Đã có Nghị định hướng dẫn thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư

Chủ đề   RSS   
  • #604805 17/08/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Đã có Nghị định hướng dẫn thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư

    Ngày 16/8/2023 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 61/2023/NĐ-CP về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.
     
    Theo đó, hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư quy định chi tiết phạm vi và thông tin, phổ biến như sau:
     
    da-co-nghi-dinh-huong-dan-thuc-hien-huong-uoc-quy-uoc-cua-cong-dong-dan-cu
     
    Phạm vi nội dung của hương ước, quy ước
     
    Tùy theo yêu cầu tự quản, tình hình kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán ở từng địa phương, bảo đảm kế thừa có chọn lọc các nội dung phù hợp của hương ước, quy ước đã có và mục đích, nguyên tắc quy định tại các điều 3 và 4 Nghị định 61/2023/NĐ-CP, cộng đồng dân cư lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để đưa vào phạm vi của hương ước, quy ước:
     
    - Các biện pháp, phương thức thích hợp giúp người dân trên địa bàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội:
     
    + Bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của cộng đồng dân cư.
     
    + Động viên và tạo điều kiện để cộng đồng dân cư thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân.
     
    - Đối với các phong tục, tập quán đảm bảo:
     
    + Duy trì các phong tục, tập quán tốt đẹp và biện pháp hạn chế, tiến tới xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan.
     
    + Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
     
    + Thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn, ở, đi lại, việc cưới, việc tang và lễ hội.
     
    + Phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng hạnh phúc gia đình; phát triển các hoạt động văn hóa lành mạnh.
     
    - Hướng ước, quy ước phải có các biện pháp:
     
    + Góp phần bảo vệ tài sản của Nhà nước, cộng đồng và công dân.
     
    + Bảo vệ môi trường sinh thái.
     
    + Bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn.
     
    + Xây dựng và phát huy tình làng, nghĩa xóm, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư.
     
    + Xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
     
    + Khuyến học, khuyến tài, thúc đẩy phong trào học tập suốt đời.
     
    + Đẩy mạnh hướng nghiệp, đào tạo nghề, khuyến công, khuyến nông ở địa phương.
     
    - Các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để bảo đảm thực hiện hương ước, quy ước nhưng không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
     
    - Các nội dung cần thiết khác do cộng đồng dân cư quyết định.
     
    Thông tin, phổ biến, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước
     
    - Hương ước, quy ước đã được UBND cấp xã công nhận phải được Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố thông tin, phổ biến kịp thời, rộng rãi đến các hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư để biết, thực hiện bằng hình thức niêm yết công khai tại nhà văn hóa - khu thể thao của cộng đồng dân cư, điểm sinh hoạt cộng đồng và ít nhất một trong các hình thức sau đây:
     
    + Hội nghị của cộng đồng dân cư;
     
    + Thông tin trên mạng lưới thông tin cơ sở;
     
    + Sao gửi đến từng hộ gia đình;
     
    + Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cộng đồng dân cư;
     
    + Thông qua hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật; hoạt động hòa giải cơ sở của đội ngũ hòa giải viên, người có uy tín trong cộng đồng dân cư;
     
    + Hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của cộng đồng dân cư.
     
    - Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư tổ chức các hoạt động thông tin, phổ biến nội dung của hương ước, quy ước cho hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư.
     
    - UBND các cấp, các cơ quan, tổ chức hỗ trợ cộng đồng dân cư tổ chức thông tin, phổ biến, truyền thông và thực hiện hương ước, quy ước.
     
    - Việc rà soát, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước do cộng đồng dân cư thực hiện hằng năm, theo quy định sau:
     
    + Thời điểm: Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (ngày 18 tháng 11) hoặc một ngày quan trọng được cộng đồng dân cư thống nhất;
     
    + Hình thức: Cuộc họp hoặc lồng ghép trong hội nghị của cộng đồng dân cư do Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư;
     
    + Nội dung: Rà soát nội dung; đánh giá việc thực hiện hương ước, quy ước; kịp thời biểu dương, khen thưởng, động viên; đôn đốc, nhắc nhở, phê bình hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước.
     
    Xem thêm Nghị định 61/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/8/2023.
     
    612 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (02/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận