Đã có tiêu chí thành lập, sáp nhập, giải thể ĐVSN lĩnh vực nông nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #605869 05/10/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Đã có tiêu chí thành lập, sáp nhập, giải thể ĐVSN lĩnh vực nông nghiệp

    Bộ trưởng Bộ NN&PTNT vừa ban hành Thông tư 08/2023/TT-BNNPTNT ngày 02/10/2023 quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
     
    Theo đó, tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công lĩnh vực nông nghiệp được quy định như sau:
     
    da-co-tieu-chi-thanh-lap-sap-nhap-giai-the-dvsn-linh-vuc-nong-nghiep
     
    Các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện điều chỉnh
     
    Quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, gồm: 
     
    Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phòng, chống thiên tai; phát triển nông thôn; chế biến, phát triển thị trường nông sản, chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản và muối và các lĩnh vực khác thuộc ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
     
    Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
     
    (1) Phân loại theo chức năng, nhiệm vụ:
     
    - Các ĐVSN công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước gồm:
     
    + Khuyến nông.
     
    + Nghiên cứu chiến lược, chính sách.
     
    + Thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
     
    + Thông tin, nghiên cứu khoa học và công nghệ, lý luận, nghiệp vụ.
     
    + Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, cán bộ quản lý.
     
    + Phát triển nguồn nhân lực, chính sách công và phát triển nông thôn.
     
    + Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thống kê, dự báo, thư viện và các hoạt động sự nghiệp công phục vụ chức năng quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật;
     
    - Các ĐVSN công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực NN&PTNT quy định tại Điều 1 Thông tư này;
     
    - ĐVSN công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công là đơn vị thực hiện một hoặc nhiều chức năng, nhiệm vụ quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
     
    Việc xác định loại hình ĐVSN công lập tại khoản này căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ĐVSN công lập được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
     
    (2) Phân loại theo cơ quan có thẩm quyền thành lập:
     
    - ĐVSN công lập được thành lập theo thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
     
    - ĐVSN công lập được thành lập theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT
     
    - ĐVSN công lập được thành lập theo thẩm quyền của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
     
    - ĐVSN công lập được thành lập theo thẩm quyền của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
     
    - ĐVSN công lập được thành lập bởi chủ thể khác theo quy định của pháp luật.
     
    (3) Phân loại theo mức tự chủ tài chính:
     
    - ĐVSN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
     
    - ĐVSN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên.
     
    - ĐVSN công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
     
    - ĐVSN công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
     
    Việc xác định mức tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và quy định pháp luật có liên quan.
     
    Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập
     
    Việc thành lập ĐVSN công lập đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
     
    Điều kiện sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập
     
    - Việc sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực NN&PTNT được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 
     
    - ĐVSN công lập hình thành sau khi sáp nhập, hợp nhất phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 Thông tư này và quy định pháp luật có liên quan.
     
    - Mức độ tự chủ tài chính của ĐVSN công lập sau sáp nhập, hợp nhất:
     
    + Việc sáp nhập, hợp nhất ĐVSN công lập đảm bảo không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của đơn vị.
     
    + Trường hợp thực hiện sáp nhập, hợp nhất các ĐVSN công lập tự chủ tài chính ở các mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ về tài chính của ĐVSN công lập sau khi sáp nhập, hợp nhất được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
     
    Điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
     
    - Việc giải thể ĐVSN công lập được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
     
    - ĐVSN công lập chỉ thực hiện giải thể sau khi hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả, các nghĩa vụ khác có liên quan và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản.
     
    Xem thêm Thông tư 08/2023/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 20/11/2023.
     
    237 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận