Đã có Thông tư hướng dẫn tinh giản biên chế

Chủ đề   RSS   
  • #380122 21/04/2015

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần


    Đã có Thông tư hướng dẫn tinh giản biên chế

    Nhằm hướng dẫn thực hiện Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế. Vừa qua, Bộ Tài Chính và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-BNV-BTC sẽ có hiệu lực từ 30/05/2015 và hết hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Các chế độ, chính sách tinh giản biên chế tại Thông tư này được tính hưởng từ 10/01/2015.

    Thông tư liên tịch này có một số nội dung lưu ý như sau:

    1. Cụ thể đối tượng tại Điểm g Khoản 1 Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, bao gồm:

    - Những người làm việc trong điều kiện bình thường, có thời gian đóng BHXH dưới 15 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 30 ngày.

    - Những người làm việc trong điều kiện bình thường, có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 40 ngày.

    - Những người làm việc trong điều kiện bình thường, có thời gian đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 60 ngày.

    - Những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc Danh mục của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hay làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp độc hại từ 0.7 trở lên, có thời gian đóng BHXH dưới 15 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 40 ngày.

    - Những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc Danh mục của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hay làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp độc hại từ 0.7 trở lên, có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 50 ngày.

    - Những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc Danh mục của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hay làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp độc hại từ 0.7 trở lên, có thời gian đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 70 ngày.

    2. Tiền lương tháng để tính chế độ

    Bao gồm:

    - Tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh được tính bằng hệ số lương lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh nhân với mức lương cơ sở.

    - Phụ cấp chức vụ lãnh đạo được tính bằng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo nhân với mức lương cơ sở.

    - Phụ cấp thâm niên vượt khung được tính bằng tỷ lệ % được hưởng nhân với hệ số lượng cuối cùng trong ngạch nhân với mức lương cơ sở.

    - Phụ cấp thâm niên nghề được tính bằng tỷ lệ % được hưởng nhân với tổng của hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, tỷ lệ % phụ cấp thâm niên vượt khung nhân với mức lương cơ sở.

    - Mức chênh lệch bảo lưu được tính bằng hệ số chênh lệch bảo lưu nhân với mức lương cơ sở.

    Đồng thời, Thông tư này cũng quy định các nội dung về thời gian để tính chế độ, chính sách về hưu trước tuổi, chính sách thôi việc ngay hay thôi việc sau khi đi học nghề...

    Xem chi tiết Thông tư liên tịch tại file đính kèm dưới đây.

    Cập nhật bởi ChuTuocLS ngày 21/04/2015 02:47:52 CH
     
    8667 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ChuTuocLS vì bài viết hữu ích
    minhngoclawyer (21/04/2015) nguyenanh1292 (21/04/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #382252   07/05/2015

    Đối tượng áp dụng là ai vậy bác?

     
    Báo quản trị |  
  • #382264   08/05/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Chào bạn Target_locked,

    Đối tượng áp dụng theo Điều 2 Nghị định 108/2014/NĐ-CP

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã;

    2. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập;

    3. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và theo các quy định khác của pháp luật.

    4. Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu (không bao gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động).

    5. Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử làm người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước.

    6. Người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao tại các hội.

     

     
    Báo quản trị |