Kiểm toán nhà nước là một ngành có ít nhiều liên quan đến Luật. Vì vậy, nhiều bạn sinh viên Luật thắc mắc rằng sau khi ra trường thì có thể làm Kiểm toán viên nhà nước không? Bài viết sau đây sẽ giúp trả lời thắc mắc đó.
1. Kiểm toán viên nhà nước là ai?
Theo khoản 8 Điều 3 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định:
Kiểm toán viên nhà nước là công chức nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước bổ nhiệm vào các ngạch kiểm toán viên nhà nước để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
Tại Điều 20 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 có quy định ngạch Kiểm toán viên nhà nước là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm toán viên nhà nước.
Trong đó, bao gồm các ngạch:
- Kiểm toán viên;
- Kiểm toán viên chính;
- Kiểm toán viên cao cấp.
Cử nhân luật có thể làm Kiểm toán viên nhà nước được không? (Hình từ internet)
2. Cử nhân luật có thể làm Kiểm toán viên nhà nước không?
Hiện hành, tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước quy định tại Điều 21 Luật Kiểm toán nhà nước 2015, bao gồm:
- Bảo đảm các tiêu chuẩn của công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;
- Đã có thời gian làm việc liên tục từ 05 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán nhà nước từ 03 năm trở lên, không kể thời gian tập sự;
- Có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
Như vậy, cử nhân luật có thể làm Kiểm toán viên nhà nước. Tuy nhiên đó chỉ mới là một điều kiện, ngoài ra để trở thành Kiểm toán viên nhà nước còn phải đáp ứng các điều kiện trên.
Căn cứ pháp lý
- Luật Kiểm toán nhà nước 2015
Nguồn: Nhân Lực Ngành Luật
www.NhanLucNganhLuat.vn
Công ty TNHH Nhân Lực Ngành Luật sử dụng công nghệ cao, kiến tạo nên cơ sở dữ liệu Nhân Lực Ngành Luật lớn nhất Việt Nam, và kết nối người lao động và nhà tuyển dụng trong Ngành Luật.
Nhà tuyển dụng có thể là:
1/ Các Công ty Luật, Văn phòng Luật;
2/ Các DN/Cơ quan cần nhân sự pháp lý/pháp chế,
3/ Các DN/Cơ quan cần Thư ký/Trợ lý có kiến thức pháp luật;
4/ Các DN/Cơ quan cần nhân viên hành chính nhân sự có kiến thức pháp luật;
5/ Các DN/Cơ quan Ngành Luật cần nhân sự các vị trí khác như CSKH, Kinh doanh, Bán hàng, Kế toán, Hành chính, Thư ký, Trợ lý,...;
Người lao động có thể là:
1/ Các Luật sư, luật gia;
2/ Các chuyên viên pháp chế;
3/ Các Cử nhân luật;
4/ Các nhân sự CSKH, Kinh doanh, Bán hàng, Kế toán, Hành chính, Thư ký, Trợ lý,... muốn làm trong DN/Cơ quan Ngành Luật.
Nhân Lực Ngành Luật hiện có 20 nhân sự trẻ, năng động và cầu tiến, cùng toàn tâm khởi nghiệp kiến tạo ra sản phẩm phục vụ cho Ngành Luật nước nhà.