Cục Biển và Hải đảo Việt Nam có chức năng và cơ cấu tổ chức như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #609791 21/03/2024

    Cục Biển và Hải đảo Việt Nam có chức năng và cơ cấu tổ chức như thế nào?

    Để người dân hiểu rõ hơn về Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, một câu hỏi đặt ra là Cục Biển và Hải đảo Việt Nam có chức năng và cơ cấu tổ chức như thế nào? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    Cục Biển và Hải đảo Việt Nam có chức năng như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 2988/QĐ-BTNMT năm 2022 có quy định về vị trí và chức năng như sau:

    - Cục Biển và Hải đảo Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo quy định của pháp luật.

    - Cục Biển và Hải đảo Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

    cuc-bien-va-hai-dao-viet-nam

    Cục Biển và Hải đảo Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong hợp tác quốc tế?

    Căn cứ tại khoản 13 Điều 2 Quyết định 2988/QĐ-BTNMT năm 2022 đối vớ ihợp tác quốc tế thì Cục Biển và Hải đảo Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

    - Chủ trì xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế về biển, hải đảo và đại dương theo phân công của Bộ trưởng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

    - Đề xuất tham gia các điều ước, thỏa thuận quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, đại dương; chủ trì hoặc tham gia đàm phán và tổ chức thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế theo phân công của Bộ trưởng;

    - Tổ chức thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá, dự báo về các diễn biến, động thái trong nước và quốc tế có liên quan đến việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về biển và hải đảo; đề xuất các vấn đề có tính dự báo, chiến lược nhằm chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế về điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học và quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo gắn với yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển;

    - Thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối tổng hợp các hoạt động hợp tác quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; tham gia các tổ chức, diễn đàn quốc tế về biển và đại dương theo phân công của Bộ trưởng.

    Cục Biển và Hải đảo Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 4 Quyết định 2988/QĐ-BTNMT năm 2022 có quy định về cơ cấu tổ chức như sau:

    - Văn phòng.

    - Phòng Chính sách và Pháp chế.

    - Phòng Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế.

    - Phòng Kế hoạch - Tài chính.

    - Phòng Quản lý điều tra cơ bản biển và hải đảo.

    - Phòng Quản lý khai thác biển và hải đảo.

    - Phòng Kiểm soát tài nguyên và Bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

    - Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên - môi trường biển khu vực phía Bắc.

    - Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên - môi trường biển khu vực phía Nam.

    - Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo quốc gia.

    Văn phòng và các tổ chức quy định tại khoản 8, 9, 10 là đơn vị dự toán cấp III, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

    Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 7; trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức quy định tại khoản 8, 9, 10 Điều này.

    Như vậy, theo quy định trên thì Cục Biển và Hải đảo Việt Nam có cơ cấu tổ chức như sau: 01 Văn phòng; 06 phòng và 03 trung tâm.

    Lãnh đạo Cục Biển và Hải đảo Việt Nam tối đa bao nhiêu người?

    Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 2988/QĐ-BTNMT năm 2022 có quy định về lãnh đạo Cục như sau:

    - Cục Biển và Hải đảo Việt Nam có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.

    - Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về mọi hoạt động của Cục; ban hành quy chế làm việc và điều hành hoạt động của Cục; ký các văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các văn bản khác theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.

    - Phó Cục trưởng giúp việc Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

    Như vậy, theo quy định trên thì lãnh đạo Cục Biển và Hải đảo Việt Nam tối đa gồm có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.

     
    30 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận