Cưỡng chế đất sai vì áp dụng quy định pháp luật đã hết hiệu lực

Chủ đề   RSS   
  • #241348 24/01/2013

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Cưỡng chế đất sai vì áp dụng quy định pháp luật đã hết hiệu lực

    Vào ngày 19/7/2011 Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình xây dựng giao thông Quảng Ngãi lập biên bản kiểm kê tài sản, cây cối, hoa màu trên đất của gia đình ông Đỗ Hữu Trí.  

    Ông đang cùng 8 lao động đang chăm sóc vườn cây kiểng của gia đình thì đoàn cưỡng chế của UBND huyện Sơn Tịnh đưa nhiều phương tiện cơ giới đến san bằng khu vườn có hơn 500.000 cây kiểng quý, từng có quy mô vườn sinh vật cảnh lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

    Việc cưỡng chế này dựa trên Quyết định của Chủ tịch UBND huyện về việc xử phạt ông Trí về hành vi nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp không đủ điều kiện; sử dụng đất không đúng mục đích với diện tích hơn 10.400 m2 để ươm trồng cây giống, cây cảnh, cây xanh môi trường trên đất trồng cây hàng năm; sử dụng diện tích đất không đúng mục đích làm nhà trên đất nông nghiệp.

    Sau khi điều tra, phát hiện ra được rằng các quy định để UBND Sơn Tịnh áp dụng xử phạt ông Trí các hành vi trên đều đã hết hiệu lực. Từ việc xử phạt vi phạm hành chính không đúng dẫn đến việc cưỡng chế cũng không đúng.

    Theo cơ quan kiểm tra, đây là quyết định cưỡng chế vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai chứ không phải cưỡng chế thu hồi đất để triển khai xây dựng dự án của Nhà nước. Trong khi đó văn bản lại ghi nội dung "tổ chức cắm mốc để phân định ranh giới phần diện tích đất thu hồi, giao UBND thị trấn Sơn Tịnh quản lý và sử dụng theo quy hoạch của Nhà nước”.

    Ông Phạm Vinh - Chủ tịch UBND huyện đã phải thực hiện việc xin lỗi gia đình ông Trí trứơc sự chứng kiến của người dân và lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, bên cạnh đó phải thực hiện việc bồi thường đích đáng cho ông Trí, theo yêu cầu của ông với tổng số tiền lên tới 46,5 tỷ đồng. Và yêu cầu này hiện đang được xem xét. (Vnexpress)

    Qua đó ta thấy được sự cần thiết của tìm hiểu và vận dụng pháp luật vào đời sống, việc này không chỉ được thực hiện ở các cơ quan nhà nước mà còn phải ở cả người dân - người chủ của đất nước.

    Việc phân tích, áp dụng pháp luật chính xác và phù hợp với từng thời điểm đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và quá trình họat động chuyên môn kỹ lưỡng từ việc xem xét, phân tích các nội dung của văn bản pháp luật, thời hiệu, thời điểm còn hiệu lực...

    Đây hiện đang là vấn đề còn gây khó khăn cho người tìm hiểu pháp luật với tình trạng văn bản pháp luật của Việt Nam hiện nay được ban hành quá nhiều và có hiện tượng chồng chéo các quy định giữa văn bản cấp trên và văn bản cấp dưới. Vì thế việc cần thiết có một hệ thống, một cơ sở dữ liệu giúp chúng ta tực hiện việc này là rất cần thiết.

    "Binh pháp Tôn tử dạy rằng, khi hòn đá lăn xuống đồi, người chiến binh giỏi sẽ vận dụng được đà lăn, người yếu đuối sẽ trống chạy, và người không biết sẽ bị đè bẹp.

    Ứng dụng vào pháp luật thì có thể hiểu, khi pháp luật có sự thay đổi, nếu anh biết vận dụng sự thay đổi của pháp luật, anh sẽ loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu. Ngược lại nếu anh không biết về sự thay đổi của pháp luật thì sẽ gánh chịu rủi ro pháp lý, hoặc chí ít bỏ lỡ cơ hội làm giàu"

    (anh Bùi Tường Vũ - Giám đốc Công ty CP Lawsoft_thuvienphapluat.vn - Báo  Doanh nhân & Pháp luật Số 3/2013)

    Báo Doanh nhân và Pháp Luật số 3/2013

     
    6928 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    luatsuchanh (25/01/2013) KhacDuy25 (24/01/2013) luatsuthuc (24/01/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận