Cuộc chiến Milo và Ovaltine

Chủ đề   RSS   
  • #503584 28/09/2018

    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Cuộc chiến Milo và Ovaltine

    Trên một con đường ở Sài Gòn có 3 tiệm bánh cung cấp cho thị trường những sản phẩm ngon và chất lượng tương đương nhau. Nhưng vì 3 tiệm bánh ở gần nhau nên họ cạnh tranh nhau rất quyết liệt. Họ nghĩ ra nhiều chiêu trò để thu hút khách hàng đến với cửa tiệm của mình. 

    Tiệm bánh thứ nhất treo tấm biển: "Tiệm bánh ngon nhất Sài Gòn"

    Tiệm bánh thứ hai nhìn thấy tấm biển đó cũng vội vàng viết một tấm biển treo trước cửa hiệu mình:
    "Tiệm bánh ngon nhất Việt Nam".

    Tiệm bánh thứ ba thấy hai đối thủ của mình đang ra sức PR, quảng cáo rầm rộ nên rất hoang mang lo lắng. Ông nghĩ: "Một tiệm tự bảo mình là ngon nhất Sài Gòn, tiệm bánh kia thì bảo là tiệm bánh ngon nhất Việt Nam, thế mình có nên quảng cáo là tiệm bánh ngon nhất thế giới không? Như thế chẳng phải quá khoác lác ư. Sau nhiều ngày ăn không ngon ngủ không yên, một ý tượng chợt lóe lên trong đầu ông chủ tiệm bánh thứ ba. Sáng hôm sau ông cho treo một tấm biển hiệu, quả nhiên sau khi treo xong, có rất nhiều khách tìm đến, việc làm ăn của ông nhờ thế mà phát đạt.

    Thế trên tấm biển kia viết những gì?
    Ông chủ tiệm bánh này vô cùng khiêm tốn so với hai tiệm bánh kia, ông viết:
    "Tiệm bánh ngon nhất con đường này!"

    Tốt nhất con đường này, điều đó có nghĩa là tốt nhất trong 3 tiệm bánh. Bạn thấy đấy ông chủ cửa tiệm thứ ba thật thông minh. Ông không cố sức phóng đại, khoa trương tiệm bánh của mình. Ông chỉ vận dụng lối tư duy ngược. Về phương diện từ ngữ quảng cáo thì “con đường này” nhỏ hơn rất nhiều so với “Sài Gòn” hay “Việt Nam”. Nhưng con đường này che lấp được “Sài Gòn” hay “Việt Nam”. Khi đối thủ cạnh tranh vượt trội hơn bạn thì bạn đừng vội lo lắng mà hãy nghiên cứu xem ưu thế của họ là gì. Chỉ cần bạn có thể tìm được đáp án và nghĩ được cách đứng trên vai họ thì bạn sẽ là người thắng cuộc.

    Mới đây, Nestle Việt Nam đã có công văn gửi Cục Văn hóa cơ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Bộ Công Thương để đề nghị xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm luật quảng cáo. Đối tượng mà Nestle "tố" là Công ty Frieslandcampina, đơn vị sở hữu thương hiệu Ovaltine và đang thực hiện chiến dịch truyền thông cho Ovaltine.

    Vi phạm quyền tác giả của Nestle

    Nestle cho rằng, Công ty Frieslandcampina (sở hữu thương hiệu Ovaltine) không chỉ sao chép trái phép ý tưởng của Nestle mà còn gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, bằng việc đánh đồng các thông điệp của chiến dịch Milo với "bệnh thành tích".

    Gièm pha trực tiếp Nestle

    Theo Nestle, Chiến dịch Milo là một phần trong việc thực hiện Chiến lược Dinh Dưỡng Quốc Gia của Chính phủ, để cải thiện thể chất của trẻ và khuyến khích trẻ chơi thể thao cũng như tập luyện thể dục nhiều hơn. Tuy nhiên, Nestle cho rằng, chiến dịch Ovaltine đã cố tình đặt những thông điệp của Chiến dịch Milo theo một góc độ rất tiêu cực.

    Thực hiện hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo

    Nestle cho rằng, do Chiến dịch Ovaltine vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nên cũng có nghĩa là FrieslandCampina đã thực hiện hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo. Ngoài ra, Chiến dịch Ovaltine còn chứa đựng yếu tố cạnh tranh không lành mạnh, theo các quy định về cạnh tranh của Việt Nam.

    Các nhận định trên cần những căn cứ pháp lý rõ ràng

    Theo quy định tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 về quyền tác giả. Thì ý tưởng kinh doanh, hình ảnh quảng cáo phải thể hiện dưới dạng sản phẩm thì được pháp luật bảo hộ.

    Theo quy định tại Khoản 8 Điều 12 Luật Quảng cáo 2012: “Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh” đây là hành vi bị cấm.

    Dẫn chiếu quan Điều 43 Luật Canh tranh 2004:

    “Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.”

    Ovaltine và Milo đang vận dụng lối tư duy ngược để cạnh tranh như trong câu chuyện trên. Như vậy, cách vận dụng lối tư duy ngược đó có bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hiện nay các cơ quan chức năng đang vào cuộc để điều tra vụ này, vì thế chưa có kết luận được là bên nào đúng là bên nào sai. Vì thế hãy đón xem liệu bên nào sẽ giành chiến thắng trong vụ tranh chấp này nhé!

     

     
    2818 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NgocHoLaw vì bài viết hữu ích
    ntdieu (29/09/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #581653   25/03/2022

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Cuộc chiến Milo và Ovaltine

    Dù đã có những câu chuyện "đá xéo" nhau trước đây tại Việt Nam nhưng các thương hiệu cạnh tranh cũng chỉ "nhẹ nhàng" ám chỉ nhau qua một hai sản phẩm truyền thông. Rất hiếm có thương hiệu nào "đá" mạnh và "đá" trực diện trên toàn bộ các phương diện từ online đến offline, thành hẳn một chiến dịch kỳ công như Ovaltine đã thực hiện với Milo cả.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #582299   30/03/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1958)
    Số điểm: 13038
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Cuộc chiến giữa Milo và Ovaltine cũng giống như cuộc chiến giữa Pepsi và Coca Cola, các nhãn hàng có sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với nhau trên thị trường. Hiện nay, các hãng thường sử dụng các câu Slogan của nhau để khịa đối thủ. Cách này theo quan điểm của mình là không vi phạm pháp luật và cũng sẽ tạo điểm nhấn cho khách hàng cảm thấy thú vị khi đọc các nội dung đó.

     
    Báo quản trị |