Cùng tìm hiểu về những hình phạt tử hình của các quốc gia trên thế giới vẫn còn duy trì cho đến ngày nay

Chủ đề   RSS   
  • #500005 18/08/2018

    louispham93

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2018
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 79
    Được cảm ơn 12 lần


    Cùng tìm hiểu về những hình phạt tử hình của các quốc gia trên thế giới vẫn còn duy trì cho đến ngày nay

    Tử hình là một trong những hình phạt có lịch sử lâu đời và nghiêm khắc nhất trong luật hình sự. Trải qua hàng nghìn năm tồn tại, hình phạt tử hình đã thể hiện và phát huy vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, có nhiều luồng ý kiến cho rằng nên bãi bỏ hình phạt này vì tính chất man rợ cũng như vi phạm về nhân quyền. Cùng tìm hiểu về một số hình thức tử hình của các quốc gia trên Thế giới cũng như để lại ý kiến của bạn tại bài viết này.

    Treo cổ là một hình thức của hình phạt tử hình, theo đó tử tù bị buộc dây vào cổ và treo lên cao, nạn nhân sẽ bị gãy cổ hoặc tắc thở và tắc mạch máu mà chết. Hình phạt này hiện vẫn còn một số quốc gia áp dụng, như Iran, Singapore, Nhật Bản... Tại Iran, những tội có thể dẫn đến treo cổ như: giết người, hiếp dâm, lạm dụng tình dục trẻ em, kê gian, buôn bán ma tuý, khủng bố, phản quốc... Ở Singapore, hình phạt treo cổ được áp dụng cho tội phạm buôn bán ma túy, bắt cóc, sở hữu vũ khí, giết người...

    Xử bắn được áp dụng từ thời chiến. Đến nay, nó vẫn được sử dụng tại nhiều quốc gia như Indonesia, Trung Quốc, Triều Tiên, Yemen. Những người hành quyết sẽ dàn hàng, bắn cùng lúc vào ngực tử tù. Nếu tù nhân chưa chết, chỉ huy sẽ bắn phát đạn cuối cùng vào đầu tù nhân. Tử tù thường được bịt mắt hoặc đội mũ trùm đầu. Việt Nam cũng từng là quốc gia góp mặt với hình thức tử hình này.

    Arab Saudi hiện là nước duy nhất trên thế giới áp dụng bản án chặt đầu. Phạm nhân và người thi hành án đều mặc đồ trắng. Arab công khai quá trình hành quyết này tại các nơi công cộng như quảng trường, hoặc nơi đông người gần nhà tù. Trong những năm gần đây, nước này gia tăng việc chặt đầu nạn nhân. 

    Dù trong thời hiện đại nhưng nhiều quốc gia vẫn còn thi hành hình thức tử hình bằng cách ném đá như thời Trung cổ, phạm nhân sẽ bị ném đá vào người cho tới chết. Đây là hình phạt đau đớn, dã man gây nhiều tranh cãi và được coi là xâm phạm quyền con người. Luật pháp của nhiều nước đạo hồi như Iran, Pakistan, Afghanistan công nhận ném đá là hình thức tử hình hợp pháp.

    Tiêm thuốc độc là hình thức tử hình nhân đạo nhất và chủ yếu tại nước Mỹ. Tử tù sẽ được tiêm một liều thuốc độc tổng hợp, thường gồm 3 loại: gây mê, tê liệt cơ bắp và dây thần kinh, làm tim ngừng đập. Đầu tiên được áp dụng tại Mỹ, tiêm thuốc độc dần trở thành phương pháp thi hành án tử ở Trung Quốc, Thái Lan, Guatemala và Việt Nam.

    Bên cạnh đó, ghế điện cũng là một hình phạt tử hình ở Mỹ. Người bị kết án được buộc vào chiếc ghế gỗ đặc biệt. Dòng điện xoay chiều đi qua cơ thể phạm nhân gây tổn thương, tử vong các cơ quan nội tạng, trong đó có não. Tù nhân phải chịu 2 cú sốc lớn. Cú sốc đầu tiên gây bất tỉnh, chết não. Cú thứ 2 tác động mạnh đến các cơ quan nội tạng. Ngày nay, một số tiểu bang ở Mỹ vẫn áp dụng hình thức này theo yêu cầu của phạm nhân.

    Phòng hơi ngạt là thiết bị tử hình, bao gồm buồng kín trong đó khí độc hoặc khí ngạt được bơm vào. Các khí độc thường được sử dụng nhất là hydrogen cyanide; carbon dioxide và carbon monoxide. Phòng hơi ngạt được sử dụng như một phương pháp tử hình cho các tù nhân bị kết án ở Hoa Kỳ bắt đầu vào những năm 1920.

    Cập nhật bởi louispham93 ngày 18/08/2018 10:41:14 CH
     
    4853 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #501179   31/08/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 84 lần


    Mình xin bổ sung thêm 2 hình phạt tử hình khác hiện nay một số quốc gia vẫn áp dụng

    1. Nhấn chìm trong dung dịch axit nitric

    Vào tháng 5 năm 2016 tại Mosul, Iraq, một nhóm khủng bố đã thực hiện phương pháp tử hình đối với 25 người bị cho là gián điệp, được xem là tàn bạo một cách sáng tạo: 25 người bị bắt đều bị giết bằng cách được đặt trong một thùng axit nitric.

    Axít nitric là chất lỏng không màu ăn mòn cho cơ thể con người. Trong quá trình thực hiện này, tất cả 25 tù nhân bị trói lại với nhau và từ từ được đặt trong một lưu vực lớn của axit gây chết người. Những người bị hành quyết không hoàn toàn bị ngập nước, mà chỉ nhúng đủ trong chất lỏng để từ từ các cơ quan của họ tan rã ra và gây ra cái chết đau đớn không thể chịu nổi.

    2. Bị ném đá cho đến chết

    Ném đá đến chết là một người bị bắt trói lại hoặc chôn xuống đất, sau đó một nhóm tổ chức ném đá vào họ cho đến khi chết. Theo luật Hồi giáo Sharia, việc ném đá là một phương pháp thực thi có thể chấp nhận được và nó được sử dụng ở nhiều quốc gia Hồi giáo. Ở Iran, ném đá bị xử phạt vì ngoại tình và các tội ác khác. Điều 104 của Luật Hodoud quy định rằng những viên đá không nên quá to đến mức một người chết sau khi bị ném trúng hai lần, cũng không quá nhỏ như sỏi, nhưng phải gây thương tích nghiêm trọng.

    “Hình phạt cho tội tà dâm theo Điều 83 của bộ luật hình sự, được gọi là Luật Hodoud đang được lưu hành cho những người phạm tội chưa kết hôn. Người phạm tội kết hôn có thể bị trừng phạt bằng cách ném đá bất kể giới tính của họ, nhưng phương pháp hành hình thì khác nhau giữa nam và nữ: nếu họ là đàn ông thì bị chôn xuống đất tới phần thắt lưng, còn phụ nữ thì bị chôn đến cổ (điều 102). Hình phạt này hiện này vẫn còn ở các nước Afghanistan, Nigeria, Iran, Pakistan, Sudan, Saudi Arabia và United Arab Emirates.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #503260   26/09/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Trong các hình thức thi hành án phạt tử hình nêu trên thì mình thấy chặt đầu là hình phạt man rợ nhất còn ném đá có lẽ là hình phạt đau đớn nhất. Với bản thân mình, dù biết tiêm thuốc độc sẽ bảo đảm được tính nhân văn tuy nhiên nó lại rất tốn kém, chính vì thế mình nghĩ các nước nên áp dụng hình thức tử hình là xử bắn, vừa ít tốn kém, vừa hiệu quả, ít gây đau đớn nữa

     
    Báo quản trị |  
  • #503461   28/09/2018

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Người ủng hộ án tử hình thì cho rằng áp dụng hình thức này tác động mạnh hơn và có tính răn đe nhiều hơn nhằm hạn chế phạm tội.

    Còn người phản đối thì cho rằng quá trình tố tụng và xét xử có thể dẫn đến bản án oan sai và một khi hình phạt được chấp hành thì không thể cứu vãn. Việc bãi bỏ án tử hình cũng là một trong những tiêu chuẩn để được gia nhập một số tổ chức quốc tế.

    Mình theo hướng ủng hộ, tuy nhiên, những hình thức ném đá, hay ghế điện thì quá dã man, gây đau đớn kéo dài cho người tử tù, theo mình, nên bãi bỏ những hình thức này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #503500   28/09/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Những hình thức tử hình được coi là hợp pháp chỉ có những hình phạt như thớt kể phía trên, tuy nhiên thì có một số hình phạt khá man rợ và gây tranh cãi về nhân quyền trong xã hội, và bị lên án . Tuy nhiên thời ngày xưa khi khoa học công nghệ chưa phát triển thì việc áp dụng những hình phạt như treo cổ, chặt đầu, ngũ mã phanh thây lại thấy rất nhiều, vì thế trong từng giai đoạn cụ thể và hoàn cảnh khác nhau để áp dụng các hình phat khác nhau. Việt Nam đã đang dần thay đổi từ tử hình bằng cách bắn sang tử hình bằng tiêm thuốc độc cho thấy sự nhân văn trong quyền con người.

     
    Báo quản trị |  
  • #503695   30/09/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 177 lần


    Án tử hình là hình phạt cao nhất ở một số nước dành cho những đối tượng không còn khả năng cải tạo do phạm tội ác nghiêm trọng. Và để tương xứng với hành vi đã gây ra cũng như để răn đe xã hội, hình phạt tử hình là thích đáng. Nên việc án tử có man rợ hay không, không quan trọng nếu như nó đủ sức răn đe và bảo đảm công bằng cho nạn nhân.

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |