Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng vừa ký ban hành Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thay thế Luật Bảo hiểm xã hội 2006 vào ngày 20/11/2014 với nhiều nội dung đáng chú ý:
1. Thêm đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc từ 1/1/2018:
- Người tham gia ký Hợp đồng lao động từ 01 đến dưới 03 tháng (so với trước đây chỉ là từ 03 tháng trở lên).
- Người lao động là công dân nước ngoài vào Việt Nam làm việc có Giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định.
- Riêng cán bộ không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn sẽ tham gia từ 1/1/2016.
Ngoài ra Người lao động từ 15 tuổi trở lên có thể tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Áp dụng chế độ thai sản cho nam giới và người mang thai hộ:
- Đối với trường hợp mang thai hộ, sẽ được hưởng chế độ thai sản cho đến khi giao đứa bé cho người nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian tại Khoản 1 Điều 34. Là 06 tháng đối với trường hợp sinh thường và thêm mỗi tháng với trường hơp sinh đôi, sinh ba...
- Lao động nam có tham gia BHXH được nghỉ thai sản theo quy định:
+ 05 ngày làm việc hoặc 07 ngày với trường hợp vợ phải phẫu thuật hay sinh con dưới 32 tuần tuổi.
+ 10 ngày với trường hợp sinh đôi, thêm 03 ngày đối với trường hợp sinh 03 trở đi.
Thời gian nghỉ được tính trong 30 ngày đầu kể từ khi vợ sinh con.
Mức hưởng thai sản sẽ được tính bằng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.
3. Thay đổi mức lương hưu hàng tháng:
- Trước ngày 1/1/2018, mức hưởng lương hưu hàng tháng là 45% tương ứng 15 năm đóng BHXH, sua mỗi năm tăng thêm 2% với nam và 3% với nữ. Tối đa là 75%.
- Từ ngày 1/1/2018 trở đi, mức hưởng là 45% nhưng sẽ có số năm tính đóng BHXH khác nhau với từng thời điểm, cụ thể:
+ Lao động nam: 16 năm nếu nghỉ hưu từ năm 2018, 17 năm nếu là từ năm 2019 ...và 20 năm nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi.
+ Lao động nữ là 15 năm trở đi kể từ năm 2018.
Sau mỗi năm mức hưởng tăng lên là 2% và tối đa là 75%
Luật này có hiệu lực từ 1/1/2018