơ quan thẩm định tính hợp pháp cũng gánh trách nhiệm, bà Nga nhẹ nhàng nói:

    Công tác thẩm định của Bộ Tư pháp và các bộ, ngành theo thẩm quyền chưa tốt, giữ vai trò gác cổng nhưng đã để lọt lưới khá nhiều”.

    Tâm điểm vẫn là mũ bảo hiểm giả, mũ bảo hiểm kém chất lượng:

    Số đông người dân đều mong mua được mũ tốt để bảo vệ sức khỏe. Việc hàng ngàn tỷ đồng của dân bỏ ra để mua phải 70% mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng để lưu hành 37 triệu xe máy thuộc trách nhiệm của ai? Không lẽ chỉ là lỗi của dân. Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Khoa học cần làm rõ để trả lời cử tri”.

    Bà nhấn mạnh trách nhiệm đảm bảo chất lượng nón bảo hiểm trên thị trường thuộc về cơ quan nhà nước (quản lý thị trường); nhưng chính cơ quan này đã đốc thúc Bộ Công an đòi xử phạt người dân, bà bày tỏ:

    Thay vì xử lý nghiêm các cá nhân có trách nhiệm quản lý thị trường, tiêu chuẩn chất lượng thì một số bộ lại đề xuất giải pháp phạt người tiêu dùng khi họ tham gia giao thông”.

    Nói về chính sách thiếu nhất quan trong các văn bản pháp luật:

    Có khi trong 1 tuần, 1 tháng mà các bộ liên tục đưa ra nhiều quan điểm khác nhau trong cùng 1 chính sách, thể hiện sự bất nhất, thiếu tầm nhìn và thiếu vai trò điều phối trong tư duy quản lý điều hành”.

    Bà cho rằng một trong những nguyên nhân này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó bà đặt nghi vấn về lợi ích nhóm, năng lực tham mưu, soạn thảo hoặc dấu hiệu quan liêu từ cơ quan ban hành văn bản.

    Trách nhiệm của cơ quan, cá nhân ban hành văn bản trái luật, không phù hợp, hành dân không bị soi đến, bà nói:

    Hàng chục năm nay chưa thấy cán bộ nào bị thôi việc hay giáng chức, bồi thường do ban hành văn bản sai”.

    Một đề xuất hợp ý dân, nhưng Đảng và Nhà nước có chịu "tiếp thu" hay không, tiếp thu như thế nào; và người đề xuất tiếng nói của dân lên tận Quốc hội (bà Nga) có bị đặt ra ngoài vòng cuộc chơi của họ hay không vẫn còn là dấu hỏi to tướng.

    Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vấn đề này đến bạn đọc.

    Cập nhật bởi nonsong ngày 30/05/2013 02:19:10 CH Bổ sung link liên quan
     
    6635 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #265639   30/05/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Trong hệ thống tam quyền phân lập thì ông hành pháp là ông có xu hướng lạm dụng quyền lực cao nhất nên phải kiểm soát ông này. Có 03 cách kiểm soát phổ biến:

    - Không cho ổng ban hành luật (ở VN thì ổng lại là nhà dự thảo luật để QH thông qua nên ổng thường hướng luật theo ý ổng, ổng là người ban hành các văn bản hướng dẫn luật nhưng chứa đựng nội dung "luật mới" do luật do QH ban hành mang tính luật khung, luật ống). Nếu làm được điều này thì VN mới hạn chế được cảnh thường xuyên gặp phải "luật trời ơi" như đã đề cập ở trên.

    - Đưa ổng ra tòa nếu ổng làm sai luật (cái này VN đang trên đường áp dụng, nhưng còn bị giới hạn khá nhiều)

    - Có cơ quan giám sát thường trực các hoạt động của nhánh hành pháp nếu có hành vi vi phạm thì thổi còi yêu cầu dừng ngay (Tòa án HP là một hình thức như thế, cái này VN cũng chưa có. Hy vọng là sắp có ).

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (30/05/2013) themiracle (30/05/2013) phantantai2012 (31/05/2013)
  • #265745   31/05/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Chào bà Nonsong!

    bà đã viết !

    Ngoài các Bộ ban hành văn bản “trời ơi” ra, Bộ Tư pháp – cơ quan thẩm định tính hợp pháp cũng gánh trách nhiệm, bà Nga nhẹ nhàng nói:

    Công tác thẩm định của Bộ Tư pháp và các bộ, ngành theo thẩm quyền chưa tốt, giữ vai trò gác cổng nhưng đã để lọt lưới khá nhiều”.

    Theo tôi thấy, ý kiến Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga (tỉnh Thái Nguyên) như trên là chính xác và đúng đắn. Trách nhiệm về việc ban hành văn bản Quy Phạm Pháp Luật có sai trái như trên là thuộc về các Bộ (cơ quan ban hành) và Bộ Tư Pháp (cơ quan thẩm định).

    Tuy nhiên, việc xác định trách nhiệm của Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga là đúng nhưng chưa đủ : đúng địa chỉ nhưng chưa đúng người (xác định trách nhiệm chưa đúng người).

    Người phải chịu trách nhiệm không phải "Chỉ" là các Bộ như trên, mà phải cụ thể hơn là các Bộ Trưởng vì là người đứng đầu. Tôi cảm thấy Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga chỉ làm nữa chừng, nói nữa chừng (tâm lý nễ nang).

    Hàng chục năm nay chưa thấy cán bộ nào bị thôi việc hay giáng chức, bồi thường do ban hành văn bản sai”.

    Có ai chỉ ra trách nhiệm cụ thể của ông A, B, C nào đâu mà xử lý. Trách nhiệm tập thể mà ! Không lẽ người phải chịu trách nhiệm lại khó xác định như vậy ?

    Có khi trong 1 tuần, 1 tháng mà các bộ liên tục đưa ra nhiều quan điểm khác nhau trong cùng 1 chính sách, thể hiện sự bất nhất, thiếu tầm nhìn và thiếu vai trò điều phối trong tư duy quản lý điều hành”.

    Tôi lại thấy điều này là một tích cực "hiếm hoi" : các Bộ thể hiện cao trách nhiệm của mình trong việc ban hành, soạn thảo VBQPPL , cần phát huy hơn nữa ! Quá trình soạn thảo ra các văn bản sai trái không bao giờ có được điều này : được xem xét, mổ xẽ dưới nhiều góc độ. 

    Không lẽ, để thể hiện sự thống nhất, tầm nhìn cao, có vai trò điều phối trong tư duy quản lý điều hành là Không được có ý kiến độc lập và trái chiều sao ?

    Do không xác định đúng trách nhiệm của các Bộ Trưởng, nên đã sót trách nhiệm của các Đại Biểu Quốc Hội, trong đó có bà Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga (tỉnh Thái Nguyên) : Các vị Dại Biểu Quốc Hội chính là người chấp thuận bổ nhiệm các vị Bộ Trưởng.

    Điều mà cử tri cần, không phải là các ý kiến như các ý kiến trên (dù cũng là tích cực) mà là ý kiến ban hành luật hoặc pháp lệnh cụ thể hơn nữa nhằm chế tài các hành vi Ban Hành Các Văn Bản Trái Luật một cách rỏ ràng.

    Nhận xét như nhận xét của Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga (tỉnh Thái Nguyên) không hề sai, nhưng thực tế là có rất nhiều, rất rất nhiều cư tri làm được; Nhưng hành động cụ thể thì phải nhờ các vị Đại Biểu Quốc Hội.

    Đọc bài viết trên, tôi phải thường xuyên gật đầu. Không phải vì tôi tán thành mà vì tôi tưởng đang nói chuyện với người quen, vì có quá nhiều điều đã được nhiều người nói đi, nói lại (nên tôi tưởng gặp người quen).

    Trân trọng !

     

     

    Cập nhật bởi phantantai2012 ngày 31/05/2013 07:20:29 SA Cập nhật bởi phantantai2012 ngày 31/05/2013 07:18:40 SA

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
  • #265767   31/05/2013

    nonsong
    nonsong

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2013
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 1240
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 44 lần


    Anh phantantai phân tích rất sâu sắc!

    Tôi cảm những lời của bà Nga bởi trong quốc hội hiện nay không mấy người dám nói ra những gì dân nghĩ, dư luận đàm tiếu. Bởi trong một đám người toàn mặc áo hồng, tự nhiên có kẻ mặc áo trắng đứng chung vậy thấy nó kỳ quá. Bởi rất nhiều người muốn tương lai còn rộng mở, và bởi hiện nay chỉ khoảng 1/5 số ĐBQH là có khả năng nói, số còn lại thuộc diện miệng hến, im như thóc; ngồi nghe (mà không biết có nghe không) xong rồi về, hôm sau ôm cặp lên ngồi tiếp...

    Vậy nên tiếng nói của bà Hoa lần này thuộc tốp hơi khác người, đáng hoan nghênh!

    Tôi không phân tích sâu đặng như anh, cũng không có một cái nhìn toàn cảnh như người từng trải. Có lẽ anh sương gió nhiều nên bài viết của anh tôi học hỏi được nhiều điều.

    Nhìn vào mặt trái, sẽ có người nghĩ rằng trong tình hình dư luận căng thẳng, Hiến pháp lại đang sửa đổi chưa biết về đâu; đây là một cách để an dân, xoa dịu dư luận. Nếu vậy thì buồn quá, vì nó là một chiêu không mới của ông trời.

    Con cóc kêu, trời nổi sấm, mang mây đến rồi đi, chứ không mưa...

     
    Báo quản trị |  
  • #265772   31/05/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    nonsong viết:

    Con cóc kêu, trời nổi sấm, mang mây đến rồi đi, chứ không mưa...

    Con cóc còn phải "nghiến răng" nữa thì trời mới mưa được 

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |